Trung Quốc bất ngờ hủy khoản đầu tư 500 triệu USD, Nga hứng thiệt hại nặng nề
Tập đoàn lọc hóa dầu Sinopec của Trung Quốc vừa rút khỏi thỏa thuận trị giá 500 triệu USD vào một nhà máy liên doanh tiếp thị khí đốt của Nga do lo ngại bị nhắm mục tiêu bởi các lệnh trừng phạt Mỹ và phương Tây áp đặt lên Moscow.
Nga đang dựa vào Trung Quốc để vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Ảnh IT
Theo Express, Nga hiện đang dựa vào sự hỗ trợ của Trung Quốc để vượt qua các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với nước này sau khi Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine ngày 24/2.
Trung Quốc cho đến nay vẫn được cho là đồng minh quan trọng của Nga trong cuộc chiến chống lại phương Tây. Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào Ukraine, 2 nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Bắc Kinh trước thềm Thế vận hội Mùa đông, nơi họ tái khẳng định các cam kết với nhau. Sau đó, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin ra tuyên bố chung nói “không có giới hạn nào” trong quan hệ giữa Nga và Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc tập đoàn lọc hóa dầu Sinopec được điều hành bởi Bắc Kinh mới đây hủy bỏ khoản đầu tư trị giá 500 triệu USD vào một nhà máy liên doanh tiếp thị khí đốt của Nga ở Trung Quốc tên là Sibur, khiến Moscow thiệt hại đáng kể đang làm dấy lên câu hỏi về việc liệu Moscow có thể dựa vào Bắc Kinh để lách trừng phạt hay không.
Video đang HOT
Theo Express, một trong những giám đốc và nhà đầu tư của Sibur là Gennady Timchenko – đồng minh lâu năm của ông Putin. Vị tỷ phú Nga này cũng nằm trong danh sách trừng phạt của phương Tây vào tháng 2 sau khi Tổng thống Putin tuyên bố triển khai lực lượng Nga tới các nước cộng hòa ly khai Donestk và Luhansk ở miền đông Ukraine.
Quyết định của Sinopec được đưa ra sau khi họ tham dự một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, có sự tham dự của cả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) lẫn Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) .
Tập đoàn lọc hóa dầu Sinopec là một tập đoàn nhà nước của Trung Quốc. Ảnh IT
Một giám đốc điều hành tại Sinopec trả lời phỏng vấn trên Reuters rằng: “Công ty sẽ nghiêm túc tuân theo chính sách đối ngoại của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng Ukraine”.
Kể từ khi nổ ra xung đột Nga- Ukraine, Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt nhắm vào Moscow, khẳng định sẽ duy trì trao đổi kinh tế và thương mại bình thường với Nga, đồng thời từ chối lên án hành động của Moscow ở Ukraine.
NÓNG: Điện Kremlin cảnh báo “gắt” phương Tây: Đừng đẩy chúng tôi vào chân tường!
Tuy nhiên theo giới quan sát, Bắc Kinh vẫn cảnh báo các công ty Trung Quốc cố tránh các lệnh trừng phạt, buộc các công ty này phải thận trọng khi đầu tư vào Nga.
Việc Trung Quốc hủy bỏ khoản đầu tư trị giá nửa tỷ USD được cho là sẽ gia tăng áp lực cho nền kinh tế Nga vốn đang phải gồng mình chống đỡ các lệnh trừng phạt nặng chưa từng có của Mỹ và phương Tây.
Tổng thống Mỹ Biden đã cố gắng thuyết phục Bắc Kinh từ bỏ sự ủng hộ đối với Moscow trong cuộc điện đàm gần đây với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Biden đã cảnh báo Bắc Kinh không giúp Nga né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như không cung cấp hỗ trợ quân sự cho Moscow.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...