Trung-Mỹ-NATO lại tiếp tục cuộc đấu khốc liệt ở Thổ Nhĩ Kỳ
Công ty Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ đang xem xét đưa ra điều kiện thuận lợi hơn, để cạnh tranh hợp đồng tên lửa phòng không Thổ Nhĩ Kỳ với các đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Công ty Raytheon và Lockheed Martin đã thảo luận sơ bộ với chính phủ Mỹ về việc vấn đề sửa đổi điều kiện dự thầu, từ đó tăng cường sức cạnh tranh của Mỹ trước đối thủ. 2 công ty này đang xem xét phương án toàn diện hơn, có thể nâng cao khả năng phòng không cho Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả khả năng hai bên cùng hợp tác sản xuất.
Trước đây, hệ thống tên lửa “Patriot” của Raytheon và Lockheed Martin đã thất bại trong gói thầu hợp đồng tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ với công ty của Trung Quốc, châu Âu và Nga. Hệ thống tên lửa FD-2000, phiên bản xuất khẩu của hệ thống Hồng Kỳ-9 (HQ-9) của Trung Quốc được Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn. Tuy nhiên, Ankara đã gặp phải sức ép ghê gớm từ Mỹ và NATO về vấn đề HQ-9 không thể tương thích với các hệ thống phòng không của NATO.
Video đang HOT
Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc
Cuối tháng 10 vừa qua, Cục công nghiệp bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ quyết định lùi việc đấu thầu mua sắm hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa đến 31-01-2014. Việc này có nghĩa là Ankara đã phủ quyết quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc và bắt buộc phải tổ chức đấu thầu lại. Tuy nhiên, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga đã quyết định bỏ, không tham gia đấu thầu lại.
Cục công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ chính thức gửi thông báo mời 3 công ty tham gia dự thầu và tuyên bố sẽ kéo dài thời gian đấu thầu để các bên có thể đưa ra phương án đấu thầu mới. Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc, sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với hệ thống tên lửa phòng không “Patriot” của Mỹ và “Aster-30″ của châu Âu với nhiều điều khoản sửa đổi hấp dẫn hơn.
Chính phủ Mỹ đã từng nhiều lần gây áp lực để Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia thành viên của khối NATO thay đổi quyết định. Hãng tin Anh Reuters bình luận, Washington coi Ankara là đối tác quan trọng ở khu vực Trung Đông, hai nước có lợi ích chung trong lĩnh vực an ninh năng lượng và chống khủng bố. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ muốn có vai trò độc lập hơn trong công việc toàn cầu, chứ không muốn chỉ nghe và làm theo lời của Mỹ.
Theo ANTD
Hà Lan chính thức quyết định mua 37 chiến đấu cơ F-35A
Trang mạng Defence News của Mỹ cho biết, Nghị viện Hà Lan đã quyết định thông qua gói thầu chọn mua các máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ do Chính phủ đề xuất, kết thúc cuộc tranh luận kéo dài 15 năm về vấn đề nên hay không nên mua loại máy bay này.
Hà Lan đã quyết định sắm tới 37 chiếc F-35A
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan vui mừng tuyên bố: "Đây là một thời điểm lịch sử rất quan trọng, cuối cùng Quốc hội đã quyết định trang bị cho quân đội loại máy bay tiên tiến nhằm đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ và thách thức trong tương lai".
Tổng cộng đã có 9 quốc gia tham gia vào chương trình F-35A, trong đó có Hà Lan. Hôm 17-9, Chính phủ nước này đã công bố kế hoạch mua 37 chiến đấu cơ F-35A là phiên bản cất, hạ cánh thông thường, được sản xuất rộng rãi nhất. Các quốc gia đối tác không bắt buộc phải mua loại máy bay này, còn riêng không quân Mỹ đã đặt mua hơn 1.700 chiếc F-35A.
Hà Lan dành cho chương trình mua máy bay F-35A khoản ngân sách trị giá 4,5 tỷ euro, tương đương khoảng 6 tỷ USD. Nhà thầu chính Lockheed Martin, và nhà sản xuất động cơ Pratt & Whitney của chương trình sản xuất máy bay chiến đấu F-35 rất vui mừng với quyết định này của Quốc hội Hà lan.
Chính phủ Hà Lan khẳng định, việc chọn mua loại máy bay này là một sự lựa chọn đã được cân nhắc kỹ cho lực lượng không quân trong tương lai. Kế hoạch đã định là Hà Lan sẽ mua 37 chiếc nhưng nếu tình hình tài chính cho phép, nước này có thể sẽ tăng lượng mua trong vài năm tới.
Hiện tại, Hà Lan đã mua hai máy bay F-35A và các phi công đầu tiên hiện đang được huấn luyện tại căn cứ không quân Eglin của Mỹ. Dự kiến, chiếc F-35A đầu tiên sẽ được biên chế cho quân đội vào năm 2019 và sẽ thay thế hoàn toàn máy bay chiến đấu F-16 vào giữa năm 2020.
Theo ANTD
Mỹ-Trung giành giật bầu trời Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và chế tạo máy bay siêu thanh không người lái SR-72 với tốc độ "kinh hoàng" đủ sức gây áp lực với quân đội Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh cũng đang toan tính lập khu nhận biết phòng không nhằm đánh chặn hay thậm chí là đáp trả khi cần thiết. Đồ họa máy bay...