Trứng lộn kiểu Huế
Lần đầu tiên ở phố, tôi bất ngờ bởi tiếng rao vào lúc nửa đêm: “Ai… trứng… lôôn … “. Bộ ai giỡn hay sao, thằng bạn cùng phòng tủm tỉm, người ta bán trứng lộn đó, có thèm ăn không.
Nói rồi hắn giải thích luôn, giọng phụ nữ không khỏe, nếu cứ đầy đủ mà rao “Ai ăn trứng vịt lộn không?” hẳn là ở hai bên con đường lớn ồn ào không ai nghe. Vậy nên, chỉ còn cách kéo dài và ngân vang âm cuối, càng vang, càng dài, càng tốt…
Trứng vịt lộn không phải là món ăn riêng có của người Huế, kiểu như bún bò. Thế nhưng người Huế có cách gọi tên, cách chế biến, cách ăn và cả cách bán nữa không giống bất kỳ nơi nào trên đất nước này. Đúng ra, “trứng vịt lộn” là cách gọi của người Hà Nội. Ở Sài Gòn gọi là “hột vịt lộn”, hay chuẩn hơn phải là “hột zịt lộn”. Còn người Huế mình thì ngắn gọn hơn cả, “trứng lộn”. “Trứng vịt lộn” ở Hà Nội được xem là một món ăn sáng, nhiều người chỉ cần xơi một hai quả, rồi làm thêm ly rượu nhỏ là có thể yên tâm đi làm. “Hột zịt lộn” là món ăn chơi cả ngày lẫn đêm của dân Sài Gòn. Còn người Huế, từ chiều muộn trở đi đến đêm khuya mới bán và ăn trứng lộn.
Video đang HOT
Tầm này, Huế đang vào đông. Đây cũng là thời điểm món trứng lộn trở nên khoái khẩu. Bạn bè đi chơi khuya, đãi nhau, chia tay nhau bằng quả trứng. Vợ thương chồng, mạ thương con, thè thẹ đi mua vài quả trứng lộn mời nhau. Buổi tối có công việc phải thức khuya cần bồi bổ, không có gì ngon và ấm áp bằng được ăn trứng vịt lộn. Có thể ngồi nhà đợi tiếng rao, cũng có thể xuống phố. Xa xa thấy có cây đèn dầu và dáng người ngồi bên chiếc thúng, đích thị đó là hàng vịt lộn trong đêm. Nó ít thấy ở Hà Nội hay Sài Gòn, trứng vịt lộn thường hay bán ở trong các quán.
Kiểu bán khác nên cách ăn cũng thật đặc biệt. Người Hà Nội đập trứng sẵn ra chén, sau đó thêm vài cọng rau răm, bỏ vào tí bột canh, vắt thêm chút nước từ trái quất. Ăn “hột zịt lộn” kiểu Sài Gòn có vẻ thanh lịch hơn. Quả trứng được đặt trên một cái ly nhỏ bằng sứ, dùng chiếc muỗng nhỏ xinh đập ở đầu trứng phía trên, bóc vỏ không quá lớn, không quá nhỏ và dùng muỗng xúc đến khi nào hết. Ăn xong trứng vì thế mà có khi lớp vỏ vẫn như còn nguyên.
Huế mình không như thế. Nhận quả trứng từ người bán hàng là khẻ nhẹ một cái, dùng tay bóc vỏ một ít ở đầu trứng, rồi húp nước “cái rột”, nghe thật đã. Trứng vịt lộn được để trong thúng có bao tải nên giữ được ấm.
Khi nước đã ngót thì bắt đầu ăn, ăn tới đâu mới bóc vỏ tiếp tới đó. Ăn trứng lộn với rau răm và gần đây có thêm loại chua ngọt, chấm với muối tiêu. Kiểu này tiện lợi, vừa ngon, vừa ấm, lại không tanh. Khi ăn xin mấy o, mấy mệ cho thêm tý muối, tý rau, chuyện trò chân tình, rôm rả nên càng thêm ngon miệng.
Giữa phố thị đèn điện sáng trưng, cái lạ của người bán trứng lộn xứ Huế là đã không bỏ quên cây đèn dầu tù mù. Có người bảo, ăn trứng vịt lộn phải tôi tối thế mới hay, còn không đập quả trứng ra thấy rõ hình dáng con vịt cùng bộ lông đen sì, kẻ yếu bóng vía không tài nào nhai được, mất khách như chơi. Cây đèn còn dùng để soi và chọn trứng ngon, trứng tốt cho khách. Cái thúng trứng lộn rồi cũng được bán hết thế nhưng nhìn mệ bán trứng cứ soi soi, chọn chọn, lấy ra, bỏ vào trông thật căng thẳng, người ăn cảm thấy bà chủ như đang ưu tiên cho riêng mình, ăn quả trứng lại càng thấy ngon và ấm áp hơn nhiều. Ấy cũng cái mẹo dễ thương của người bán trứng lộn xứ Huế.
Nắng nực trời trưa nhớ tô canh bò nấu khế
Hôm qua bạn ở miền Nam nhắn gửi vô cho vài trái khế chua vườn nhà để nấu với thịt bò, nhớ quá chừng. Bày đặt dữ rứa, khế chua ở mô cũng như nhau mà. Không, bạn nói, cái dư vị khế vườn nhà ở Huế nó khác...
Canh thịt bò nấu khế chua. Ảnh: Internet
Thiên nhiên quả tài tình khi có những sự phối hợp nhuần nhị lạ lùng giữa các thức. Xưa có câu: "Bò chết gặp khi khế rụng" là "nhắc" các đầu bếp về cái chuẩn đặc biệt ngon của các món thịt bò nấu khế. Bao nhiêu là món nhắc đến thấy dư vị xưa nồng nàn trong ký ức: thịt bò xào khế, bò bắp hầm khế món ấm áp ngày đông, nhưng dứt khoát trời trưa nắng nực thì phải nhắc đến các chị, các mẹ ở Huế với tô canh thịt bò nấu khế chua.
Các món trên, món nào cũng rất dễ làm và làm dễ ngon. Thịt bò xào khế thì chỉ cần thịt bò vừa đủ, ra vườn hái vài trái khế chua, và gia vị tiêu hành. Thịt bò xắt mỏng ướp hành, tỏi băm và muối, ớt. Khế chua cắt lát hình ngôi sao. Bắc chảo lên bếp đun nóng dầu ăn và cho thịt bò vào xào. Khi thịt chín mềm bỏ ra đĩa. Dùng cái chảo đó cho khế vào xào, đảo nhanh tay để khế tiết ra nước chua. Sau cùng cho thịt bò đã xào vào đảo đều, nêm gia vị vừa miệng. Thêm hành hoa, rau răm cùng ít mì chính rồi cho ra đĩa, xé trái ớt đỏ đặt lên trên cho bắt mắt. Từng miếng thịt bò ngon, mềm quyện lẫn vị chua chua của khế vô cùng hấp dẫn.
Món bắp bò hầm khế rất thích hợp để thực hiện vào những ngày trời trở mưa. Giữa mâm cơm với bát thịt bò nấu khế bốc khói nóng hổi, hương thơm nồng ấm cùng hương vị quyến rũ sẽ khiến cả nhà náo nức. Mua bắp bò ngon về rửa sạch và thái lát mỏng. Khế chua cắt lát hình sao hơi dày, rửa sạch rau răm, hành lá rồi vớt ra để ráo và thái nhỏ. Đun sôi nước trong nồi rồi cho bắp bò vào nấu đến khi bò chín mềm, nhớ vớt bọt để nước dùng được trong. Cho khế vào nấu và nêm thìa muối ăn. Đun thêm khoảng ba phút thì tắt bếp, cần lưu ý khi nấu món bắp bò hầm khế là không nên đun quá lâu để cho bắp bò nấu khế không quá chua nhưng cũng không bị mất đi vị chua đặc trưng của nó. Cuối cùng nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Múc canh ra tô, rắc thêm một ít hành lá lên trên nữa là có thể mời cả nhà xúm xít. Món bắp bò hầm khế chua giúp cho khế trở nên chua nhẹ, thanh dịu và thịt bò ngọt hơn, thơm hơn tạo nên một hương vị ấm áp giữa ngày mưa Huế.
Hôm qua bạn ở miền Nam nhắn gửi vô cho vài trái khế chua vườn nhà để nấu với thịt bò, nhớ quá chừng. Bày đặt dữ rứa, khế chua ở mô cũng như nhau mà. Không, bạn nói, cái dư vị khế vườn nhà ở Huế nó khác, chua thanh dịu chứ không gắt. Chiều ý bạn, gửi theo người thân vài trái khế, thêm vào cọng ngò gai. Hẳn là người Huế, không ai không biết đến món canh thịt bò nấu khế chua. Thịt bò nên mua loại diềm thăn, có chút mỡ chút gân để tô canh beo béo thơm thơm mùi bò.
Khế làm đúng bài bản là khế chua, lựa trái vừa già, cắt đầu đuôi, gọt cạnh, để trái khế lên thớt dùng chày dập dập quanh trái khế cho vỏ khế bong ra, dùng dao nhỏ tước từng múi khế, tách bỏ hột, bóc những miếng vỏ còn dính ở múi khế ra. Pha nước muối rửa khế rồi vắt sơ cho ráo. Làm như thế thì khế vẫn cho màu xanh mà không bị chát. Tuy nhiên cũng có thể cắt khế thành hình ngôi sao, để còn cái hình hài hấp dẫn.
Bắc nồi lên bếp phi hành với ớt bột, bỏ khế vào xào, dùng tay đảo khế một chốc rồi cho nước vào. Nước sôi thì thả thịt bò đã ướp vào, canh nồi vớt bọt, đến khi nồi canh sôi lại thì tắt bếp. Múc ra tô, rắc thêm hành ngò, ngò gai. Tô canh thịt bò nấu khế chua trông thật hấp dẫn. Múi khế còn nguyên, không bị nát. Hương vị chua thanh thanh, ươm vị cay nhẹ đúng chất Huế.
Về làng Đức Bưu ăn bánh lọc bà Thảo Cũng là bánh lọc gói, nhưng bánh nơi đây khi bóc không bị dính tay, bột bánh cũng dẻo và dai hơn thế nên mỗi ngày hộ bà Hà Thị Thảo làm một tạ bột mới đáp ứng nhu cầu khách hàng. Làng Đức Bưu (Hương Sơ - TP. Huế) là làng làm bánh lọc lâu đời với gần 20 hộ. Hộ nhà...