Trung Quốc: ‘Ấn Độ có thể vi phạm luật WTO khi cấm ứng dụng’
Đại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi cho rằng việc Ấn Độ cấm 59 ứng dụng, trong đó có TikTok, WeChat, có thể sẽ vi phạm các nguyên tắc của WTO.
Theo phát ngôn viên Ji Rong của đại sứ quán Trung Quốc, biện pháp của Ấn Độ có tính lựa chọn và phân biệt, nhắm vào những ứng dụng nhất định của Trung Quốc. Ông cho rằng lệnh cấm sẽ ảnh hưởng đến tình trạng việc làm tại Ấn Độ và nước này nên đối xử với tất cả các nguồn đầu tư và các nhà cung cấp dịch vụ một cách công bằng, tạo ra một môi trường kinh doanh mở và bình đẳng.
Ngày 29/6, Bộ Công nghệ Ấn Độ tuyên bố các ứng dụng bị chặn vì “gây tổn hại tới chủ quyền, an ninh quốc gia”. Google cho biết vẫn đang đợi lệnh từ chính phủ Ấn Độ, trong khi Apple chưa trả lời.
Động thái này được đánh giá là bước đi mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến online chống lại Trung Quốc kể từ khi các cuộc đụng độ ở biên giới hai nước xảy ra giữa tháng 6.
TikTok được dự đoán sẽ thiệt hại nặng vì lệnh cấm.
Video đang HOT
Trong số những ứng dụng bị dừng hoạt động có TikTok của Bytedance, WeChat của Tencent, UC Browser của Alibaba và hai ứng dụng của Xiaomi. Trong đó, lệnh cấm với TikTok được cho là nghiêm trọng nhất bởi Bytedance đã lên kế hoạch đầu tư một tỷ USD để xây dựng trung tâm dữ liệu và tuyển dụng tại Ấn Độ. Ước tính TikTok sẽ đánh mất hơn 200 triệu người dùng ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới khi lệnh cấm được áp dụng.
Việt Nam được Google, Samsung 'chọn mặt gởi vàng', cớ sao Apple lại qua tận Ấn Độ để làm gì? iPhone giá rẻ hơn không?
Google đang có ý định chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Samsung thì tiếp tục đầu tư mạnh hơn để mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam của mình.
Ấy vậy mà Apple lại chọn Ấn Độ để phát triển chuỗi cung ứng. Tại sao không phải Việt Nam hay những quốc gia đã có thâm niên trong ngành sản xuất phần cứng, mà lại là Ấn Độ vốn nổi tiếng với khả năng gia công phần mềm?
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang trong năm 2019 khiến Apple phải chuẩn bị những kịch bản về việc hoặc di dời chuỗi cung ứng, nếu không sẽ phải chịu mất đi một phần lợi nhuận do thuế nhập khẩu trong cuộc chiến này.
Dự đoán mới đây Apple cho biết khả năng cao họ không đạt được mục tiêu doanh thu trong quý 1/2020. Lý do bởi chuỗi cung ứng ở Trung Quốc tê liệt vì dịch Corona bùng phát, khiến Apple phải đóng cửa tại Trung Quốc, ảnh hưởng mạnh đến doanh số công ty.
Nếu Apple tăng giá iPhone lên nữa để cải thiện doanh thu thì đây là một thách thức lớn để tiếp cận khách hàng, vì hiện tại giá của iPhone đã thuộc vào hàng cao nhất và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Samsung hay các nhà sản xuất Trung Quốc. Nên việc tăng giá iPhone thời điểm này là không khả thi, chỉ còn cách di dời chuỗi cung ứng đến nơi phù hợp.
Việc chuyển dây chuyền sản xuất qua Ấn Độ sẽ giúp Apple không phải lo lắng vì thuế, ít ảnh hưởng vì dịch virut Corona,... Nhưng quan trọng hơn là tại Ấn Độ, các bạn hàng cũ (Wistron và Foxconn) của Apple đã có cơ ngơi sẵn sàng để có thể sản xuất iPhone không bị gián đoạn.
