Trứng luộc nước trà món ăn độc đáo, thanh mát của người Trung Hoa
Trung Quốc nổi tiếng bởi nền ẩm thực phong phú với các công thức nấu ăn cầu kì, công phu. Món trứng luộc nước trà là một món ăn điển hình với nguyên liệu đơn giản, dễ chế biến và giàu chất dinh dưỡng. Cùng khám phá cách chế biến món ăn nổi tiếng này nhé!
1. Nguồn gốc và tác dụng của món trứng luộc nước trà
Trứng luộc nước trà được coi là một nét đẹp văn hóa của người dân Trung Hoa. Theo quan niệm của họ, món ăn này sẽ mang lại nhiều may mắn và thịnh vượng cho gia đình, đặc biệt vào dịp tết Nguyên Đán. Món ăn này được bày bán khắp mọi nơi, từ những quán ăn đường phố đến những nhà hàng sang trọng.
Trứng luộc nước trà là món ăn đặc sản của người Trung Hoa
Để chế biến món ăn này thành công, không chỉ cần những quả trứng tươi ngon mà còn là sự kết hợp hương vị đậm đà của các loại gia vị như hạt tiêu, hoa hồi, đinh hương, quế… Các gia vị này góp phần làm cho món trứng luộc nước trà được thơm ngon hơn, lòng đỏ không bị bở và lòng trắng không bị khô quá mức.
2. Cách làm trứng luộc nước trà
Trứng luộc nước trà sử dụng nhiều gia vị
2.1. Nguyên liệu
6 quả trứng lớn
3 gói trà đen loại trà nhúng
1/4 chén nước tương
1 miếng quế
Video đang HOT
2 bông hoa hồi
3 nhánh đinh hương
1 thìa cà phê hạt tiêu
1/4 thìa cà phê hạt thì là
1 thìa đường lớn
2.2. Cách chế biến
Bước 1: Luộc trứng
Nếu để trứng trong tủ lạnh, bỏ ra ngoài 1-2 tiếng để trứng về nhiệt độ thường.Cho nước vào nồi đun tới khi sôi thì nhẹ nhàng thả trứng vào để tránh làm vỡ trứng.Luộc trứng trong nước sôi khoảng 7 phút cho trứng chín tới.Trứng chín, dùng vá vớt trứng ra rồi thả vào bát nước đá trong khoảng 5 – 7 phút cho trứng nguội hoàn toàn và dễ dàng bóc vỏ hơn.
Bước 2: Làm hỗn hợp nước trà
Cho toàn bộ những nguyên liệu còn lại vào một nồi khác.Đun sôi hỗn hợp, cho nhỏ lửa trong khoảng 10 phút để các tinh chất trong trà tan ra rồi tắt bếp. Mở nắp vung nồi cho tới khi nguội hẳn.Dùng một rây lọc chắt lấy nước cốt trà.
Bước 3: Tạo đường vân mạng nhện lên trứng
Sử dụng 1 chiếc thìa kim loại, gõ nhẹ lên xung quanh quả trứng để lớp vỏ có các đường như mạng nhện là được.
*Lưu ý:
Không được bóc vỏ trứng.Gõ trứng nhẹ nhàng nhưng phải dứt khoát, đảm bảo cho vỏ nứt ra mà không rơi xuống.
Bước 4: Ngâm trứng
Cho trứng ngập hoàn toàn trong nước trà vừa được lọc, đặt lên bếp đun sôi.Sau khi nước trà sôi, vặn lửa nhỏ tiếp tục đun trong vòng 1 giờ.
*Lưu ý: Trong quá trình đun nên kiểm tra xem trứng còn ngập trong trà không. Nếu không, bạn có thể thêm một chút nước hoặc đảo trứng để cho trứng được ngấm đều nước trà.
Bước 5: Hoàn thành
Tắt bếp, mở nắp vung để nguội từ từ rồi vớt trứng ra.Nhẹ nhàng thấm trứng cho khô, sau đó bóc vỏ để sử dụng hoặc có thể bảo quản trong tủ lạnh trước khi ăn để món ăn thêm đậm đà.
3. Yêu cầu thành phẩm và cách thưởng thức
Trứng luộc nước trà với nhiều vân trứng đẹp mắt
Món trứng luộc ngâm nước trà ngon đúng điệu phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
Hương thơm nhẹ nhàng: Trứng chín có mùi thơm nhẹ của thảo mộc đun khi luộc trứng.Vị trứng béo ngậy: Lòng đỏ có vị bùi và ngậy, ăn không bị ngán như trứng luộc thông thường. Trứng có thể dùng như một món ăn nhẹ buổi chiều hoặc dùng chung với cơm trắng, cơm chiên, cháo.Màu sắc hấp dẫn: Trứng sau khi bóc vỏ sẽ có những đường vân màu nâu vàng độc đáo, đẹp mắt theo vết nứt của vỏ. 4.
