Trung Quốc: Bé gái mặt phình to dị thường, mọc đầy lông do thoa kem chứa chất cấm
Sau khi thoa loại kem dành cho trẻ nhỏ, một bé gái ở Trung Quốc xuất hiện dấu hiệu bệnh. Hai má bé phình to dị thường, trán mọc đầy lông, chân tay ú tròn. Loại kem bé thoa được cho là chứa hoóc môn cấm.
Thoa loại kem chứa hoóc môn cấm đã khiến hai má của một bé gái ở Trung Quốc phình to dị thường, trán mọc đầy lông, chân tay ú tròn . ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cha mẹ và bác sĩ điều trị cho bé gái nghi ngờ các triệu chứng bất thường của bé là do dùng sản phẩm kem thoa mặt của một công ty có tên Fujian Ouai Baby Health Care Products, theo Sixth Tone.
Công ty này được thành lập ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Sản phẩm của họ bắt đầu được bán trên thị trường nước này từ năm 2017 với lời quảng cáo là ‘không chứa hoóc môn’.
Video đang HOT
Một nhóm người tiêu dùng cáo buộc 2 sản phẩm của công ty này chứa quá nhiều hoóc môn. Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bé gái dùng kem có chân tay ú tròn, hai má phồng to khác thường, trong khi trán thì mọc đầy lông.
Bố mẹ cô bé đã bôi kem lên da con họ trong hơn 2 tháng. Sau khi thấy bất thường, họ mang kem đi phân tích thì phát hiện sản phẩm chứa clobetasol propionate với hàm lượng đến 30 milligram/kg.
Clobetasol propionat là một loại corticosteroid mạnh, được dùng để điều trị một loạt các bệnh về da như viêm da, chàm và vẩy nến. Corticosteroid lại là một loại hoóc môn. Quy định ở Trung Quốc cấm sử dụng corticosteroid trong các sản phẩm chăm sóc da hay kem sử dụng hằng ngày.
Những triệu chứng của cháu bé được bác sĩ chẩn đoán là mắc hội chứng Cushing. Căn bệnh này có các biểu hiện đặc trưng là béo phì, tăng huyết áp, lông mọc nhiều do tuyến thượng thận hoạt động quá mức hoặc dùng lượng lớn corticosteroid.
Vụ việc đã khiến dư luận Trung Quốc dậy sóng. Các nhà chức trách nước này đã vào cuộc điều tra, đình chỉ hoạt động và buộc công ty thu hồi toàn bộ sản phẩm. Họ cho biết sẽ tiếp tục lấy mẫu các sản phẩm của công ty này để đi phân tích, theo Sixth Tone .
Học võ để chống tảo hôn
Mỗi ngày, các bé gái, phụ nữ trẻ tập trung ngoài sân nhà Maritsa, nằm ở ngoại ô thủ đô Harare, để tập võ và thảo luận về nạn tảo hôn.
Dưới sự hướng dẫn của Natsiraishe Maritsa, 17 tuổi, mọi người hăng hái làm các động tác taekwondo như kéo căng chân, đá, đấm. Sau giờ học, mọi người ngồi thành vòng tròn để chia sẻ về những nguy hiểm của nạn tảo hôn.
Bế con trên tay, những phụ nữ bị ép lấy chồng từ rất sớm bộc bạch về vất vả của mình. Họ kể lại những lần bị bạo hành lời nói, thể chất; ảnh hưởng sức khỏe sau những lần mang thai, thậm chí là bị cưỡng hiếp trong hôn nhân.
Maritsa cho biết, trong lớp học võ, em mượn tiếng nói của những người vợ để khuyên ngăn các cô gái tránh quan hệ tình dục và kết hôn sớm.
Năm 2018, khi thấy bạn bè đồng trang lứa bỏ học để kết hôn, Maritsa nảy ra ý tưởng dạy võ cho các cô gái. Học võ từ năm 5 tuổi, từng giành nhiều huy chương taekwondo, Maritsa đã kêu gọi từ những em bé bốn tuổi đến những phụ nữ đã có con tham gia lớp học. Qua việc học võ và chia sẻ của những người có kinh nghiệm về nạn tảo hôn, Maritsa hy vọng nâng cao sự tự tin và ý thức bảo vệ bản thân cho các cô gái. Đến nay, lớp học đã có thêm sự tham gia của phái mạnh.
Natsiraishe Maritsa bên bộ sưu tập huy chương taekwondo. Ảnh: AP
Tháng 12/2020, Zimbabwe thông báo phong tỏa toàn quốc để hạn chế sự lây nhiễm của Covid-19 nên các lớp học của Maritsa tạm dừng. Sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ, Maritsa cho biết sẽ tiếp tục lớp học để đấu tranh chống nạn tảo hôn.
Maritsa nhận xét để xây dựng nhận thức về tầm nguy hiểm của nạn tảo hôn cho các cô gái rất khó. Tuy nhiên, em được tiếp thêm sức mạnh sau khi chứng kiến nhiều người tham gia lớp học thay đổi suy nghĩ như Pruzmay Mandaza, 21 tuổi, bạn của Maritsa. Sau một thời gian học võ, Mandaza quyết định quay lại trường học tập bất chấp sự phản đối của chồng.
"Từ tuyệt vọng, nhiều bà mẹ trẻ trong lớp của tôi đã lấy lại can đảm, kể câu chuyện của mình để khuyên ngăn các cô gái. Thật khó khăn nhưng chúng tôi phải đấu tranh đẩy lùi vấn nạn này", Maritsa nói.
Luật pháp của Zimbabwe quy định để được kết hôn, cả nam và nữ phải đủ từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nạn tảo hôn vẫn phổ biến ở quốc gia Nam Phi này. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc ước tính 30% trẻ em gái tại quốc gia này kết hôn trước khi đủ 18 tuổi.
Trong bối cảnh Covid-19, nạn tảo hôn và tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng tại Zimbabwe và trên khắp châu Phi. Trong một số gia đình nghèo, việc gả con gái giúp giảm bớt gánh nặng. Sính lễ của nhà trai có thể giúp nhà gái tạm thời thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Mỹ: Mẹ nhốt con 1 tuổi trong xe để chè chén mừng năm mới Một người phụ nữ vô trách nhiệm nhốt con 1 tuổi trong xe để đi uống rượu đêm giao thừa đã phải mừng năm mới sau song sắt nhà tù. Cảnh sát đã bắt giữ người phụ nữ say xỉn sống ở TP Chattanooga, bang Tennessee - Mỹ vào đêm 31-12 (giờ địa phương) sau khi người qua đường tìm thấy con gái...