Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng là ngôi trường điển hình về tự chủ
Trường Đinh Tiên Hoàng sớm nhận thức được vai trò của Tâm lý giáo dục luôn trang bị cho giáo viên chủ nhiệm những quan điểm và phương pháp giáo dục hiện đại.
Tôi đã thay đổi hoàn toàn cách nghĩ của mình về giáo dục học sinh “cá biệt” khi lần đầu tiên dự Lễ tri ân và trưởng thành học sinh khối 12 của trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng vào năm 2016.
Ở đó không chỉ có bài ca, tiếng hát mà còn có cả nước mắt của phụ huynh và học sinh nữa, đó là những giọt nước mắt biết ơn, những giọt nước mắt hạnh phúc khi con nên người.
Tôi thực sự khâm phục và ngưỡng mộ những tấm lòng cao cả, những thầy cô giáo trường Đinh Tiên Hoàng, đặc biệt là Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường đã xây dựng tầm nhìn và dành trọn vẹn niềm tin để giáo dục những trò “cá biệt” thành công dưới góc nhìn xây dựng trường học tự chủ và trách nhiệm giải trình để hướng tới kết quả giáo dục học sinh tốt hơn, để xây dựng trường học vì sự tiến bộ và hạnh phúc của mọi học sinh.
Theo lời thầy Lâm kể, khi trường Đinh Tiên Hoàng thành lập vào năm 1989, Việt Nam bắt đầu thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên trong lĩnh vực giáo dục, tự chủ trường học là một khái niệm mơ hồ, vì khi đó các trường học không có quyền tự chủ, mọi quyết định, hoạt động giáo dục, nhân sự, tài chính của các trường học đều do cấp trên quyết định.
Từ năm 2003 trở lại đây, các quy định về tự chủ và trách nhiệm giải trình các trường công lập đã có nhiều bước phát triển.
Mặc dù hiện nay 100% trường trung học phổ thông được giao tự chủ (trừ các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên biệt), song trên thực tế, mức độ tự chủ của các trường phổ thông công lập hầu hết rất thấp.
Học trò Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng tham gia hoạt độngt rải nghiệm (Ảnh nhà trường cung cấp)
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của Phó giáo sư Đặng Thị Thanh Huyền – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục) có thể thấy rõ sự khác biệt của tự chủ và trách nhiệm giải trình của Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng và các trường trung học phổ thông công lập nói chung.
Chia sẻ với người viết, cô Huyền nêu rõ:
Thứ nhất là tự chủ về chương trình giáo dục , thực hiện dạy học, giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh.
Theo Luật Giáo dục sửa đổi 2019, các trường học thực hiện dạy học, giáo dục học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông. Thực hiện phân hóa mạnh ở trung học phổ thông, nhà trường được chủ động lựa chọn sách giáo khoa, nội dung giáo dục phù hợp với học sinh và điều kiện nhà trường, địa phương.
Đó là câu chuyện của năm 2019. Tuy nhiên khi chưa thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), các trường phổ thông công lập ở Việt Nam đều phải thực hiện Chương trình thống nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thậm chí đa số giáo viên và các nhà trường chỉ dạy học theo sách giáo khoa.
Trong khi các trường công lập loay hoay với các thành tích, nặng về dạy chữ như bằng mọi cách phải có học sinh thi đạt giải, tỷ lệ học sinh giỏi, …tức là các tiêu chí của một trường học được đánh giá tốt lúc bấy giờ, thì trường Đinh Tiên Hoàng đã tập trung vào các chương trình giáo dục phù hợp với các học sinh (đa số bị xếp loại học lực và đạo đức yếu kém), đó là giáo dục các giá trị sống cho học sinh và dạy học sinh cách học để tiến bộ so với chính mình.
Không giáo điều, không hô khẩu hiệu, các thầy cô giáo của trường Đinh Tiên Hoàng bắt đầu bằng cách giúp học sinh phải Thích học; rồi Biết cách học; có Thói quen học và cuối cùng Học có hiệu quả.
