Trung Quốc bác bỏ khả năng gặp thượng đỉnh với Nhật
Không lâu sau khi một cố vấn của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tiết lộ việc giới chức Trung – Nhật có thể gặp thượng đỉnh trong tương lai không xa, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã dẫn lời các quan chức bác bỏ điều này.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
Theo hãng tin AFP, phát biểu với báo giới trong nước hôm 28/7 sau chuyến đi tới Bắc Kinh từ 13-16/7, Isao Iijima, một cố vấn thân cận của thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định, một cuộc gặp thượng đỉnh cấp cao giữa hai nước “sẽ được tổ chức trong tương lai không xa”. Một ngày sau đó, thủ tướng Abe cũng khẳng định ông muốn tổ chức những cuộc gặp như vậy.
Tuy nhiên, trong ngày hôm nay, một loạt tờ báo lớn tại Trung Quốc như Nhân dân nhật báo, Tân Hoa Xã đã đồng loạt bác bỏ khả năng này.
Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định các quan chức Trung Quốc không có cuộc gặp nào với ông Isao Iijima, như thông tin báo giới đăng tải trước đó.
“Như tôi dược biết, không có hoạt động chính thức nào trong chuyến thăm của ông ấy”, ông Hồng Lỗi tuyên bố, và cho biết thêm các quan chức chính phủ Trung Quốc không hề có liên hệ nào với Iijima.
Phát biểu trên tờ China Daily, một quan chức giấu tên khác thậm chí còn nặng lời hơn: “Những gì Iijima với phóng viên hôm Chủ nhật là không đúng và bịa đặt, dựa trên những nhu cầu chính trị trong nước của Nhật”.
Vị quan chức này còn tuyên bố: “Bắc Kinh đã loại trừ khả năng gặp gỡ thượng đỉnh tại Tokyo”.
Video đang HOT
Kể từ tháng 9 năm ngoái, quan hệ ngoại giao Trung – Nhật đã căng thẳng sau khi Tokyo quốc hữu quá một số hòn đảo trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến Bắc Kinh nổi giận.
Hiện Nhật vẫn kiểm soát các hòn đảo này nhưng tàu của Trung Quốc vẫn thường xuyên tuần tra các vùng nước quanh đây, làm gia tăng lo ngại về khả năng xảy ra đối đầu.
Theo Dantri
Thủ tướng Nhật có thể gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua cho biết ông có thể cân nhắc gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để giải quyết một cuộc tranh cãi kéo dài về việc các công dân Nhật Bản bị Bình Nhưỡng bắt cóc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Ông Abe đưa ra tuyên bố trên trong bài phát biểu trước quốc hội Nhật Bản.
"Nếu một cuộc gặp thượng đỉnh có vai trò quan trọng trong việc xem xét các cách thức nhằm giải quyết vấn đề bắt cóc, chúng ta phải cân nhắc nó như là điều tất yếu trong việc đàm phán với họ", ông Abe nói.
"Mục đích cơ bản của chúng ta là giải quyết vấn đề bắt cóc, trong đó có việc tất cả các nạn nhân được hồi hương, công khai sự thật và chuyển giao thủ phạm cho phía Nhật Bản", ông Abe nói thêm.
Bình luận của Thủ tướng Abe diễn ra một ngày sau khi cố vấn đặc biệt của ông, Isao Iijima, bất ngờ tới thăm Bình Nhưỡng, sau khi truyền thông Nhật Bản đưa tin ông Abe có thể cố gắng mở lại các cuộc đàm phán về vấn đề các công dân bị bắt cóc.
Bình Nhưỡng đã thừa nhận bắt cóc một số công dân Nhật Bản vào những năm 1970-1980 để huấn luyện làm gián điệp.
Số phận của họ là một ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ giữa Tokyo với Bình Nhưỡng. Hai nước hiện không có quan hệ ngoại giao chính thức.
Tuy nhiên, ông Abe đã từ chối bình luận về mục đích chuyến thăm của ông Iijima tới Triều Tiên.
Việc ông Iijima tới Triều Tiên được cho có là ý nghĩa quan trọng vì ông này là có mối quan hệ thân thiết với Thủ tướng Abe.
Ông Iijima từng đàm phán 2 chuyến thăm trước đó tới Bình Nhưỡng của cựu Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi vào năm 2002 và 2004.
Vào năm 2002, sau một chuyến thăm tới Triều Tiên, ông Koizumi đã thành công trong việc giành tự do cho 5 công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Bình Nhưỡng nói rằng những người bị bắt cóc khác đã chết, nhưng Nhật Bản không tin và muốn biết thêm thông tin.
Ông Abe đã cam kết sẽ tìm ra sự thật khi trở lại ghế thủ tướng sau cuộc bầu cử hồi tháng 12/2012.
Triều Tiên xích lại gần Nhật Bản?
Ông Isao Iijima (phải) tới Bình Nhưỡng ngày 14/5.
Chuyến thăm của ông Iijima diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đã giảm bớt trong khu vực, vốn đã ở trong tình trạng cảnh giác cao độ kể từ vụ thử hạt nhân thứ 3 của Bình Nhưỡng hồi tháng 2.
Theo báo chí Nhật, ông Iijima đã được phó vụ trưởng Bộ các vấn đề châu Á của Bộ ngoại giao Triều Tiên ra đón tại sân bay ở Bình Nhưỡng.
Đã rộ lên các đồn đoán rằng Triều Tiên có thể đang cố gắng làm tan băng trong mối quan hệ với Nhật Bản giữa lúc mối quan hệ với Mỹ và Hàn Quốc ngày càng căng thẳng sau các vụ thử tên lửa và hạt nhân.
Mỹ đã gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng nhằm từ bỏ các tham vọng hạt nhân và gia nhập cộng đồng quốc tế.
Còn Trung Quốc đã có quan điểm cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng, đưa ra những lời khiển tranh công khai hiếm thấy và các phân tích cho rằng điều này thể hiện sự giận dữ của Bắc Kinh đối với chính quyền của ông Kim Jong-un.
Tuy nhiên, chánh văn phòng nội các Nhật Bản ngày 15/5 nói rằng Tokyo vẫn kiên định trong sứ mệnh giải quyết vấn đề bắt cóc cũng như các mối đe dọa quân sự của Triều Tiên.
"Chính sách về Triều Tiên của Nhật Bản rất rõ ràng. Bằng đối thoại và áp lực, chúng tôi đang tiến tới một giải pháp toàn diện cho các vấn đề khác nhau như bắt cóc, hạt nhân và tên lửa", ông Suga nói.
"Đặc biệt, vấn đề bắt cóc là ưu tiên hàng đầu mà chính phủ phải giải quyết", ông Suga nhấn mạnh.
Theo Dantri
Trung Quốc trong thế bao vây chiến lược của Mỹ và các đồng minh Những hành động hung hăng của Trung Quốc trong thời gian gần đây ở các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông đã khiến nhiều nước trong khu vực e ngại. Không chỉ thế, Mỹ cũng phải cấp tốc xoay trục an ninh để cản đường đối chủ tiềm tàng. Chính sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông...