Trung Quốc bất lực trước vấn đề Hồng Kông
Sau khi Bắc Kinh hạn chế quyền phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông, người dân Hồng Kông không còn đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Họ không hi vọng ĐCS có thể cải thiện được bất cứ điều gì.
Ngày 31/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân (NPCSC – National People’s Congress Standing Committee) tại Trung Quốc đã bỏ phiếu lựa chọn Trưởng Đặc khu Hành chính (Chief Executive) tiếp theo cho Hồng Kông năm 2017. Ủy ban quyết định trao quyền tổ chức phổ thông đầu phiếu cho vùng đất này, tuy nhiên bắt buộc việc lựa chọn ứng viên phải do một ủy ban nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh thực hiện, số lượng ứng cử viên bị giới hạn từ hai đến ba người.
Người dân Hồng Kông đổ xô đến Công viên Victoria để tham gia vào cuộc biểu tình phản đối chế độ Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày 1/7/2014 (Poon/Thời báo Đại Kỷ Nguyên)
Mặc dù dân chúng kịch liệt phản đối quyết định này, cựu lãnh đạo hành chính của Đặc khu Hồng Kông là Đổng Kiến Hoa (Tung Chee-hwa) đã tổ chức một buổi họp báo công khai vào ngày 3/9, ủng độ phương pháp của NPCSC.
Ông Đổng nói rằng cách làm của Bắc Kinh là dân chủ thật sự, bởi họ cho phép mỗi người một phiếu bầu. Ông Đổng nói thêm rằng quyết định của NPCSC không phải là dự thảo cuối cùng, và nền dân chủ của Hồng Kông có thể cải thiện hơn nữa sau năm 2017.
Ông Đổng mong Hồng Kông sẽ dần dần từng bước cải cách dựa trên nền tảng kế hoạch cải cách chính trị hiện thời, cho đến khi cuối cùng đạt được phổ thông đầu phiếu thực sự. Nói cách khác, ông Đổng đang đặt hi vọng vào ĐCS, và mơ tưởng rằng ĐCS sẽ thay đổi.
Nhưng thực tế, ĐCSTQ không hề có ý định và cũng không có khả năng thực hiện bất kể cuộc cải cách thật sự nào. ĐCS đã hoàn toàn đánh mất lòng tin của dân chúng, đồng thời cũng bất lực không thể cứu vãn cũng như cải thiện được tình hình của chính mình.
Là một chế độ độc tài, lẽ tất nhiên ĐCSTQ ngăn cấm quyền phổ thông đầu phiếu đích thực ở Hồng Kông. ĐCS đang cố gắng bổ nhiệm một ứng viên thân Đảng vào vị trí Trưởng Đặc khu Hành chính, và sau đó Đảng có thể thi hành chế độ độc tài tại Hồng Kông.
Video đang HOT
Điều này cũng vén mở những dối trá chính trị ẩn giấu đằng sau lời hứa của ĐCS nhiều năm trước đây, khi họ cam kết rằng Hồng Kông sẽ có quyền tự chủ dưới chính sách “một quốc gia, hai chế độ”.
Biểu tình gia tăng
Sau quyết định của NPCSC, một cuộc họp lớn được tổ chức tại Hồng Kông ngay tối hôm đó để thể hiện sự phản đối. Ban tổ chức tuyên bố rằng sẽ có một loạt những sự kiện bất tuân dân sự xảy ra trong tương lai.
Ông Benny Tai (Tai Yiu-ting – Đới Diệu Đình) là người đồng sáng lập phong trào Chiếm đóng Trung ương yêu cầu thực hiện phổ thông đầu phiếu. Ông Đới khẳng định rằng Hồng Kông đã bước vào kỷ nguyên của bất tuân dân sự.
Người dân Hồng Kông ở hải ngoại tụ họp ở Quảng trường Trafalgar tại trung tâm London ngày 1/7/2014 để ủng hộ cuộc biểu tình trong nước. Hai cô gái trẻ đang giơ tấm biểu ngữ, tấm bên trái ghi “hi vọng đến từ người dân, thay đổi đến từ biểu tình”; tấm biểu ngữ bên phải ghi “tôi không thể ngồi yên bởi Hồng Kông đang chết”. (Li Jingheng/Thời báo Đại Kỷ Nguyên)
Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS – Hong Kong Federation of Students) đang có kế hoạch tổ chức biểu tình sinh viên kéo dài một tuần vào cuối tháng này. Vào ngày 4/9, Liên minh Sinh viên ĐH Hồng Kông đã đưa ra lời kêu gọi tất cả sinh viên xuống đường và biểu tình phản đối kế hoạch cải cách chính trị.
Lời kêu gọi nói rằng biểu tình là lời cảnh cáo cuối cùng đối với chính quyền, và chiến dịch bất tuân dân sự sẽ bắt đầu được tiến hành. Cho đến ngày 8/9, sinh viên từ hơn 17 trường đại học đã đồng ý tham gia biểu tình.
Joshua Hoàng Chi Phong (Joshua Wong Chi-fung) là người triệu tập nhóm hoạt động Học Giả. Anh đã tuyên bố sẽ tổ chức các học sinh trung học tẩy chay lớp học trong vòng hai tháng tới. Mặt trận Nhân quyền Nhân dân đã phát động chiến dịch dải ruy băng vàng để bày tỏ sự không hài lòng và kêu gọi công chúng tham gia cùng họ trong hoạt động bất tuân dân sự này.
