Trung Quốc bắt một lãnh đạo cấp cao của Weibo
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh mạng xã hội lớn nhất nước này bị chỉ trích thổi phồng quá mức những nhân vật nổi tiếng nhằm mục đích thu hút người dùng.
Hôm 10/8, Reuters đưa tin chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ Mao Taotao, Giám đốc quan hệ công chúng của Weibo. Đồng thời, phía công ty cũng thông báo sa thải người này.
Theo thông tin nội bộ gửi cho nhân viên, giám đốc quan hệ công chúng của Weibo bị nghi ngờ hối lộ và gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích doanh nghiệp. “Theo quy định của công ty và luật pháp, chúng tôi đã quyết định trừng phạt Mao bằng cách sa thải và sẽ không thuê lại ông ta”.
Một lãnh đạo cấp cao của Weibo vừa bị bắt.
Mao làm việc cho Weibo từ năm 2010, sau đó nhanh chóng thăng tiến qua nhiều cấp bậc tại bộ phận tiếp thị và quan hệ công chúng.
Video đang HOT
Weibo không trả lời câu hỏi của Reuters về việc sa thải Giám đốc Mao Taotao.
Thời gian gần đây, Weibo hứng chịu nhiều chỉ trích sau vụ bê bối liên quan đến ca sĩ nhạc pop người Canada gốc Hoa, Ngô Diệc Phàm. Ngôi sao này bị bắt giữ với cáo buộc gạ gẫm, cưỡng hiếp các cô gái trẻ.
Không lâu sau khi Ngô Diệc Phàm bị bắt, tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đăng bài viết lên án các mạng xã hội đánh bóng tên tuổi những người nổi tiếng nhằm gia tăng lượng truy cập. Điều đó tạo ra hệ lụy nghiêm trọng khi giới trẻ theo đuổi thần tượng một cách mù quáng.
Hôm 6/8, Weibo thông báo tắt tính năng xếp hạng ngôi sao dựa trên số lượng fan, lượt tương tác, mức độ lan tỏa đã được vận hành từ 2014.
Alibaba đang nắm giữ 30% cổ phần tại Weibo. Vụ bắt giữ lãnh đạo cấp cao của mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc xảy ra trong thời điểm Alibaba phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng khác.
Tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ do tỷ phú Jack Ma sáng lập bị chỉ trích vì phản ứng chậm trễ trước cáo buộc một quản lý tấn công tình dục nhân viên. Hôm 9/8, Alibaba tuyên bố sa thải người này và kỷ luật hàng loạt nhân vật cấp cao có liên quan.
Jack Ma là tỷ phú làm từ thiện nhiều nhất Trung Quốc
Theo danh sách mới nhất của Forbes, nhà sáng lập Alibaba là doanh nhân Trung Quốc hào phóng nhất khi quyên góp gần 500 triệu USD năm 2020.
Hình ảnh của Jack Ma thời gian qua phần lớn đã mờ nhạt khỏi công chúng kể từ bài phát biểu gây tranh cãi ở Thượng Hải tháng 10 năm ngoái. Tiếp sau đó là hàng loạt hành động điều tra của chính quyền Trung Quốc nhắm vào công ty fintech Ant Group và tập đoàn Alibaba đều do Ma sáng lập. Kể từ đó, ông chủ yếu tập trung vào sở thích cá nhân và hoạt động từ thiện, đối tác kinh doanh thân thiết của ông, Joseph Tsai cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.
Theo Forbes , trong năm 2020, Ma và Alibaba đã quyên góp 3,2 tỷ nhân dân tệ tiền mặt (493,4 triệu USD). Pony Ma và Tencent, đứng thứ ba với 2,6 tỷ nhân dân tệ trong hoạt động từ thiện. Zhang Yiming của ByteDance đứng thứ năm, quyên góp 1,2 tỷ nhân dân tệ trong năm.
Tuy ít xuất hiện, Ma quyên góp nhiều hơn bất kỳ doanh nhân Trung Quốc nào trong năm 2020.
Các khoản quyên góp xuất phát từ các tỷ phú công nghệ đã trở nên thường xuyên hơn trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng áp lực lên các công ty Big Tech, nhằm đặt mục tiêu phát triển xã hội lên trên lợi nhuận và phục vụ chương trình nghị sự quốc gia.
Gần đây nhất, Quỹ Jack Ma, hôm 21/7 đã cam kết quyên góp 50 triệu nhân dân tệ để hỗ trợ tỉnh Hà Nam và thủ phủ Trịnh Châu, nơi đang phải đối mặt với thiệt hại thảm khốc vì lũ lụt, mưa lớn. Một số công ty Big Tech Trung Quốc khác, bao gồm Alibaba và Ant Group, cũng công bố các khoản quyên góp riêng riêng nhằm cứu trợ vùng bị ảnh hưởng.
Wang Xing, CEO kiêm Chủ tịch công ty giao hàng Meituan, xếp thứ 22 trong danh sách của Forbes. Tháng trước, Wang đã quyên góp 2,3 tỷ USD cổ phần công ty cho quỹ từ thiện của riêng mình, được sử dụng để tài trợ cho giáo dục và nghiên cứu khoa học. Khoản quyên góp được đưa ra vài tháng sau khi chính phủ mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Meituan.
Zhang của ByteDance cũng đã quyên góp 500 triệu nhân dân tệ vào tháng trước để thành lập quỹ giáo dục tại thành phố Longyan, quê hương của ông, ở tỉnh Phúc Kiến phía đông Trung Quốc.
Trong năm 2020, 100 doanh nhân hàng đầu Trung Quốc trong danh sách của Forbes đã quyên góp tổng cộng 24,5 tỷ nhân dân tệ, tăng 37% so với 17,9 tỷ nhân dân tệ năm 2019. Ngành công nghệ là nhóm làm từ thiện nhiều nhất cả nước, quyên góp 7,8 tỷ nhân dân tệ trong năm, chiếm 32,1%.
Để được đưa vào danh sách 2020, các cá nhân cần phải cho đi ít nhất 22 triệu nhân dân tệ, cao hơn gấp đôi so với mức 10 triệu nhân dân tệ năm ngoái. Trong bối cảnh gia tăng từ thiện để hỗ trợ chống lại sự bùng phát của Covid-19, 32,7% số tiền quyên góp của năm ngoái được dành cho ngành y tế. Các tổ chức giáo dục và giảm nghèo chiếm khoảng 22,5% số tiền.
Sự hiện diện ngày càng tăng của các ông lớn công nghệ ở đầu danh sách phản ánh chính xác những thay đổi trong ngành, từ sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào các nền tảng Internet vì đại dịch cho tới cuộc "trấn áp" diện rộng nhắm vào Big Tech của Trung Quốc.
Baidu, Alibaba và Tencent đã thay đổi Internet như thế nào? Nhìn lại lịch sử, cuộc chiến bao vây của BAT (Baidu, Alibaba và Tencent) đã khiến Internet dần dần đi ngược lại với tinh thần ban đầu của nó - từ mở sang đóng, từ đổi mới sang độc quyền. Vào cuối thế kỷ 17, phong trào rào đất cướp ruộng (Enclosure) của tư bản Anh đạt đến cao trào, ảnh hưởng đến...