Lưu ý khi chế biến món trứng luộc nước trà
Lưu ý để có thành phẩm hoàn hảo
Bảo quản trứng qua một đêm rồi mới lột vỏ. Trứng để càng lâu sẽ càng đậm đà, thấm gia vị và hương vị trà.Món trứng luộc nước trà có thể bảo quản trong tủ lạnh tới 3-4 ngày.Muốn món trứng trà có hương vị ngon đạt chuẩn thì bạn nên dùng đúng loại trà như trà đen Phúc Kiến, trà Ô Long.Nên chọn những quả trứng vừa và nhỏ. Nguyên nhân là bởi lớp vỏ trứng dày bảo vệ trứng khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn.Nên lựa chọn những quả trứng có vỏ ráp, hơi sần sùi, có lớp phấn mỏng bao quanh.Trà sau khi đun nên để nguội và làm mát hoàn toàn (ít nhất là dưới 40 độ C) trước khi cho trứng vào ngâm.Chỉ nên sử dụng một miếng nhỏ đại hồi vì nó có hương vị mạnh hơn các loại gia vị khác.
Trứng luộc nước trà được người Trung Quốc ăn quanh năm như món ăn mang lại sự thịnh vượng, may mắn vừa là món ăn ngon bổ dưỡng cho mọi gia đình. Cùng vào bếp trổ tài làm món ăn thanh mát, độc đáo với những quả trứng tươi ngon, chất lượng, có kiểm định tại VinID nhé!
Trưa nay ăn gì: Bún cá dầm đậm đà hương vị biển
Bún cá dầm là tên gọi món ăn đặc sản của vùng đất Khánh Hòa, mà nổi tiếng nhất là bún lá cá dầm Ninh Hòa. Đây là món được nhiều người ưa thích bởi nó mang hương vị thanh tao, ngọt ngào của làng biển.
Nhiều người tưởng món bún cà dầm được làm từ một loại cá mang tên "dầm" nhưng sự thật không phải vậy. Tên gọi "bún cá dầm" xuất phát từ cách chế biến nước lèo đặc trưng của món ăn này. Trước khi nấu, cá sẽ đem gỡ xương, dầm ra thành các miếng nhỏ. Không cầu kỳ, tô bún ngọt ngào và hấp dẫn lạ lùng. Nồi nước ngon có vị chua dìu dịu của cà chua và vị ngọt tự nhiên của cá.
Cá dầm là một loại nước lèo để dùng với bún, duy nhất chỉ hợp với bún lá nên chúng được ghép lại thành tên, và chỉ có chúng mới sánh đôi với nhau. Khi nấu, cá được gỡ xương dầm ra từng mảng nhỏ thả vào nồi nước. Vài lát cà chua, vài cọng hành hoa xắt sẵn thả vào nồi nước để giữ mùi thơm và tăng hương vị.
Bún lá dai, sợi trắng láng được chế biến từ nước bột đầu tiên. Cũng là bún, nhưng bún lá có cách thưởng thức khá đặc biệt: bún lá được bày từng khoanh trên miếng lá chuối cắt tròn. Hình dáng bún là hình tròn bằng cái chén. Khi sản xuất người ta xoáy bún thành hình tròn mỏng và được đổ lên một mảnh lá chuối xanh cắt tròn để không bị dính. Tại Ninh Hòa đã hình thành nên một làng gọi là làng bún lá Diên Lạc.
Có thể lựa chọn nhiều loại cá khác nhau để nấu món ăn này. Thông thường sẽ chọn những con cá nhiều đạm, ngọt thịt và dai như cá cờ, cá bè, cá bò hoặc cá ngừ. Cá được chọn là loại tươi để nấu không bị nát, đặc trưng vùng biển địa phương. Có thể thêm sứa hoặc chả cá chiên để đổi mới và tăng thêm hương vị. Nước lèo chuẩn vị không tanh, có độ trong, ít dầu mỡ và thơm thoang thoảng mùi cá.
Cái ngon của tô bún lá cá dầm là cho dù nồi nước lèo có sôi đến đâu cá vẫn không bị nát mà ngược lại càng thấm, càng dai. Và chả cá chế biến từ cá tươi nên thơm, ngọt thịt, dai nhờ quết đều. Cá được dầm từng thớ vào nước mà vẫn không làm đục nước.
Rau sống để ăn ghém gồm xà lách, hoa chuối, rau thơm bỏ dưới đáy tô, phủ trên là hai lát bún lá rồi chan vá nước cá nóng hổi lên trên, vắt một ít chanh tươi, rưới một ít nước mắm ngon và ít ớt tươi (loại ớt sim chưa lai) đâm nhuyễn. Bên trên tô bún còn có chút hành lá xắt nhỏ, hành tây thái mỏng.
Tô bún cá lá dầm nóng hổi khiến người ta phải ăn từ từ, chầm chậm, vừa ăn vừa cảm nhận vị thơm ngọt tự nhiên của thịt cá, hòa quyện với vị chua của cà chua. Những cọng bún mềm ăn kèm với nước lèo trong veo, không tanh mùi cá khiến món ăn trở nên đậm đà và ăn mãi không chán. Dường như bao tinh túy hội tụ trong tô bún lá cá dầm đậm đà vang danh xứ biển.
Độc đáo những món ăn chế biến từ mắc nhung Phù Yên có nhiều món ăn độc đáo, lạ miệng, những ai đã từng được thưởng thức sẽ khó có thể quên. Trong đó, phải kể đến món rau cải mèo xào gừng ngọt lịm; cá suối Tấc rán nguyên con; châu chấu ruộng chiên giòn và đặc biệt là các món ăn được chế biến từ mắc nhung (quả đắng). Mắc nhung...