Trung Quốc “bật đèn xanh” xây siêu đậ.p mới sản lượng gấp 3 lần Tam Hiệp
Trung Quốc thông qua dự án siêu đậ.p thủy điện mới có khả năng sản xuất điện gấp 3 lần Tam Hiệp, đậ.p lớn nhất quốc gia Đông Á vào thời điểm hiện tại.
Đậ.p Tam Hiệp (Ảnh: Xinhua).
Trung Quốc đã phê duyệt việc xây dựng một dự án thủy điện khổng lồ trên con sông dài nhất của Tây Tạng, dự kiến có khả năng sản xuất năng lượng gấp 3 lần so với đậ.p Tam Hiệp, hãng thông tấn nhà nước Xinhua đưa tin hôm 25/12.
Dự án thủy điện khổng lồ này sẽ được xây dựng trên sông Yarlung Tsangpo tại khu tự trị Tây Tạng và nó đối mặt với những thách thức kỹ thuật chưa từng có.
Tổng mức đầu tư vào đậ.p mới này có thể vượt qua 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD), lớn hơn bất kỳ dự án hạ tầng đơn lẻ nào khác trên thế giới.
Sông Yarlung Tsangpo chảy qua cao nguyên Tây Tạng, tạo ra hẻm núi sâu nhất trên Trái đất với độ chênh lệch về chiều cao là 7.667m , trước khi đổ vào Ấn Độ, nơi nó được gọi là sông Brahmaputra.
Video đang HOT
Đậ.p sẽ được xây dựng ở một trong những khu vực mưa nhiều nhất tại Trung Quốc đại lục.
Dự án dự kiến sẽ sản xuất gần 300 tỷ kWh điện mỗi năm. Để so sánh, đậ.p Tam Hiệp – hiện có công suất lắp đặt lớn nhất thế giới – được thiết kế để sản xuất 88,2 tỷ kWh.
Năm 2020, ông Yan Zhiyong, khi đó là chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc, cho biết khu vực này trên sông Yarlung Tsangpo là một trong những nơi giàu tài nguyên thủy điện nhất thế giới.
“Khu vực hạ lưu có độ chênh cao 2.000m trên đoạn dài 50km, mang lại gần 70 triệu kilowatt tài nguyên có thể khai thác – nhiều hơn 3 lần so với đậ.p Tam Hiệp với công suất lắp đặt 22,5 triệu kilowatt”, ông nói.
Tuy nhiên, dự án đối mặt với nhiều thách thức kỹ thuật.
Để khai thác tiềm năng thủy điện của con sông, Trung Quốc sẽ cần khoan 4-6 đường hầm dài 20km xuyên qua núi Namcha Barwa để chuyển hướng một nửa dòng chảy của sông, khoảng 2.000m3 mỗi giây.
Ngoài ra, địa điểm xây dựng nằm dọc theo ranh giới mảng kiến tạo, nơi có nguy cơ xảy ra động đất, và địa chất của cao nguyên khác biệt đáng kể so với các vùng đồng bằng. Điều này tạo ra thách thức không nhỏ cho Trung Quốc.
Theo một báo cáo năm 2023, nhà máy thủy điện này dự kiến sản xuất hơn 300 tỷ kWh điện mỗi năm, số lượng đủ đáp ứng nhu cầu hàng năm của hơn 300 triệu người.
Xinhua cho biết dự án thủy điện sẽ ưu tiên bảo vệ môi trường sinh thái.
“Thông qua các cuộc khảo sát địa chất rộng rãi và những tiến bộ kỹ thuật, một nền tảng vững chắc đã được xây dựng để phát triển dự án một cách khoa học, an toàn và chất lượng cao”, bài báo viết.
Đậ.p cũng sẽ thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng mặt trời và gió gần đó, góp phần vào cơ sở năng lượng sạch của khu vực, theo Xinhua.
“Đây là một bước tiến lớn trong chuyển đổi năng lượng xanh và carbon thấp của Trung Quốc. Nó cũng rất quan trọng đối với chiến lược trung hòa carbon của đất nước, cũng như đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu”, Xinhua cho biết.
Bài báo không nêu rõ khi nào việc xây dựng sẽ bắt đầu, và vị trí chính xác của dự án vẫn chưa được tiết lộ.
Trung Quốc khai thác thành công lõi băng dài nhất thế giới ngoài vùng cực
Ngày 29/10, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) thông báo đã khai thác thành công lõi băng dài 324 mét từ sông băng dày nhất trên Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng.
Đây là lõi băng dài nhất từng được khoan trên cao nguyên này và cũng là lõi băng dài nhất thế giới được khoan bên ngoài vùng cực.
Bất chấp gió và tuyết, trong hơn 1 tháng, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực làm việc không ngừng trên đỉnh sông băng Purog Kangri ở huyện Tsonyi, huyện cao nhất của Trung Quốc tại Khu tự trị Tây Tạng với độ cao trung bình hơn 5.000 m so với mực nước biển. Theo CAS, lõi băng đã vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 1992, khi các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ khoan một lõi băng dài 308,6 m từ đỉnh băng Guliya ở tỉnh Ngari trên cao nguyên Tây Tạng.
Các sông băng chứa thông tin quan trọng về lịch sử khí hậu của Trái Đất. Phó giám đốc Viện nghiên cứu cao nguyên Tây Tạng (thuộc CAS), người đứng đầu dự án Xu Baiqing cho biết: "Lõi băng dài nhất ở đây có đặc điểm địa lý và khí hậu độc đáo, lưu giữ thông tin khí hậu và môi trường dài hạn ở khu vực này".
Trong quá trình nghiên cứu khoa học tại sông băng Purog Kangri, bắt đầu vào tháng 9, các nhà khoa học xác định đây là sông băng dày nhất trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, sau khi phát hiện một cánh đồng băng có độ dày tối đa gần 400 mét.
Thành viên của Viện Khoa học Mỹ Lonnie Thompson, tham gia nghiên cứu từ tháng 9, cho hay: "Hiện nay, các sông băng trên toàn thế giới đang mỏng dần. Một khi các sông băng này tan chảy, các thông tin lịch sử được lưu giữ bên trong cũng sẽ biến mất. Do đó, việc khai thác và bảo quản lõi băng là rất quan trọng để thu thập thông tin lịch sử".
Việc khoan lõi băng và đo độ dày của sông băng Purog Kangri là một phần trong dự án thám hiểm và nghiên cứu khoa học thứ hai của Trung Quốc trên Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, được khởi xướng vào tháng 8/2017.
Bằng cách đo độ dày và khai thác lõi băng, các nhà khoa học có thể kiểm tra tốt hơn những thay đổi xảy ra ở cánh đồng băng lớn nhất này từ vĩ độ trung bình đến thấp, cùng những thay đổi môi trường được lưu lại, qua đó có được sự hiểu biết toàn diện hơn về tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với các sông băng.
Đậ.p Tam Hiệp và những giá trị kinh tế to lớn Từ một công trình gây nhiều tranh cãi, đập Tam Hiệp ở thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, từ khi đi vào khai thác sử dụng đã không ngừng khẳng định được giá trị kinh tế to lớn của mình, trở thành biểu tượng trị thủy và thuần phục Trường Giang, con sông lớn nhất Trung Quốc và...