Trung Quốc bãi miễn tư cách “ông nghị” của cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam
Cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Cừu Hòa đã trở thành quan chức tiếp theo ở Trung Quốc bị “ngã ngựa” với cáo buộc tình nghi “vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng”, cụm từ thường được dùng để ám chỉ tới tội tham nhũng.
Cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Cừu Hòa trước khi bị “sờ gáy” (Ảnh: Xinhua)
Theo thông tin do hãng Xinhua công bố ngày 26/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Cừu Hòa đã bị bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội Trung Quốc.
Xinhua đưa tin Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân tỉnh Vân Nam đã bỏ phiếu thông qua quyết định bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh của ông Cừu Hòa.
Trước đó, ông này cũng đã bị cách chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam.
Thông báo trước đó của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) cho biết ông Cừu Hòa đang bị điều tra vì tình nghi “vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng”.
Ông Cừu Hòa là quan chức mới nhất ở Trung Quốc bị “ngã ngựa” trong chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” do Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền của ông Tập Cận Bình tiến hành.
Cách đây 3 ngày, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Huy cũng đã ra quyết định bắt giữ Ư Hoa Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy Viện Thiết kế đo đạc thủy điện, thủy lợi của tỉnh An Huy do tham ô. Kết quả điều tra cho thấy, Ư Hoa Bình đã lợi dụng chức vụ biển thủ công quỹ với số lượng lớn.
Video đang HOT
Ngoài U Hòa Bình, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Huy cũng ra quyết định bắt Hồ Vĩnh Đạt, nguyên Chánh văn phòng Chính quyền thành phố Hoài Bắc và Triệu Hồng Mai, nguyên Phó Giám đốc Đài phát thanh truyền hình tỉnh An Huy do bị tình nghi lợi dụng chức vụ nhận nhiều tiền hối lộ.
Theo thống kê, trong năm ngoái, Trung Quốc đã trừng phạt 151 quan chức chính quyền trung ương; tiếp nhận, xử lý hơn 3.000 đơn thư tố giác các quan chức vi phạm quy định và kỷ luật đảng, tiến hành xử lý 208 vụ việc. Ủy ban Công tác Cơ quan Nhà nước của Trung Quốc (SOWC) cũng đã tiến hành kiểm tra tác phong, lề lối làm việc của 20 bộ và cơ quan.
Vũ Anh
Theo Dantri/ Xinhua
Báo Trung Quốc tiết lộ chuyện 2 đại biểu quốc hội bị bắt ngay tại khách sạn
Hai đại biểu quốc hội Trung Quốc đã bị bắt giữ tại khách sạn ở thủ đô Bắc Kinh trong khuôn khổ các cuộc điều tra tham nhũng ngay sau khi kỳ họp quốc hội kết thúc hôm qua 15/3.
Ông Cừu Hoa (Ảnh: Gokunming)
Trang web Caixin đưa tin, chưa đầy một giờ sau khi quốc hội Trung Quốc kết thúc với một cuộc họp báo do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) thông báo trên trang web rằng ông Cừu Hòa, Phó bí thư tỉnh ủy Vân Nam và là một đại biểu quốc hội, đã trở thành đối tượng của một cuộc điều tra về "các vi phạm luật pháp và kỷ luật nghiêm trọng".
Ông Cừu Hòa đã bị bắt giữ sau khi tham dự phiên họp bế mạc của quốc hội hôm qua và trở về khách sạn ở trung tâm Bắc Kinh, nơi ông và các đại biểu quốc hội khác từ Vân Nam nghỉ lại, một nguồn tin thân cận với vụ việc cho hay.
Cuộc điều tra được cho là có liên quan tới thỏa thuận đất đai và các dự án xây dựng tại Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc.
Một số đại biểu quốc hội đã tỏ ra ngạc nhiên khi ông Hòa bị giải đi, nhưng những người khác nói đã xuất hiện những đồn đoán rằng ông này gặp rắc rối từ cuối tháng 2.
Ông Hòa làm bí thư tỉnh ủy Vân Nam từ tháng 11/2011. Ông này từng là bí thư thành phố Nam Kinh từ 2007-2011. Trước đó, ông này phần lớn công tác tại tỉnh Giang Tô và từng giữ chức phó chủ tịch tỉnh. Ông này cũng là một thành viên dự huyết của Ủy ban trung ương.
Ông Hòa trở nên nổi tiếng nhờ các chính sách mà ông thực thi tại Giang Tô và Vân Nam, trong đó có quy định công khai số điện thoại của tất cả các quan chức địa phương nhằm tăng cường sự minh bạch, và các biện pháp kêu gọi đầu tư từ bên ngoài và khuyến khích tư nhân hóa giáo dục và các tổ chức y tế.
Ông Xu Jianyi, chủ tịch Tập đoàn First Automobile Works (FAW) (Ảnh:Lemonde)
Trong một tuyên bố riêng rẽ không lâu sau vụ bắt giữ ông Hòa, CCDI cho hay ông Xu Jianyi, chủ tịch Tập đoàn First Automobile Works (FAW) thuộc sở hữu của nhà nước, một đối tác của các hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới là Toyota Motor và Volkswagen AG, cũng trở thành đối tượng của một cuộc điều tra tham nhũng.
Ông Xu đã bị bắt tại khách sạn sau khi trở về từ phiên họp quốc hội ngày 15/3. Ông Xu là đại biểu quốc hội tới từ tỉnh Cát Lâm.
Ông Xu trở thành lãnh đạo thứ 2 của một công ty quốc doanh bị điều tra kể từ kỳ họp quốc hội khóa 18 hồi cuối năm 2012, khi ông Tập Cận Bình được bầu làm tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Song Lin, cựu chủ tịch Tập đoàn Khoáng Sản Trung Quốc, bị bắt giữ hồi tháng 4/2014.
Một nguồn tin riêng rẽ thân cận với cuộc điều tra nhằm vào ông Xu cho hay các công ty quốc doanh sẽ trở thành các mục tiêu chính của cuộc truy quét tham nhũng, vốn được đẩy mạnh kể từ ông Tập lên nắm quyền. Chính phủ trung ương đã điều 13 tổ công tác đặc biệt tới 26 công ty để kiểm tra các hoạt động và việc điều hành tại các công ty này.
Ông Xu, 62 tuổi, đã công tác tại FAW trong 36 năm và trở thành người lãnh đạo công ty này từ năm 2007. Ông này cũng từng là thị trưởng thành phố Cát Lâm và sau đó là phó chủ tịch tỉnh Cát Lâm từ 2003-2012.
Vào tháng 8 năm ngoái, CCDI cho biết một cuộc điều tra đã được phát động nhằm vào một quan chức của FAW.
Không rõ tại sao ông Xu bị điều tra, nhưng một nguồn tin cho biết "có quá khiều khía cạnh trong công việc kinh doanh của công ty này có vấn đề".
Hồi cuối tháng 1, CCDI đã ra một tuyên bố chỉ trích FAW vì chi hàng triệu nhân dân tệ mua đất và xây biệt thự tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, nơi công ty đặt trụ sở.
Được thành lập năm 1953, FAW là một trong những hãng chế tạo ô tô lớn nhất Trung Quốc. Hãng này có gần 50 công ty con và doanh thu năm 2013 lên tới 72 tỷ USD.
An Bình
Theo Dantri
Trung Quốc điều tra Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) tối qua 16/3 thông báo, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (Petro China) Liêu Vĩnh Viễn đang bị điều vì tình nghi tham nhũng. Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Trung Quốc Liêu Vĩnh Viễn. (Ảnh:China News) China News dẫn thông báo của CCDI...