Bắt đầu từ giáo dục 5 thói quen tích cực: Sống tự lập, thói quen biết tự học sáng tạo; Sống có kỷ luật; Tôn trọng và bảo vệ của công, giữ vệ sinh chung; Tôn trọng bản thân và người khác; Không nói tục chửi bậy và nhiều thói quen khác… và hiện nay là “5 Tự” : Tự học sáng tạo ; Tự chủ; Tự trọng; Tự tin; và Tự chịu trách nhiệm.
Thứ hai là tự chủ về tổ chức, nhân sự để có một đội ngũ nhà giáo tâm huyết, có đủ năng lực và luôn đổi mới, sáng tạo.
Tự chủ về tổ chức, nhân sự cho đến nay vẫn là “giấc mơ trưa” của các Hiệu trưởng trường phổ thông công lập. Trường cần giáo viên Địa thì phải nhận giáo viên Văn trong khi trường đang thừa tới 4 giáo viên Văn và những ví dụ tương tự không hiếm gặp.
Trường Đinh Tiên Hoàng sớm nhận thức được vai trò của khoa học Tâm lý giáo dục luôn luôn trang bị cho giáo viên chủ nhiệm những quan điểm và phương pháp giáo dục hiện đại để họ vận dụng vào công tác giáo dục.Việc thành lập một đơn vị, tuyển dụng nhân sự không nằm trong danh mục vị trí việc làm là không thể.
Video đang HOT
Từ năm 2001, trường Đinh Tiên Hoàng đã có văn phòng Tâm lý học đường với 3 nhân viên chuyên trách, thường xuyên làm các nhiệm vụ:
Một là, nghiên cứu tâm sinh lý học sinh Đinh Tiên Hoàng để tư vấn cho giáo viên có phương pháp giáo dục phù hợp, phòng ngừa những biểu hiện tâm sinh lý không lành mạnh trong học sinh;
Hai là, tư vấn giáo dục những học sinh có cá tính, khó giáo dục;
Ba là, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động tư vấn nhóm cho phù hợp từng chuyên đề giáo dục của từng lớp;
Bốn là, tư vấn hướng nghiệp cho 100% học sinh.
Kết quả tham vấn tâm lý học đường của trường trong một số năm học vừa qua cho thấy tỷ lệ học sinh bỏ học giảm mạnh; học sinh bị kỷ luật, học sinh bỏ nhà gần như không còn, học sinh tốt nghiệp phổ thông tăng mạnh, từ 38% năm học 1989-1990 (năm đầu thành lập trường) lên 79,6% năm học 2013-2014 và năm học 2017-2018 là 100%.
Trường Đinh Tiên Hoàng phải tự tuyển chọn, tự đào tạo – bồi dưỡng và đãi ngộ sao cho xứng đáng, giữ được giáo viên trong nền kinh tế thị trường.
Từng năm học, theo đặc điểm của từng học sinh, trường thường xuyên bồi dưỡng để giáo viên có được quan điểm giáo dục tiên tiến, phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục hiệu quả, phù hợp với học sinh để giáo viên được tự điều chỉnh sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Từng học kỳ, nhà trường thường xuyên lấy ý kiến học sinh, cho các em được bình chọn những giáo viên mà các em yêu thích, các giáo viên đã giúp đỡ nhiều học sinh thay đổi, tiến bộ và cả những môn các em cho là khó tiếp thu…
Thứ ba, tự chủ tài chính để có nguồn lực tốt nhất phục học dạy học, giáo dục học sinh
Mức độ tự chủ tài chính của các trường phổ thông khác nhau và chủ yếu được giao tự chủ một phần về chi thường xuyên (trừ các trường Phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên biệt không được tự chủ). Hầu hết nguồn thu chủ yếu của các trường là từ ngân sách nhà nước cấp.
