Trung Nam Group đã rót bao nhiêu tiền vào dự án chống ngập chục nghìn tỷ tại TP HCM?
Dư nợ phải trả của Trung Nam BT 1547 tại thời điểm 15/11 khoảng 2.639 tỷ đồng, động thái chậm trễ từ TP HCM có thể khiến dự án này tạm dừng trong vòng 2 tháng tới.
Trong cuộc họp báo tổ chức ngày 30/11, ông Nguyễn Tâm Tiến – Tổng giám đốc Công ty TNHH Trung Nam BT 1547, chủ đầu tư công trình chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP HCM cho biết dự án đứng trước nguy cơ thêm một lần tạm dừng. Trung Nam BT 1547 là công ty thành viên của Tập đoàn Trung Nam.
VnExpress đưa tin, tổ đàm phán hợp đồng (của UBND TP HCM) đã thống nhất một số nội dung của phụ lục hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) gia hạn thời gian thực hiện dự án từ ngày 24/9. Tuy nhiên, cơ quan được giao ký phụ lục hợp đồng là Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa đồng ý. Đến nay nhà đầu tư chưa nhận được văn bản chính thức từ UBND thành phố với công trình này.
“Thông tin chúng tôi có được là Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đề xuất tiếp tục thực hiện dự án nhưng không ký phụ lục hợp đồng nên vướng mắc không được giải quyết”, ông Tiến nói. Tổng giám đốc Trung Nam BT 1547 bổ sung, nếu phụ lục hợp đồng chưa ký, ngân hàng sẽ không thể giải ngân 1.800 tỷ đồng còn lại khiến dự án bị đình trệ. Cập nhật đến nay, công trình chống ngập đã hoàn thành 93% tiến độ.
Công trình chống ngập được khởi công giai đoạn 1 vào năm 2016, dự án nhằm mục đích kiểm soát ngập do triều cường. Dự án có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng với quy mô: 6 cống ngăn triều lớn (khẩu độ 40-160 m) là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định và 7,8 km đê kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh với các cống nhỏ khẩu độ dưới 10 m.
Tháng 4/2018, dự án phải dừng thi công lần 1, thời gian kéo dài gần một năm do Ngân hàng BIDV – chi nhánh Nam Sài Gòn không giải ngân cấp vốn. Chủ yếu do UBND thành phố chưa ký xác nhận báo cáo cáo thanh toán giải ngân cho dự án. Bên cạnh đó liên danh tư vấn tố cáo chủ đầu tư sử dụng vật liệu không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật…
Video đang HOT
Được biết, để thực hiện dự án này, Trung Nam thanh lập công ty Trung Nam BT 1547 có vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng. Với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ, công ty này phần lớn sử dụng vốn vay ngân hàng cho việc đầu tư vào tài sản.
Số liệu của chúng tôi cho thấy tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của BT Trung Nam 1547 là hơn 6.050 tỷ đồng, tương ứng với số tiền đã rót vào dự án trên.
Chủ thầu dự án này là Trung Nam E&C, cũng là một thành viên thuộc hệ sinh thái Trung Nam Group. Công ty xây dựng này đạt mức doanh thu hơn 9.200 tỷ đồng trong năm gần nhất, nhưng lợi nhuận vỏn vẹn 2 tỷ đồng.
Theo báo Thanh Niên , hiện tại dự án đã được BIDV cấp vốn hơn 7.900 tỷ đồng, tương ứng khoảng 80% giới hạn số tiền cho vay được phê duyệt. Dư nợ phải trả vào ngày 15/11 hơn 2.639 tỷ đồng. Phía ngân hàng và chủ đầu tư đã gửi công văn cho UBND TP HCM về việc bố trí vốn thanh toán số nợ này nhưng đến nay TP.HCM vẫn chưa thực hiện việc bố trí vốn để hoàn trả cho ngân hàng theo cam kết tại Phụ lục Hợp đồng BT số 4769.
“Trước đây Chính phủ có văn bản 285, cho phép UBND TP.HCM thanh toán cho chủ đầu tư dự án chống ngập do triều bằng đất, hết đất thì trả bằng tiền. Trong quá trình thực hiện dự án, UBND TP tiếp tục báo cáo Chính phủ đề xuất được trả 15% bằng đất, 85% trả bằng tiền. Thủ tướng Chính phủ tiếp tục trả lời UBND TP, chỉ đạo tiếp tục thực hiện theo văn bản 285. Điều này làm lúng túng.
UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng Tổ đàm phán làm việc với chủ đầu tư, đàm phán trả cho nhà đầu tư khoảng 16% hợp đồng bằng đất, còn lại 84% trả bằng tiền. Quỹ đất UBND TP dành cho dự án đã có nhưng đến thời điểm này, khi dự án đã dần hoàn thành, chủ đầu tư nhiều lần yêu cầu bàn giao quỹ đất nhưng UBND TP chưa giao một mảnh đất nào cho nhà đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tranh luận về cơ sở thanh toán 85% hợp đồng bằng tiền, đã gửi văn bản xin ý kiến lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhưng vẫn chưa có kết quả. Dự án tiếp tục tắc.”
Hà Nội điều chỉnh khu đô thị 'nghìn tỷ' với 182ha
Dựa trên đề nghị của các cơ quan chức năng, trong đó dựa trên đề nghị của Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an), của Tổng cục quản lý đất đai, UBND TP Hà Nội vừa ra quyết định điều chỉnh tên người sử dụng đất Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5 thuộc huyện Thanh Oai (Hà Nội) với diện tích nghiên cứu quy hoạch hơn 182ha.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa ký quyết định 5269 điều chỉnh một số nội dung ghi tại quyết định số 3123 ngày 30/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây trước đây.
Cụ thể, tại quyết định này, UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất ghi tại quyết định 3128 của UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) về việc thu hồi hơn 182 ha đất trên địa bàn xã Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Bình Minh của huyện Thanh Oai, chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5 từ Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP.
Sau hơn 12 năm, UBND TP Hà Nội điều chỉnh quyết định giao đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5 dựa trên đề nghị của các cơ quan chức năng trong đó có cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an).
Tại quyết định 5269, UBND TP nêu rõ lý do điều chỉnh là căn cứ theo quyết định 963 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) về việc cho phép đầu tư dự án Khu đô thị Mỹ Hưng - Cienco5 tại huyện Thanh Oai.
Quyết định 24 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ đổi tên Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP có trách nhiệm kế thừa toàn bộ trách nhiệm, nghĩa vụ của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng dự án Khu đô thị Mỹ Hưng - Cienco5 theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
Cùng với đó, lý do điều chỉnh còn dựa trên đề nghị của Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) tại các văn bản số 948/ANĐT-P5 ngày 6/8/2018, 147/ANĐT-P4 ngày 21/1/2020; đề nghị của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5-CTCP tại văn bản số 05 ngày 24/3/2020 và văn bản số 395 ngày 4/3/2020 của Tổng cục quản lý đất đai.
Quyết định của UBND TP Hà Nội cũng nêu rõ Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5-CTCP, Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 có trách nhiệm nộp các khoản nghĩa vụ tài chính theo quy định...
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án tại các quyết định 987 ngày 18/4/2018, quyết định 961, 964 của UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) theo quy hoạch điều chỉnh được phê duyệt tại quyết định 3229 ngày 13/7/2015 của UBND TP và biên bản thỏa thuận 10 ngày 21/8/2017 của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5-CTCP và Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5; hợp đồng BT theo quy định.
Ngoài ra, Sở Tài chính chủ trì cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở GTVT xác định giá trị dự án BT và các dự án đối ứng theo quy hoạch điều chỉnh được phê duyệt, việc cân đối giá trị dự án BT và giá trị quỹ đất thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác phải thực hiện (nếu có).
Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ kết quả thực hiện tại văn bản này, tổng hợp trình UBND TP điều chỉnh tên người sử dụng đất theo đúng quy định.
Trao đổi với báo chí về quyết định điều chỉnh tên người sử dụng đất Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng, khẳng định quyết định điều chỉnh trên là dựa trên căn cứ của pháp luật.
"Việc điều chỉnh như vậy là dựa trên căn cứ của pháp luật, đề xuất của cơ quan chức năng trong đó có đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chứ không phải muốn là được. Lý do của việc đổi tên đã được trình bày rõ trong quyết định 5269", Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.
Chấm dứt đầu tư khách sạn 5 sao cao nhất tại TP Hải Phòng UBND thành phố Hải Phòng vừa chấm dứt hiệu lực chủ trương đầu tư dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê 70 tầng, được đánh giá cao cấp, sang trọng bậc nhất tại địa phương này do nhà đầu tư chưa thực hiện các thủ tục triển khai, thi công. Ngày 23/11, UBND thành phố...