Apple đã từng hợp tác với nhà sản xuất Wistron làm ra iPhone SE và iPhone 7. Năm 2019, Apple cũng đã thoả thuận với Foxconn về việc sản xuất iPhone Xr ở Ấn Độ. Tuy nhiên, tại Ấn Độ dây chuyền sản xuất iPhone chỉ nằm ở việc lắp ráp, các linh kiện hầu như vẫn được nhập từ Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, Apple có đến 135 các đối tác cung cấp và sản xuất, trong khi con số đó ở Ấn Độ chỉ là 7. Việc các nhà cung cấp vẫn nằm ở Trung Quốc sẽ đưa Apple đến những khó khăn dễ nhận thấy là việc vận chuyển và nhập khẩu các linh kiện. Đây là vấn đề không thể giải quyết ngay lập tức.
Ấn Độ vẫn nổi tiếng là mạnh về việc gia công phần mềm, còn mảng lắp ráp phần cứng, sản xuất các linh kiện điện tử thì chưa phổ biến hay mạnh hơn Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,... Ưu điểm của Ấn Độ nằm ở lượng nhân công giá rẻ dồi dào, khiến Ấn Độ được kỳ vọng trở thành công xưởng gia công ngon lành mà bất cứ ông lớn sản xuất nào cũng cần phải đến.
Nhân công giá rẻ là vậy nhưng chuyện nhập nhằng trong thuế quan là điều khiến các nhà sản xuất linh kiện còn e dè. Nếu như Foxconn nhận được những ưu đãi về thuế thì các nhà sản xuất linh kiện nhỏ không nhận được sự ưu ái nào. Để thuyết phục được các nhà sản xuất dịch chuyển qua Ấn Độ, Apple cần có thêm nhiều thời gian và các mối quan hệ.
Trong quá khứ, Nokia cũng đã từng xây dựng một chuỗi cung ứng tại Ấn Độ. Nokia khi đó thu hút được nhiều nhà cung ứng linh kiện chuyển đến nhưng kết cục phải đóng cửa dây chuyền sản xuất vì những tranh chấp về thuế với chính phủ.
Tuy nhiên, vị thế của Apple thì hoàn toàn khác hẳn và danh tiếng của Apple đủ để làm thay đổi nhiều quan điểm cứng nhắc và cũ kỹ. Một khi đã quyết định, Apple chắc chắn đã có những kế hoạch riêng trong chiến lược dời chuỗi cung ứng về Ấn Độ. Apple Store đầu tiên tại Ấn Độ dự kiến sắp mở cửa càng thêm sự khẳng định mức độ quan tâm của Apple đối với thị trường đông dân thứ 2 thế giới này.
Bất chấp mọi vướng mắc hay khó khăn như nói trên, vẫn có thể dự đoán những chiếc iPhone và thiết bị Apple mới trong tương lai sẽ được sản xuất tại Ấn Độ nhiều hơn.
Bước đi này sẽ giúp Apple được nhiều hơn là mất. Còn người dùng chúng ta tiếp tục có cơ hội tiếp cận sản phẩm mới của nhà Táo với mức giá ổn định. Những phiên bản iPhone SE, iPhone Xr từng được sản xuất ở Ấn Độ, do đó chúng ta hoàn toàn kỳ vọng Apple sẽ tiếp tục sản xuất iPhone SE2 (hay iPhone 9) giá rẻ tương tự.
Theo Thế Giới Di Động
Thông tin thẻ tín dụng Việt Nam, Singapore, Malaysia bị tung lên mạng do vụ rò rỉ dữ liệu lớn Hàng trăm ngàn thông tin thẻ tín dụng do các ngân hàng lớn ở ít nhất 6 quốc gia Đông Nam Á - gồm Việt Nam, Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan - phát hành đã bị lộ trên mạng, theo start-up bảo mật Technisanct ở Ấn Độ. Báo Hong Kong South China Morning Post (SCMP) đưa tin Công ty cho biết...