Thực tế, quyền tự chủ của các trường còn thấp, các trường chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước từ phân bổ tài chính, chỉ tiêu tuyển sinh, tuyển dụng nhân sự, mức lương, nguồn thu (phải tuân thủ theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh) …Các trường chỉ có thể tự chủ một phần kinh phí sau khi tiết kiệm các khoản chi thường xuyên.
Cũng chính có quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính mà trường trả lương cho giáo viên theo năng lực và cống hiến vào các hoạt động của nhà trường, đây là một động lực quan trọng để hấp dẫn giáo viên.Trường Đinh Tiên Hoàng là trường tư thục nên tự chủ hoàn toàn về nguồn thu, các khoản chi của nhà trường theo quy định của pháp luật, không được ngân sách nhà nước cấp.
Cũng do được tự chủ tài chính nên trường mới thực hiện được các chương trình giáo dục theo đặc trưng riêng, tuyển dụng giáo viên, thành lập và vận hành Trung tâm Tư vấn học đường mà cho đến hiện nay rất ít trường phổ thông có được (kể cả các trường tư thục).
Trách nhiệm giải trình của nhà trường
Các nhà trường đều thực hiện ba công khai theo quy định theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đó là công khai về chất lượng giáo dục, điều kiện giáo dục, công khai về tài chính.
Tuy nhiên trên thực tế việc công khai nhiều khi mang tính hình thức, chưa thực đúng nghĩa trách nhiệm giải trình.
Do vậy có nhiều sai phạm của các trường về quản lý tài chính, quản lý nhân sự, công khai, … qua các cuộc thanh tra, kiểm tra các trường của các cơ quan quản lý.
Mặt khác ở các trường phổ thông công lập nói chung, do Hội đồng trường không tồn tại hoặc mang tính hình thức nên có thể nói trách nhiệm giải trình là khâu yếu nhất trong thực hiện tự chủ trường học tại Việt Nam.
Trong khi đó, ở trường Đinh Tiên Hoàng, Hội đồng trường hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả theo đúng nghĩa.
Hội đồng trường tập hợp những nhà giáo, các thành viên nhà trường, đại diện cha mẹ học sinh, cộng đồng để xác định hướng đi, giám sát việc thiện kế hoạch chiến lược và các chương trình hành động của nhà trường.
Có thể hiểu việc thực hiện trách nhiệm giải trình đã đi vào thực tế của trường Đinh Tiên Hoàng rất sớm, thể hiện ở những nội dung như:
Thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính và các văn bản về quy trình, quy định quản lý nội bộ trong các lĩnh vực hoạt động tự chủ về hoạt động giáo dục, tổ chức bộ máy, nhân sự của nhà trường.
Chịu trách nhiệm thuyết minh, giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra nhà trường.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các quyết định thực hiện quyền tự chủ về hoạt động giáo dục, tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính của đơn vị; tổ chức, thực hiện quản lý, sử dụng viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức; cam kết và chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng giáo dục theo các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định.
Thực hiện 3 công khai với các thành viên, phụ huynh (về chất lượng giáo dục, điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục và tài chính).
Chúng tôi hoàn toàn có niềm tin rằng triết lý giáo dục của nhà trường sẽ phát triển với sứ mệnh giáo dục nhân văn, mở rộng cánh cửa đón nhận những học sinh gặp khó khăn và từng bị gọi là “cá biệt”, giúp các em nên người.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Trường Liên cấp Newton hái "trái ngọt" từ phương pháp giáo dục hiện đại
Trường Phổ thông liên cấp Newton có nhiều cơ hội trên hành trình tiếp tục khẳng định vị thế, thương hiệu của một địa chỉ giáo dục đang ngày càng được xã hội ghi nhận.