Người dân Hồng Kông đang đối đầu với đe dọa từ Bắc Kinh bằng một thái độ cứng rắn và lý trí, điều này chắc chắn là mối lo lắng cho ĐCSTQ. Trong khi cuộc biểu tình của người dân càng ôn hòa và lý trí, thì ĐCSTQ lại càng tỏ ra hung hăng và phi lý hơn.
Chế độ tự do và độc lập của Hồng Kông đã cho phép dân chúng có thể biểu tình phản đối chính phủ ở tất cả mọi khía cạnh – chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, giáo dục, văn hóa, và thông qua các phương tiện truyền thông.
Chiến dịch bất tuân dân sự này có thể sẽ khơi gợi ý thức cách mạng trong xã hội Hồng Kông và tiến tới loại bỏ hoàn toàn chế độ cộng sản.
25 thành viên của Hội đồng Lập pháp Dân chủ (LegCo) hứa sẽ phủ quyết các gói cải cách do chính quyền Hồng Kông đưa ra theo quyết định của NPCSC. Nếu họ giữ đúng lời hứa thì sẽ có đủ phiếu bầu để từ chối gói cải cách cuối cùng trong LegCo.
Nhưng nếu bị từ chối, người dân Hồng Kông và Bắc Kinh sẽ rơi vào một bế tắc chính trị.
ĐCSTQ có thể cai trị 1,3 tỷ dân Trung Quốc Đại lục, nhưng nó không thể làm gì hơn với 7 triệu người dân Hồng Kông. Điều này đã đẩy ĐCSTQ vào một tình thế rất khó khăn.
ĐCSTQ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi tìm cách đối phó với Phong trào Chiếm đóng Trung ương. ĐCS cũng bất lực không thể kiểm soát hiệu quả Hồng Kông trong dài hạn để đảm bảo cho sự thịnh vượng của vùng đất này.
&’Hồng Kông hóa Đại lục’
Phó bí thư của NPCSC là Lý Phi (Li Fei) đã phát biểu trong một cuộc họp báo rằng, nếu trưởng quan hành chính của Hồng Kông đối đầu với chính quyền trung ương Bắc Kinh, thì chính sách “một quốc gia, hai chế độ” sẽ sụp đổ hoàn toàn. ĐCSTQ sẽ nắm quyền kiểm soát Hồng Kông.
Tuy nhiên, dẫu điều gì có xảy ra do cuộc đối đầu giữa Hồng Kông và ĐCSTQ, thì cuộc chạm trán vẫn gợi mở cho người dân Đại lục câu hỏi rằng, làm thế nào họ có thể “Hồng Kông hóa” Đại lục?
Để “Hồng Kông hóa” Đại lục, họ sẽ cần phải thiết lập một chế độ tự do tại Trung Quốc Đại luc. Và đó cần phải là một chế độ có hệ thống tư pháp độc lập thực sự. Điều đó nghĩa là, chế độ này sẽ bảo vệ tất cả mọi khía cạnh của nhân quyền, trong đó có cả quyền tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng.
Nhưng làm sao có thể thực hiện được điều này? Lịch sử đã cho ta câu trả lời: Đó là thông qua bất tuân dân sự.
Người dân Hồng Kông hiện đang xây dựng một hình mẫu, nhưng người Trung Quốc Đại lục vẫn cần phải lý giải tinh thần của “bất tuân dân sự” theo cách của riêng mình.
Khi mọi người dân đều đạt tới mức độ đồng thuận ngầm nhất định và hình thành hiện tượng cộng hưởng xã hội trong một phạm vi rộng lớn, thì ĐCSTQ sẽ thoái lui khỏi giai đoạn lịch sử này.
Không còn niềm tin
Ngay cả nhân dân Trung Quốc cũng không còn đặt niềm tin vào ĐCSTQ nữa. Tội ác xuyên suốt lịch sử của ĐCSTQ đã liên tục cho thấy mọi lời nói và hành vi của Đảng đều nhằm phục vụ lợi ích, tranh giành quyền lực, và tích lũy của cải cho chính bản thân.
Trong thời kỳ Mao Trạch Đông, ĐCSTQ đã đàn áp nhân dân dưới cái danh &’cách mạng’. Sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền, ĐCSTQ lại tịch thu tài sản dưới cái danh &’cải cách’. Còn trong thời ngự trị của Giang Trạch Dân, nó lừa dối nhân dân dưới cái danh &’lòng yêu nước’.
Càng ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc nhận ra rằng Trung Quốc và ĐCSTQ không phải là một. Nếu ĐCSTQ không bị xóa sổ, thì các cuộc cải cách sẽ không mang lại bất cứ lợi ích gì cho đất nướcTrung Quốc hay Hồng Kông, và cũng sẽ không thay đổi được những bất công đang tồn tại trong cơ cấu xã hội hiện tại.
Là một chuyên gia về Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Liêu Thi Minh (Liao Shiming) cho rằng ĐCSTQ sẽ không bao giờ thay đổi, và bất cứ ai đứng về phía ĐCSTQ sẽ phải cùng chịu kết cục bi thảm với nó. Ông cũng nói thêm rằng hiện những ai có quyết định đúng đắn sẽ được ghi nhận, trong khi những ai ủng hộ quyết định của NPCSC chính là đang giúp đỡ ĐCSTQ và phớt lờ tâm tư của quần chúng.
Theo Epoch Times