Myanmar cần tránh áp lực về biển Đông
Đó là lời kêu gọi do Phó tổng giám đốc U Aung Htoo của Ban Phụ trách các vấn đề ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Myanmar đưa ra trước khi nước này bắt đầu nhậm chức Chủ tịch ASEAN từ ngày 15.1.2014.
Ảnh minh họa
Báo Myanmar Times ngày 30.12 dẫn lời ông U Aung Htoo nhấn mạnh Myanmar không nên bị gây áp lực từ bên ngoài và ngả về bất kỳ bên nào trong vấn đề biển Đông.
Ông khẳng định nước này sẽ nỗ lực tránh lặp lại trường hợp ASEAN không thể đưa ra tuyên bố chung sau hội nghị hồi tháng 7.2012.
Video đang HOT
Ông U Aung Htoo tuyên bố: “Chúng tôi có thể ra tuyên bố chung khu vực mà không bị ảnh hưởng bởi áp lực bên ngoài” và cho biết trên cương vị mới, Myanmar sẽ góp phần thúc đẩy giải pháp ngoại giao cho vấn đề tranh chấp ở biển Đông và sẽ tiếp tục ủng hộ tiến tới Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Theo TNO
Hàn Quốc tăng cường sức mạnh tác chiến không - biển
Tình hình Đông Bắc Á ngày càng căng thẳng buộc Hàn Quốc phải không ngừng nâng cao năng lực chiến đấu trên biển lẫn trên không.
Tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis tuần tra gần bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu - Ảnh: SCMP
Theo Yonhap, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) vừa thông qua kế hoạch đóng thêm 3 tàu khu trục 7.600 tấn được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis từ năm 2023 - 2027, với ngân sách ước tính 3,8 tỉ USD.
"Tường thành" trên biển
"Kế hoạch này nhằm nâng cao khả năng quân sự của Hàn Quốc chống lại mối đe dọa từ tên lửa cũng như tàu ngầm của đối phương và ứng phó nguy cơ tiềm ẩn xung quanh bán đảo Triều Tiên", Yonhap dẫn lời phát ngôn viên JCS Eom Hyo-sik nhấn mạnh.
Hải quân Hàn Quốc hiện sở hữu 3 khu trục hạm Aegis. Loại tàu này dài 166 m, được trang bị hệ thống radar tiên tiến, cùng tên lửa, ngư lôi, có thể chở khoảng 300 thành viên thủy thủ đoàn. Một khi 3 tàu mới được đưa vào sử dụng, Hàn Quốc có thể lập 3 hạm đội cơ động tuần tra thường xuyên để xây dựng một "tường thành phòng thủ" xung quanh bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu lẫn nhóm đảo Dokdo/Takeshima đang tranh chấp với Nhật. Trong đó, một đội sẽ gồm 2 tàu Aegis, một số khu trục hạm 4.200 tấn, 2 tàu ngầm, 1 tàu chuyên vận chuyển và 1 tàu tiếp liệu. Ngoài ra, Seoul sẽ sớm triển khai 6 tàu ngầm Type 214 với độ choán nước 1.800 tấn và 9 tàu ngầm tấn công hạng nặng 3.000 tấn KSS-III. Hai loại tàu này sẽ được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng có thể bắn tên lửa hành trình tầm xa 1.500 km.
Chưa hết, sau khi Nhật cho hạ thủy tàu khu trục chở trực thăng Izumo được đánh giá là vượt trội hơn nhiều tàu sân bay "thứ thiệt" còn Trung Quốc lập kế hoạch xây dựng 3 đội tác chiến tàu sân bay vào năm 2020, Hàn Quốc cũng muốn 2 tàu sân bay hạng nhẹ 30.000 tấn có thể mang 30 chiến đấu cơ trong giai đoạn 2028 - 2036, theo tuần báo Defense News. Trước mắt, nước này sẽ trang bị cho tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Dokdo một hệ thống hỗ trợ chiến đấu cơ cất/hạ cánh trên đường băng ngắn hay cất cánh theo phương thẳng đứng.
Hệ thống tên lửa phòng không mới của Hàn Quốc - Ảnh: Wowkorea.jp
Lưới lửa phòng không
Trong tình hình 3 nước Đông Bắc Á đang "hằm hè" nhau vì vùng nhận diện phòng không thì nhu cầu đẩy mạnh năng lực tác chiến trên bầu trời cũng được giới quân sự Seoul xem trọng không kém gì trên biển.
Hôm 27.12, Hàn Quốc tuyên bố phát triển thành công hệ thống tên lửa phòng không đa nhiệm có thể tấn công các mục tiêu bay ở tầm thấp, theo Yonhap. Đây là sự kết hợp giữa vũ khí chống máy bay tự hành K-30 tầm bắn 3 km với tên lửa đất đối không Shingung tầm bắn hơn 7 km. Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho hay hệ thống tên lửa mới có thể bắn 2 loại tên lửa cùng lúc để tiêu diệt chiến đấu cơ đối phương. DAPA dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất hệ thống tên lửa mới vào năm 2014 và chính thức triển khai từ 2015.
Cũng theo DAPA, công ty quốc phòng BAE Systems (Anh) sẽ sớm khởi động chương trình nâng cấp khả năng tác chiến điện tử trị giá 1,2 tỉ USD cho 134 chiến đấu cơ F-16 cho Hàn Quốc. Nước này cũng đã quyết định mua 40 máy bay tàng hình F-35 và dự kiến nhận chiếc đầu tiên vào năm 2018 thay vì mua 60 chiếc F-16 như ý định ban đầu. Reuters dẫn lời giới quan sát nhận định Hàn Quốc đổi ý vì Nhật cũng mua 40 chiếc F-35 trong khi Trung Quốc đang ra sức phát triển chiến đấu cơ tàng hình nội địa J-20 và J-31.
Theo TNO
Căng thẳng leo thang vì đền Yasukuni Báo giới Trung Quốc đòi trả đũa mạnh tay, trong khi biểu tình nổ ra ở Hàn Quốc, sau chuyến thăm ngôi đền gây tranh cãi của Thủ tướng Nhật. Thủ tướng Abe (thứ 2 từ trái) thăm đền Yasukuni ngày 26.12 - Ảnh: Reuters Ngày 27.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lên tiếng chỉ trích việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe...