Đậ.p Tam Hiệp và những giá trị kinh tế to lớn
Từ một công trình gây nhiều tranh cãi, đập Tam Hiệp ở thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, từ khi đi vào khai thác sử dụng đã không ngừng khẳng định được giá trị kinh tế to lớn của mình, trở thành biểu tượng trị thủy và thuần phục Trường Giang, con sông lớn nhất Trung Quốc và lớn thứ ba thế giới.
Toàn cảnh đậ.p Tam Hiệp. Ảnh: Công Tuyên-P/v TTXVN tại Trung Quốc
Nhà máy thủy điện Tam Hiệp bắt đầu xây dựng vào tháng 12/1994, hoàn thành vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, toàn bộ công trình Tam Hiệp phải đến cuối năm 2020 mới hoàn tất sau khi vượt qua toàn bộ quy trình nghiệm thu.
Với 34 tổ máy phát điện, nhà máy thủy điện Tam Hiệp có tổng công suất lắp đặt là 22,5 GWh và công suất thiết kế phát điện hàng năm là 88,2 tỷ kWh. Theo thống kê, tính đến nay, lượng điện do công trình này tạo ra đã đạt hơn 1.600 tỷ kWh.
Là kiến trúc mang tính biểu tượng của toàn bộ công trình, đậ.p Tam Hiệp dài 2.355 m, đỉnh đậ.p cao 185 m so với mực nước biển. Đậ.p này có 77 cửa xả lũ, trong đó có 22 cửa xả lũ mặt, 23 cửa xả lũ sâu. Ngoài ra, còn có các cửa xả chỉ sử dụng trong quá trình thi công và các cửa xả cát ở hai nhà máy điện nằm ở tả ngạn và hữu ngạn của con đậ.p.
Video đang HOT
Cửa xả lũ đậ.p Tam Hiệp. Ảnh: Công Tuyên-P/v TTXVN tại Trung Quốc
Các tàu chở hàng đang chờ đợi để vào âu tầu. Ảnh: Công Tuyên-P/v TTXVN tại Trung Quốc
Hệ thống âu tàu 5 cấp đưa các loại tàu thuyền lên xuống giữa thượng nguồn và hạ nguồn. Ảnh: Công Tuyên-P/v TTXVN tại Trung Quốc
Của âu tàu đã được mở để các tàu chở hàng và tàu chở khách du lịch có thể lên xuống giữa thượng nguồn và hạ nguồn. Ảnh: Công Tuyên-P/v TTXVN tại Trung Quốc
Ngoài sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ là chức năng đặc biệt quan trọng của công trình Tam Hiệp. Năm 2020, con đậ.p này đã thành công chặn đỉnh lũ của trận lũ số 5 trên sông Trường Giang với lưu lượng lên tới 75.000m3/giây – mức nước lũ lớn nhất mà đậ.p Tam Hiệp phải hứng chịu kể từ khi xây dựng.
Một chức năng khác của công trình Tam Hiệp là vận tải hàng hóa. Âu tàu tại đây được vận hành từ năm 2003, với 2 hệ thống vận tải đường sông, gồm máy nâng tàu, tức hệ thống nâng tàu 1 cấp và âu tàu 5 cấp đưa các loại tàu thuyền lên xuống giữa thượng nguồn và hạ nguồn. Từ khi được đưa vào hoạt động đến nay, tổng sản lượng hàng hóa thông qua các âu tàu tại đậ.p Tam Hiệp đã đạt 2,077 tỷ tấn; lượng vận chuyển khách du lịch đạt trên 12 triệu lượt.
Là địa điểm du lịch quốc gia, đậ.p Tam Hiệp thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch địa phương mà còn tiếp thêm sức sống mới cho nền kinh tế địa phương.
Có thể khẳng định, Trung Quốc là một trong những quốc gia sở hữu hệ thống siêu đậ.p thủy điện lớn nhất trên thế giới. Ngoài Tam Hiệp, trên hệ thống lưu vực sông Trường Giang còn được xây dựng một loạt con đập lớn khác như Ô Đông Đức, Bạch Hạc Than, Khê Lạc Độ, Hướng Gia Bá và Cát Châu Bá, tạo thành một hành lang năng lượng sạch lớn nhất thế giới ở nước này.
Trung Quốc: Mưa lớn ở miền Trung, ít nhất 4 người thiệ.t mạn.g
Ngày 30/7, chính quyền tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, xác nhận đã có 4 người thiệ.t mạn.g và 3 người mất tích vào tối 29/7 do mưa lớn trút xuống khu vực này.
Ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 11/7/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Cơ quan kiểm soát lũ lụt và giảm nhẹ hạn hán của thành phố Tư Hưng cho biết địa phương này đã hứng chịu lượng mưa kỷ lục kể từ ngày 26/7 do ảnh hưởng của bão Gaemi, với lượng mưa trong 24 giờ tai một địa điểm vượt 645 mm. Mưa lớn đã khiến nhà ở của 867 hộ gia đình trong thành phố bị sập hoặc hư hại, gây ra 1.345 vụ sạt lở đường. Chính quyền thành phố đã điều động hơn 5.400 nhân viên cứu hộ. Để đảm bảo an toàn, gần 11.400 người dân đã được sơ tán.
Trong 2 ngày qua, mưa lớn đã khiến mực nước sông Kiến Thủy dâng cao, làm vỡ 3 con đê. Hiện lực lượng chức năng đã vá được 1 con đê. Trong khi đó, vụ lở đất xảy ra ngày 28/7 cũng đã khiến 15 người thiệ.t mạn.g.
Mưa lớn cũng xảy ra tại nhiều địa phương khác của Trung Quốc. Ngày 30/7, chính quyền thủ đô Bắc Kinh đã ban hành cảnh báo màu cam - mức cao thứ 2 trong thang cảnh báo mưa lớn gồm 4 cấp, tại một số quận ở phía Bắc và phía Tây thành phố.
Mưa lớn bắt đầu trút xuống Bắc Kinh vào tối 29/7. Tính đến 10h ngày 30/7 (giờ địa phương, tức 9h theo giờ Hà Nội), lượng mưa tại Bắc Kinh đã lên đến 42,9 mm, trong đó quận Xương Bình ghi nhận lượng mưa lớn nhất. Toàn bộ hoạt động trên tuyến đường sắt nối quận Hoài Nhu và Mật Vân và nối quận Thông Châu và Mật Vân đã bị ngưng trệ.
Nhà chức trách đã ban hành cảnh báo lũ quét do nguy cơ vẫn còn cao ở các quận ngoại thành, đồng thời đưa ra cảnh báo lụt lội đối với các quận nội thành.
Trung Quốc thiệt hại gần 13 tỷ USD do thiên tai Ngày 12/7, Chính phủ Trung Quốc cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, thiên tai đã gây thiệt hại kinh tế trực tiếp cho nước này 93,16 tỷ Nhân dân tệ (12,83 tỷ USD) trong bối cảnh Trung Quốc chịu ảnh hưởng do lũ lụt, hạn hán và nhiệt độ cực đoan. Hiện trường vụ vỡ đê hồ Động Đình ở tỉnh...