Trung Quốc bị nghi ‘khoe hàng’máy bay J-16
Trên mạng vừa xuất hiện nhiều hình ảnh của chiến đấu cơ J-16 mà chuyên gia nước này khoe rằng sẽ đóng vai trò tác chiến chính ở biển Đông.
Hình ảnh J-16 đang bay xuất hiện trên internet – Ảnh: Hoàn Cầu thời báo
Trong tuần qua, trên các trang mạng và diễn đàn về quân sự của Trung Quốc xuất hiện hàng loạt hình ảnh được cho là chiến đấu cơ J-16. Đây là lần đầu tiên dư luận bên ngoài thấy được J-16 trong trạng thái đang bay, theo hãng tin CNA của Đài Loan. Giới chức Trung Quốc chưa có phản ứng hay xác nhận gì về các hình ảnh trên. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng với mức độ bảo mật quân sự cực cao của Trung Quốc, khó xảy ra chuyện “rò rỉ do sơ suất” mà đây có thể là một động thái “ khoe hàng” trong dịp đầu năm với hàm ý là J-16 có thể sẽ được triển khai trong năm nay.
J-16 do Tập đoàn máy bay Thẩm Dương (SAC) sản xuất, được xem là một trong những chiến đấu cơ tiên tiến nhất hiện nay của Trung Quốc, theo Globalsecurity.org. Là phiên bản tàng hình của chiến đấu cơ đa nhiệm J-11B, J-16 có thể mang theo từ 8 – 12 tấn bom cùng nhiều tên lửa, trong đó có tên lửa chống tàu YJ-62 và YJ-83, sở hữu hệ thống điện tử định vị tốt hơn máy bay J-15. Một lãnh đạo SAC gần đây khoe với truyền thông Trung Quốc rằng J-16 sẽ sớm trở thành tiêm kích chủ lực cho hải quân nước này và có thể là đối thủ của máy bay Su-35 (Nga). Tuy nhiên, các chuyên gia nước ngoài đánh giá đây là một sự “tự sướng” quá đà vì Su-35 thuộc thế hệ 4 trong khi J-16 bị cho là chỉ vào tầm thế hệ 3 .
Video đang HOT
Do Trung Quốc hầu như luôn giữ kín thông tin về các chương trình quân sự nên có nhiều tranh cãi về tiến độ J-16. CNA dẫn lời các nhà phân tích trong và ngoài nước khẳng định chiến đấu cơ này đang trong giai đoạn thử nghiệm tại một căn cứ huấn luyện ở tỉnh Hà Bắc. Ngược lại, chuyên trang Strategy Page của Mỹ phân tích một số hình ảnh trên mạng và kết luận hải quân Trung Quốc đã nhận 24 chiếc J-16.
Mới đây, đại tá Đỗ Văn Long thuộc Học viện Khoa học quân sự PLA khẳng định với Nhân Dân nhật báo rằng J-16 cùng các chiến đấu cơ khác có thể đóng vai trò cốt lõi trong việc thiết lập Bộ chỉ huy trên không và trên biển ở biển Đông.
Bên cạnh đó, theo Strategy Page, J-16 là bằng chứng mới nhất cho thấy Trung Quốc chuyên sao chép công nghệ vũ khí của Nga, cụ thể trong trường hợp này là “luộc” chiếc Su-30MK2. Một số nguồn tin tiết lộ, sau khi mua gần 100 chiếc Su-30MK2, Trung Quốc khá hài lòng với khả năng chiến đấu trên biển của chiến đấu cơ này nên giới lãnh đạo hải quân yêu cầu SAC sao chép và sản xuất J-16 sao cho phù hợp với tên lửa chống tàu nội địa. Trước đó, Trung Quốc bị cho là nhái các đặc tính của Su-33 và Su-27 để cho ra chiến đấu cơ J-15. Sau khi có thông tin Trung Quốc dự tính triển khai J-15 cho tàu sân bay Liêu Ninh, kênh thông tin của Bộ Quốc phòng Nga đã chiếu một đoạn phóng sự khẳng định J-15 chính là bản sao của Su-33. Đây là lý do Nga từng từ chối bán cho Trung Quốc 2 chiếc Su-33 để “thử hàng” dù Bắc Kinh hứa hẹn đặt mua gần 50 chiếc.
Hàng Trung Quốc trong máy bay F-35 Reuters dẫn các tài liệu mật tiết lộ trong giai đoạn 2012 – 2013, Bộ Quốc phòng Mỹ không ít lần “phá” luật cấm sử dụng linh kiện Trung Quốc để bảo đảm chương trình sản xuất chiến đấu cơ F-35 diễn ra đúng tiến độ. Theo các nguồn tin cấp cao, người đứng đầu chương trình vũ khí của Lầu Năm Góc là Frank Kendall đã cho phép 2 công ty Northrop Grumman và Honeywell International mua nam châm Trung Quốc với giá chỉ 2 USD/đơn vị để sử dụng cho hệ thống radar và những bộ phận khác của F-35. Thông tin này đã khiến nhiều nghị sĩ Mỹ phản ứng mạnh với lập luận rằng tình trạng trên dẫn đến nhiều nguy cơ về an ninh, chiến lược và kinh tế. Đáp lại, trong một bản điều trần gửi quốc hội Mỹ, ông Kendall tuyên bố cần phải “phá rào” để duy trì tiến độ, kịp đưa F-35 vào chiến đấu từ giữa năm 2015 như kế hoạch đồng thời tiết kiệm hàng triệu USD chi phí, theo Reuters.
Theo TNO
Bão tuyết phủ trắng nước Mỹ
Ít nhất 16 người chết và gần 6.000 chuyến bay bị hủy trong đợt bão tuyết cùng giá rét gây ra cảnh hỗn độn ở Mỹ ngay từ đầu năm 2014.
Tuyết bao phủ các con đường ở Mỹ ngày 3.1 - Ảnh: Reuters
Trong số những người chết vì bão tuyết có một bà cụ 71 tuổi mắc chứng mất trí chết cóng sau khi đi bộ ra ngoài mà không mặc quần áo chống rét và một người đàn ông thiệt mạng khi dùng xe rải muối chống đóng băng trên đường.
Thời tiết khắc nghiệt còn buộc nhiều trường học và văn phòng chính quyền, cửa hàng kinh doanh phải đóng cửa. Ngoài ra, có gần 6.000 chuyến bay bị hủy trong ngày 2 và 3.1, theo webite FlightAware.com. Đến cuối ngày 3.1 (giờ địa phương), một số hãng hàng không đã khôi phục các chuyến bay và vài con đường lớn cũng đã được mở lại. Tuy nhiên, giới chức vẫn khuyến cáo người dân nên ở trong nhà, chỉ ra ngoài khi có việc khẩn cấp.
Vùng đông bắc nước Mỹ là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt bão tuyết và giá rét lần này. Cụ thể, tuyết rơi dày đặc ở nhiều nơi, tại hạt Essex thuộc bang Massachusetts tuyết phủ dày tới 61 cm, khiến xe cộ không thể lưu thông. Thống đốc các bang New York và New Jersey đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Dù nhiều con đường đã được dọn tuyết, giới chức Mỹ cảnh báo người dân có thể sẽ tiếp tục hứng đợt lạnh bất thường ở vùng trung tây và đông bắc nước này.
Hãng Reuters dẫn thông báo từ Cơ quan Dự báo thời tiết quốc gia Mỹ cho hay nhiệt độ được ghi nhận vào ngày 3.1 (giờ địa phương) ở thị trấn Embarrass (bang Minnesota), TP.Boston và New York lần lượt là -380C, -200C và -160C. Thống đốc bang Minnesota Mark Dayton đã ra lệnh tất cả trường học trong bang đóng cửa vào ngày 6.1 vì có dự báo nhiệt độ sẽ còn xuống thấp hơn nữa. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo bang Minnesota ra lệnh đóng cửa trường học do thời tiết lạnh trong 17 năm qua, theo AP.
Giới chức phụ trách các vấn đề khẩn cấp cảnh báo bất kỳ ai ra ngoài trong điều kiện thời tiết lạnh như trên có thể bị tê cóng chỉ trong vài phút. Theo ước tính của CNN, có gần 140 triệu người ở Mỹ ở trong điều kiện nhiệt độ dưới -170C từ ngày 3 - 8.1. Nhiều thành phố lớn đã chuẩn bị các giải pháp đặc biệt để chăm sóc những người có nguy cơ không vượt qua được đợt giá rét này.
Giá rét cũng xảy ra ở nước láng giềng Canada. The báo mạng CBC News, trong ngày 2.1, nhiệt độ ở một số khu vực thuộc vùng Quebec, giáp với Mỹ, dao động từ -280C đến -520C. Tại thị trấn Temiscaming, nhiệt độ đo được là -34,20C, phá vỡ kỷ lục được ghi nhận vào năm 1922 là -30,60C. Theo dự báo, nhiệt độ ở Quebec sẽ tăng trở lại từ ngày 4.1 (giờ địa phương).
Theo TNO
Trung Quốc "khoe" ảnh máy bay chiến đấu đọ với Su-35 của Nga Ảnh chiếc máy bay chiến đấu J-16, được coi là đối thủ của Su-35, đã được tải lên mạng và đây là máy bay mới nhất trong hàng loạt sản phẩm đang được phát triển trong quân đội Trung Quốc bị rò rỉ kể từ tháng 11 năm ngoái. Ảnh J-16 của Trung Quốc. Bức ảnh chụp J-16, một máy bay chiến đấu...