Trung Quốc, Ấn Độ và Nga có tiếng nói lớn hơn ở IMF
Trung Quốc, Ấn Độ và Nga sẽ sớm có tiếng nói lớn hơn trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF), sau khi Quốc hội Mỹ đồng ý dỡ bỏ các rào cản cuối cùng để cải cách tổ chức quốc tế này.
Ảnh: AFP
Theo AFP, sau nhiều năm phản đối, Quốc hội Mỹ mới đây đồng thuận dỡ bỏ các rào cản cuối cùng cho việc cải cách, vốn sẽ cung cấp cho các cường quốc thị trường mới nổi tiếng nói lớn hơn trong IMF – tổ chức tài chính quốc tế quy tụ 188 nước.
Cải cách IMF là một phần trong gói chi tiêu 1.100 tỉ USD được Quốc hội Mỹ thông qua vào ngày 18.12 và đang đợi chữ ký của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Các cải cách được cộng đồng quốc tế thông qua vào năm 2010 và dự kiến đã có hiệu lực từ năm 2012. Tuy nhiên với việc Mỹ là nước giữ phần lớn nhất quyền biểu quyết tại IMF, chuyện Quốc hội Mỹ từ chối phê chuẩn cải cách đã khiến quá trình cải cách phải trì hoãn. Cản trở trên đã trở thành điểm mâu thuẫn giữa chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama thuộc đảng Dân chủ và phe Cộng hòa đối lập kiểm soát Quốc hội.
Video đang HOT
Những năm gần đây, các hội nghị thượng đỉnh quốc tế cũng đưa ra lời nhắc về việc cải cách IMF bị đình trệ. Chuyện này càng gây thất vọng hơn khi Mỹ là một trong các nước đầu tiên kêu gọi đại tu IMF vào năm 2010, giữa cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Tại hội nghị thượng đỉnh gần đây nhất được tổ chức vào tháng 11 ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhóm 20 cường quốc kinh tế cho hay họ “vẫn thất vọng sâu sắc” với sự chậm trễ trong cải cách và kêu gọi Mỹ phê chuẩn cải tổ càng sớm càng tốt.
Quyết định mới đây của Mỹ có thể làm giảm bớt sự thất vọng với tổ chức tài chính 70 tuổi vốn do Mỹ, châu Âu và Nhật Bản thống trị, đồng thời loại bỏ nỗi trăn trở lớn đối với chính quyền Tổng thống Obama.
Cuộc cải cách này rất quan trọng với IMF, khi sẽ tăng gấp đôi nguồn lực tài chính lâu dài cho tổ chức này, lên 660 tỉ USD. Song trên hết, các thay đổi sẽ giúp tổ chức có trụ sở ở Washington (Mỹ) phản ánh tốt hơn sự liên kết hiện tại của nền kinh tế thế giới. Giảm đại diện từ các nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là ở châu Âu để giúp các nền kinh tế mới nổi, năng động có tiếng nói lớn hơn là một trong các biện pháp cải tổ ban điều hành IMF.
Hiện tại, với 16,5% quyền biểu quyết, Mỹ là bên hữu quan lớn nhất và là nước có quyền phủ quyết. Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới – chỉ có ít hơn 4% quyền biểu quyết tại IMF, thấp hơn một chút so với Ý, đất nước có nền kinh tế nhỏ hơn gấp 5 lần. Sau khi các cải cách được thực hiện, Trung Quốc sẽ có quyền biểu quyết tăng gần gấp đôi, lên 6%. Tiếng nói của Ấn Độ cũng sẽ tăng lên 2,6%.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
1.400 tỉ USD tuồn ra khỏi Trung Quốc trong 10 năm
Dòng tài chính chảy ra khỏi Trung Quốc một cách bất hợp pháp lên đến gần 1.400 tỉ USD trong một thập niên qua. Đây là con số lớn nhất trong các quốc gia đang phát triển trên toàn cầu.
Nhân dân tệ - Ảnh: AFP
Theo Bloomberg, hãng Global Financial Integrity (GFI) ở Washington (Mỹ) nghiên cứu vấn đề chuyển tiền qua biên giới hôm 8.12 vừa công bố số tiền bất hợp pháp ra khỏi Trung Quốc là 1.400 tỉ USD trong 10 năm qua. Có nhiều kênh để dòng tiền chảy ra khỏi Đại lục một cách bất hợp pháp, trong đó có các tài liệu giả mạo về giao dịch thương mại.
Con số trên là tổng kết số tiền tính trong một thập niên đến năm 2013. Số liệu được lấy từ dữ liệu trong báo cáo cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và bao gồm cả khoản mà hãng GFI cho là tiền thu được, chuyển nhượng hoặc sử dụng trái phép.
Dòng tiền chảy ra ngoài Trung Quốc đã và đang giúp các thị trường bất động sản thế giới, từ Sydney (Úc) cho đến Vancouver (Canada), nóng lên. Hiện giờ, triển vọng về một đồng nhân dân tệ yếu hơn có thể tiếp tục làm tăng số vốn thoái ra nước ngoài. Hôm 9.12, Trung Quốc đặt tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ ở mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Tổng cộng có đến khoảng 7.800 tỉ USD tiền bất hợp pháp bị tuồn ra khỏi các quốc gia đang phát triển trong 10 năm qua được "ngụy trang" dưới vỏ bọc hóa đơn thương mại giả. Các hóa đơn thương mại giả đã được Đại lục nhắc đến vào năm 2013, khi chính phủ mạnh tay dẹp các giấy tờ vốn che giấu dòng tiền bất hợp pháp, làm méo mó số liệu thương mại quốc gia.
Trong khi Trung Quốc cho phép công dân đem giới hạn 50.000 USD ra khỏi đất nước trong một năm, một loạt các biện pháp giúp tháo gỡ hạn chế trên đã được nhiều người sử dụng, trong đó có việc giao dịch thông qua nhiều ngân hàng ngầm.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ukraine có thể từ chối trả Nga khoản nợ 3 tỉ USD Ngày 8.12, trả lời báo Nikkei (Nhật Bản), Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalia Yaresko cho biết không loại trừ khả năng Kiev từ chối trả Nga khoản nợ 3 tỉ USD trong khi thời điểm đáo hạn là ngày 21.12. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu vừa qua ơ...