Liên tục hái "trái ngọt"
Lễ khai giảng năm học mới 2019 - 2020 năm nay là một ngày thực sự đặc biệt của thầy và trò Trường Phổ thông liên cấp Newton. Điều đặc biệt bởi không chỉ là ngày khởi đầu của một năm học mới, mà còn là sự khởi đầu của năm học thứ 10, đánh dấu sự trưởng thành và phát triển vững mạnh của Nhà trường - một mốc son quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, hướng tới lễ kỉ niệm 10 năm thành lập trường.
Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống giáo dục Newton hiện nay với hơn 4.000 học sinh và gần 500 cán bộ giáo viên Việt Nam và nước ngoài, đang hàng ngày đam mê sáng tạo trong công tác dạy và học tại hai ngôi trường khang trang hiện đại ở Thủ đô.
Thầy và trò Trường Phổ thông liên cấp Newton chính thức bước vào năm học mới với nhiều thành tựu đáng mơ ước.
Tiếp bước bảng vàng thành tích của học sinh Trường Newton những năm vừa qua, ngay từ đầu năm học 2019 -2020 liên tục có "mưa giải vàng" của HS Trường liên cấp Newton.
Mở đầu là kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế Singapore (Singapore International Mathematical Olympiad Challenge - SIMOC). Đây là kỳ thi danh tiếng do Trung tâm các kỳ thi Toán Quốc tế Singapore tổ chức vào tháng 8 hằng năm. Tham gia kỳ này, HS Trường Tiểu học Newton tự hào và vinh dự mang về chuỗi 11 giải Vàng, Bạc và Đồng đến từ các phần thi cá nhân và đồng đội.
Trong suốt những năm qua, chất lượng dạy và học tại Trường Newton là điểm sáng của giáo dục Thủ đô.
Cùng với đó là Cuộc thi "Tài năng Toán học Quốc tế World Time 2019" - cuộc thi tổ chức nhằm phát hiện và cổ vũ năng khiếu toán học trong lứa tuổi HS. Dù lần đầu tiên đến với World Time nhưng đoàn học sinh Việt Nam đã khẳng định được với bạn bè Quốc tế năng lực, bản lĩnh và trí tuệ với 9 Huy chương Bạc tại Vòng 2 cuộc thi. Trong đó, hai gương mặt tiêu biểu mới của Trường Tiểu học Newton là Lê Tomasz Anh và Trần Gia Khánh đã mang về 2 tấm Huy chương Bạc.
Tiếp đó, nằm trong cụm các kỳ thi Quốc tế, ASMO- là cuộc thi đánh giá năng lực Khoa học, Toán và Tiếng Anh toàn cầu dành cho HS từ cấp Tiểu học đến THPT do Ban tổ chức ASMO Quốc tế điều hành. HS Trường Newton tham gia cuộc thi, các HS lớp 5G0 - 5Gnew và các bạn nhỏ lớp 2C0 đã mang về những tấm Huy chương danh giá gồm: 11 giải Vàng, 7 giải Bạc và 1 giải Đồng.
Các em học sinh Trường Newton đều được phát huy hết khả năng của mình.
Song hành với các cuộc thi Quốc tế là những kỳ thi trong nước. Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng Toàn quốc lần thứ 15 được phát động, trong cuộc thi này, HS Nguyễn Chí Thanh - Lớp 4G0 của trường Newton đã xuất sắc giành giải Ba với sáng tạo phần mềm Tin học về chủ đề "An toàn giao thông".
Hệ thống giáo dục hiện đại
Đặc biệt, ngay khi kết quả kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019 chính thức được công bố, thầy và trò Trường Newton lại vui mừng đón nhận kết quả đáng tự hào của các em học sinh thân yêu khi năm nay cũng như các năm trước, trường Phổ thông liên cấp Newton được xếp vào top 150 trường có điểm thi vào Đại học cao nhất cả nước.
Những con số ấn tượng trên đã chứng minh cho chất lượng dạy và học tại ngôi trường là điểm sáng của giáo dục Thủ đô nhiều năm nay. Kết quả này đã phản ánh cả một quá trình nỗ lực của giáo viên và học sinh nhà trường.
Trường Newton được biết đến là một ngôi trường hiện đại với thế mạnh Tiếng Anh và mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện, đặc biệt chú trọng phát triển các kỹ năng mềm và năng khiếu, sở trường, giúp học sinh tự tin thể hiện, khẳng định bản thân và có khát vọng vươn lên.
Các thầy cô dạy học không chỉ bằng kiến thức, nghiệp vụ, tài năng mà còn dạy học bằng cả trái tim chân thành và đam mê cháy bỏng là bí quyết để các thầy cô giáo ở Newton luôn được nhận những mùa vàng bội thu trái ngọt.
Với tầm nhìn của ban lãnh đạo nhà trường cùng với sự nhiệt huyết của các thầy cô trong giảng dạy mà đã được phụ huynh tin tưởng và gửi gắm con em mình. Số lượng học sinh nhập học tại trường tăng lên qua từng năm học.
Trường Newton được đầu tư, xây dựng phù hợp với môi trường giáo dục hiện đại.
Với một lộ trình, kế hoạch đã được nghiên cứu phù hợp đến từng cá thể học sinh ngay từ đầu cấp, chiến lược đào tạo bài bản, khoa học, nghiêm túc tại Newton, mọi học sinh đều được phát huy hết khả năng của mình.
Không chỉ có đội ngũ lãnh đạo, giáo viên tài năng, giàu tâm huyết mà Trường Newton còn được đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu dạy và học. Hệ thống phòng học của mỗi trường được bố trí riêng biệt, với thiết kế lấy ánh sáng tự nhiên thoáng mát cùng trang thiết bị giảng dạy và học tập tiện nghi hiện đại.
Bàn ghế đơn dễ di chuyển phù hợp với nhiều mô hình học tập khác nhau, tạo môi trường năng động, sáng tạo cho học sinh. Trang bị thiết bị hiện đại bao gồm điều hòa, bảng tích hợp, máy tính, máy chiều được kết nối mạng tốc độ cao đảm bảo cho hoạt động dạy học của nhà trường.
Đội ngũ lãnh đạo, giáo viên tài năng, tâm huyết góp phần đưa Trường Newton trở thành một trong những ngôi trường giáo dục hàng đầu.
Tại thư viện với hàng nghìn đầu sách cả Tiếng Anh và Tiếng Việt được thiết kế theo môn học, theo chủ đề, theo trình độ. Học sinh có thể tìm đọc tất cả các loại sách phục vụ cho nhu cầu học tập và tìm hiểu thế giới của mình. Trong thư viện có cả thư viện điện tử rất phù hợp cho học sinh tra cứu mạng.
Ngoài ra, trường còn có Nhà thi đấu thể thao - là sân chơi cho các em học sinh. Nhà trường luôn tạo điều kiện, môi trường, cơ sở vật chất tốt nhất để các em có thể rèn luyện sức khỏe cũng như lối sống lành mạnh, tính hợp tác tập thể, làm việc theo nhóm và cạnh tranh công bằng.
Chặng đường 10 năm phấn đấu, hoàn thiện, ngày một phát triển đi lên, "ngôi nhà lớn" Newton khẳng định sẽ là nơi sẽ luôn dang rộng vòng tay nuôi dưỡng và phát triển tốt nhất cho những chủ nhân tương lai của đất nước.
Theo giadinhvietnam
Thay đổi để hạnh phúc "Hạnh phúc được tạo nên từ những điều bình dị và nhỏ nhoi trong cuộc sống. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi có tình yêu thương giữa mọi người với nhau. Chúng ta hạnh phúc khi được đón nhận tình yêu thương thật tâm từ người khác". Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Lan Phương, Phó Hiệu trưởng Trường...