Trung Quốc bổ nhiệm tân trưởng Văn phòng liên lạc ở Hong Kong
Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây Lạc Huệ Ninh được bổ nhiệm vào vị trí trưởng Văn phòng Liên lạc Bắc Kinh thay thế người tiền nhiệm Vương Chí Dân.
Ông Lạc sinh năm 1954 giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây từ tháng 6/2016 tới tháng 11/2019. Tuần trước, ông Lạc được chỉ định vào vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Kinh tế của Quốc hội Trung Quốc.
Việc bổ Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây làm trưởng Văn phòng Liên lạc Bắc Kinh tại Hong Kong được xem là động thái “thay máu” vị trí quan trọng đầu tiên trong bộ máy lãnh đạo đặc khu kể từ sau khi biểu tình khởi phát cách đây 7 tháng.
Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây Lạc Huệ Ninh. (Ảnh: SCMP)
Người tiền nhiệm của ông Lạc, Vương Chí Dân đảm nhận cương vị trưởng Văn phòng liên lạc ở Hong Kong từ năm 2017. Tuy nhiên, tới tháng 11/2019, nhiều phương tiện truyền thông loan tin Bắc Kinh đang tính tới chuyện thay thế ông này.
Biểu tình ở Hong Kong khởi phát từ tháng 6/2019 nhằm phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm đến Trung Quốc đại lục xét.
Video đang HOT
Mặc dù Trưởng đặc khu Carrie Lam tuyên bố rút dữ luật, người biểu tình khẳng định họ sẽ chỉ ngừng biểu tình khi các yêu cầu như bà Lam từ chức, tổ chức cuộc điều tra về các hành động bạo lực của cảnh sát được đáp ứng.
Tuy nhiên, chính quyền đặc khu kiên quyết bác bỏ các yêu cầu này.
Trong ngày đầu tiên của năm mới, hàng chục nghìn người biểu tình tuần hành trên các con phố Hong Kong, yêu cầu chính quyền thành phố nhượng bộ.
“Trừ khi được đáp ứng các yêu cầu và cảnh sát chịu trách nhiệm cho các hành động bạo lực của họ, chúng tôi không thể có một năm mới thực sự hạnh phúc”, một người biểu tình kêu gọi.
SONG HY (Nguồn: SCMP)
Theo vtc.vn
Trung Quốc "lập trung tâm xử lý khủng hoảng Hong Kong"
Bắc Kinh lập một trung tâm nhằm kiểm soát khủng hoảng Hong Kong và xem xét thay thế người phụ trách vấn đề này, theo nguồn tin thân cận với Bắc Kinh.
Reuters dẫn nguồn tin thân cận với Bắc Kinh cho biết lãnh đạo Trung Quốc trong những tháng gần đây đã theo sát và xử lý khủng hoảng Hong Kong từ một biệt thự ở ngoại ô Thâm Quyến, được xem như một trung tâm kiểm soát khủng hoảng Hong Kong.
Suốt hai thập kỷ qua, Bắc Kinh giữ liên lạc với trung tâm tài chính châu Á thông qua Văn phòng Liên lạc của chính phủ trung ương Trung Quốc tại Hong Kong (Văn phòng Liên lạc). Trụ sở văn phòng này nằm trong một tòa nhà chọc trời ở Hong Kong với dày đặc camera giám sát, bao quanh bởi hàng rào thép và một quả cầu thủy tinh được đặt trên nóc tòa nhà.
Trung tâm xử lý khủng hoảng được đặt tại biệt thự Bauhinia ở vùng ngoại ô hẻo lánh của Thẩm Quyến, nơi giáp ranh giữa Hong Kong với đại lục. Biệt thự thuộc sở hữu của Văn phòng Liên lạc này từng là trung tâm xử lý khủng hoảng Hong Kong năm 2014, khi diễn ra các cuộc biểu tình được gọi là "phong trào ô dù".
Theo 6 người được tiếp cận vấn đề, các quan chức hàng đầu của đại lục và lãnh đạo Hong Kong thường xuyên hội họp ở đây, nhằm đưa ra các biện pháp đối phó với biểu tình Hong Kong. Lãnh đạo Hong Kong được triệu tập tới Bauhinia gồm trưởng đặc khu Carrie Lam, quan chức cảnh sát Hong Kong, lãnh đạo doanh nghiệp hoặc các chính trị gia ủng hộ chính quyền.
Hai quan chức Bắc Kinh thường có mặt ở biệt thự này gồm Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính và Trưởng Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau Trương Hiểu Minh. Các biên bản cuộc họp diễn ra ở Bauhinia Villa sau đó được gửi cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Một doanh nhân Thâm Quyến có quan hệ mật thiết với quan chức Trung Quốc mô tả biệt thự Bauhinia giống như một "trung tâm chỉ huy", nơi các nhà chức trách sử dụng làm căn cứ để điều phối, giám sát tình hình Hong Kong hiện nay.
Giám đốc Văn phòng Liên lạc Vương Chí Dân trong một sự kiện hồi tháng 2. Ảnh: SCMP.
Hai người được tiếp cận với nguồn tin còn cho hay, Bắc Kinh đang xem xét khả năng thay thế Giám đốc Văn phòng Liên lạc Vương Chí Dân. Đây được xem như dấu hiệu cho thấy sự không hài lòng của chính quyền đại lục về cách xử lý cuộc khủng hoảng Hong Kong của cơ quan này. Vương được xem là quan chức cấp cao nhất của đại lục tại Hong Kong.
"Văn phòng chỉ liên lạc với những người giàu có và thượng lưu ở Hong Kong và tự cô lập với người dân", một quan chức Trung Quốc cho hay. "Điều này cần phải được thay đổi".
Văn phòng Liên lạc cũng phải đối mặt với áp lực gia tăng khi phe dân chủ Hong Kong giành chiến thắng tại 17/18 hội đồng quận ở Hong Kong trong cuộc bầu cử hôm 24/11.
Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau, Văn phòng Liên và Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam từ chối bình luận về thông tin trên.
Hong Kong chứng kiến các cuộc biểu tình bùng phát từ tháng 6, ban đầu để phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm đến các khu vực tài phán mà đặc khu chưa ký hiệp ước dẫn độ, bao gồm cả Trung Quốc đại lục. Sau khi chính quyền Hong Kong tuyên bố rút dự luật, người biểu tình vẫn xuống đường đưa ra các yêu cầu khác, trong đó có điều tra hành động sử dụng vũ lực của cảnh sát, tổ chức bầu cử dân chủ và trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức.
Theo VNE
Hàng chục nghìn người Hong Kong đổ xuống đường biểu tình ngày đầu năm mới Hàng chục nghìn người biểu tình tuần hành trên các con phố Hong Kong trong ngày đầu tiên của năm mới, yêu cầu chính quyền thành phố nhượng bộ. Đám đông, với nhiều trong số đó mặc đồ đen hoặc đeo mặt nạ, tập trung tại bãi cỏ ở Công viên Victoria mang theo các khẩu hiệu "tự do không bao giờ là...