Trung Quốc bế mạc Hội nghị Trung ương 5 khoá 18
Tối 29/10, Hội nghị Trung ương 5 khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bế mạc sau 4 ngày làm việc và đưa ra nhiều đề xuất quan trọng.
Hội nghị lần này đã thảo luận và đưa ra những kiến nghị, đề xuất về Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc trong 5 năm tới, giai đoạn 2016-2020, hay còn gọi là Quy hoạch 5 năm lần thứ 13, bản Quy hoạch này sẽ được trình lên Quốc hội Trung Quốc xem xét thông qua tại kỳ họp vào tháng 3/2016.
Ảnh minh họa: AP.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc 5 năm lần thứ 13 giai đoạn 2016-2020 sẽ xoay quanh mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện, không còn hộ nghèo vào năm 2020, đây cũng là mục tiêu phấn đấu 100 năm đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong Quy hoạch 5 năm lần thứ 13, Trung Quốc sẽ coi phát triển là nhiệm vụ hàng đầu, nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển là trọng tâm, đảm bảo tốc độ tăng trưởng trung bình cao, mục tiêu đến năm 2020 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gấp đôi so với năm 2010, nền kinh tế sẽ hướng đến trình độ cao.
Quy hoạch cũng phấn đấu, đến năm 2017, nhà nước sẽ không tham gia vào việc điều tiết giá cả các mặt hàng, các loại hình dịch vụ bao gồm giá điện, nước, khí thiên nhiên, xăng dầu và giao thông vận tải. Trong Quy hoạch 5 năm tới, Trung Quốc sẽ chuyển dần việc thanh toán lương hưu sang Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả thay cho hình thức nhà nước chi trả như hiện nay.
Đáng chú ý, bản Quy hoạch cũng đề xuất cho phép thực hiện một cách toàn diện mỗi cặp vợ chồng được phép sinh 2 con để giải quyết vấn đề lão hóa dân số thay cho quy định được ban hành trong năm 2013, chỉ được phép sinh con thứ hai trong trường hợp vợ hoặc chồng là con độc nhất.
Bởi theo tính toán đến năm 2050, nếu cứ duy trì quy định như hiện nay thì Trung Quốc sẽ là quốc gia có tình trạng lão hoá nghiêm trọng nhất trên thế giới khi những người có độ tuổi từ 60 trở lên chiếm tới 35% dân số, tức vào khoảng 490 triệu người.
Ngoài nội dung Quy hoạch 5 năm lần thứ 13, Hội nghị lần này cũng đã xem xét khai trừ Đảng đối với 10 Ủy viên và Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 18 trước đó đã bị điều tra do các hành vi tham nhũng và bầu bổ sung thêm 3 Ủy viên Trung ương mới từ danh sách Ủy viên dự khuyết./.
PV
Theo_VOV
Hy Lạp: Đề xuất trưng cầu dân ý vấp phải nhiều ý kiến trái chiều
Đề xuất tiến hành trưng cầu dân ý được Thủ tướng Hy Lạp đưa ra đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ cả người dân Athens lẫn giới chức châu Âu.
Trong cuộc họp diễn ra ngày 27/6, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã chính thức từ chối đề nghị của Hy Lạp gia hạn thêm 1 tháng sau khi chương trình cứu trợ hiện nay chấm dứt vào ngày 30/6 tới. Như vậy, Athens đang tiến gần hơn tới nguy cơ vỡ nợ khi chỉ còn hai ngày nữa là tới hạn chót phải trả khoản nợ 1,6 tỷ euro cho Quỹ Tiền tệ quốc tế, trong khi đàm phán với các chủ nợ vẫn bế tắc.
Trong hoàn cảnh đó, đề xuất tiến hành trưng cầu dân ý mới được Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đưa ra đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ cả người dân Athens lẫn giới chức châu Âu.
Một phiên họp Quốc hội khẩn cấp đã được tổ chức để các nghị sĩ Hy Lạp quyết định xem liệu có phê chuẩn kế hoạch trưng cầu dân ý của chính phủ hay không. Trong khi chờ quyết định cuối cùng từ các nhà lập pháp, nhiều người dân Athens đã bày tỏ phản ứng trái chiều trước đề xuất này.
Ông Elias Papachadzis Người dân Athens, Hy Lạp cho biết: "Tôi nghĩ trưng cầu dân ý là cần thiết, chúng tôi phải gửi thông điệp tới châu Âu rằng người Hy Lạp sẽ không chịu bị lệ thuộc".
Nhưng cũng có người lo ngại, nếu cuộc trưng cầu dân ý phản đối các biện pháp khắc khổ, điều kiện để đổi lấy cứu trợ của các chủ nợ, có thể dẫn đến việc Hy Lạp phải rời khỏi khu vực sử dụng đồng tiền chung.
Anh Yanis, nhân viên công sở cho rằng: "Tôi không muốn các biện pháp mới này. Tôi không muốn rời khỏi khu vực sử dụng đồng euro vì nếu mọi người đều nói là "không" có nghĩa là chúng tôi sẽ phải rời khỏi Eurozone. Tôi nghĩ đây là một sai lầm".
Lời kêu gọi trưng cầu dân ý được Thủ tướng Tsipras đưa ra sau nhiều vòng đàm phán giữa Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế thất bại. Ông Tsipras cho rằng, đề xuất của các chủ nợ là "không thể chịu đựng được" và kêu gọi người dân hãy đưa ra quyết định cuối cùng. Chủ tịch Eurogroup Dijsselbloem cho rằng, quyết định trưng cầu dân ý của Athens sẽ đóng sập cánh cửa cho các cuộc đàm phán tiếp theo với bộ ba chủ nợ quốc tế.
Theo_VTV
Colombia đề xuất thỏa thuận ngừng bắn song phương với FARC Tuyên bố của Tổng thống Colombia được xem là một bước đột phái lớn trong tiến trình hòa đàm kéo dài ba năm qua giữa các bên. Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos ngày 28/10 đã đề nghị Lực lượng Vũ trang cách mạng Colombia (FARC) cùng chính phủ nước này tuyên bố một thỏa thuận ngừng bắn song phương bắt đầu từ...