Trung – Hàn đấu khẩu về nguồn gốc bão cát
Truyền thông Hàn Quốc cho rằng bão cát tràn qua nước này xuất phát từ Trung Quốc, làm dấy lên chỉ trích từ mạng xã hội và giới chức Trung Quốc.
Bầu trời Bắc Kinh hôm 16/3 trở lại trong xanh sau một ngày thủ đô Trung Quốc hứng chịu trận bão cát lớn nhất thập kỷ. Nhưng một cơn bão mới đang bùng phát trên mạng Internet, sau khi người dùng mạng xã hội Trung Quốc phát hiện truyền thông Hàn Quốc cho rằng bão cát có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Bầu trời Bắc Kinh chuyển màu vàng cam vì bão cát hôm 15/3 (trái) và sau khi bão cát đi qua hôm 16/3 (phải). Ảnh: CFP
“Một trận bão cát rất mạnh khởi phát từ vùng Nội Mông ở miền bắc Trung Quốc và khu vực lân cận sa mạc Gobi đang di chuyển về hướng nam và sẽ bao phủ toàn bộ Hàn Quốc từ sáng 16/3″, hãng thông tấn Yonhap hôm qua dẫn thông báo từ Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA).
Nhiều hãng tin khác của Hàn Quốc cũng nhấn mạnh “ảnh hưởng nghiêm trọng” mà Trung Quốc gây ra với môi trường nước này.
Bộ trưởng Môi trường Hàn Quốc Han Jeoung-ae ngày 16/3 cho hay bà và người đồng cấp Trung Quốc Huang Runqiu đã thiết lập một đường dây nóng để thảo luận về các vấn đề cấp bách liên quan đến ô nhiễm bụi mịn ở Seoul và khu vực lân cận từ giữa tuần trước. “Phần lớn nguồn ô nhiễm bụi mịn này được cho là đến từ Trung Quốc”, Yonhap viết trong bản tin.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên lập tức bác bỏ thông tin của truyền thông Hàn Quốc, cho hay trận bão cát có nguồn gốc từ nước láng giềng Mông Cổ và đã tấn công 12 tỉnh miền bắc Trung Quốc từ tây sang đông.
Video đang HOT
“Chính quyền Mông Cổ đã công bố thông tin thiệt hại do bão cát gây ra, nhưng dư luận Trung Quốc không chỉ trích Mông Cổ là nguồn gây bão cát”, ông Triệu nói, lưu ý Trung Quốc chỉ là một quốc gia mà bão cát “đi qua” và kêu gọi truyền thông Hàn Quốc đưa tin khách quan, khoa học.
Các bản tin của Hàn Quốc về nguồn gốc bão cát trở thành chủ đề tranh cãi sôi nổi trên mạng xã hội Sina Weibo, với hơn 340 triệu lượt xem và hơn 16.000 bình luận. Một số người cáo buộc truyền thông Hàn Quốc đưa tin sai, cường điệu hình ảnh Trung Quốc là “quốc gia gây ô nhiễm”. Một số khác cho rằng những thông tin sai lệch như vậy càng làm trầm trọng thêm thành kiến của người dân Hàn Quốc đối với Trung Quốc, khiến quan hệ song phương thêm căng thẳng.
Ngoài Hàn Quốc, một số hãng tin nước ngoài cũng đưa tin trận bão cát bắt nguồn từ Trung Quốc, quy trách nhiệm cho Bắc Kinh trước thảm họa này.
Các nhà khoa học Trung Quốc cũng vào cuộc, đưa ra chứng cứ cho rằng trận bão cát có nguồn gốc từ Mông Cổ, quét qua Trung Quốc và tràn xuống bán đảo Triều Tiên.
Ảnh vệ tinh một trận bão cát quét qua Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh: Wikipedia .
“Hình ảnh qua vệ tinh khí tượng cho thấy trận bão cát có nguồn gốc ở Mông Cổ. Gió thổi cát bay tới Trung Quốc và nó sẽ ảnh hưởng tới Hàn Quốc cũng như một số nơi khác”, Song Lianchun, giám đốc Trung Tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc, nói.
Tới chiều 16/3, Mông Cổ báo cáo 10 người chết, 580 người mất tích vì thảm họa bão cát. Do khí hậu toàn cầu nóng lên, các vấn đề sinh thái ở Mông Cổ ngày càng nghiêm trọng. Khoảng 70% diện tích Mông Cổ đang đối mặt với sa mạc hóa ở các mức độ khác nhau, trong khi các khu vực sa mạc đang có xu hướng liên tục mở rộng.
Bão cát từ Trung Quốc ảnh hưởng nặng nề tới Hàn Quốc
Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) cho biết cơn bão cát mạnh bắt nguồn từ các sa mạc ở miền Bắc Trung Quốc đang bao trùm gần như toàn bộ các khu vực của Hàn Quốc ngày 16/3.
Các tuyến phố ở Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc chìm trong cát bụi ngày 15/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo KMA, gần như toàn bộ Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của lượng bụi vàng lớn xuất phát từ khu vực Nội Mông ở miền Bắc Trung Quốc và vùng phụ cận của sa mạc Gobi từ cuối tuần qua và đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, bão cát sẽ bắt đầu suy yếu trong ngày 17/3 nhưng có thể tiếp tục ảnh hưởng đến Hàn Quốc tùy vào áp suất khí quyển trên bán đảo Triều Tiên.
Tính trưa ngày 16/3, nồng độ bụi PM 10 trung bình một giờ đã tăng lên mức 137 microgram/m3 tại thủ đô Seoul, 143 microgram/m3 tại thành phố Incheon, 153 microgram/m3 tại tỉnh Gyeonggi và 135 microgram/m3 tại thành phố Gwangju. Riêng tỉnh Nam Jeolla, nồng độ bụi PM 10 trung bình một giờ tăng vọt lên 224 microgram/m3 buộc nhà chức trách ra cảnh báo bụi mịn đối với 10 huyện và thành phố thuộc tỉnh phía Tây Nam này.
Theo KMA, nồng độ bụi PM 10 trong ngưỡng 0 - 30 microgram/m3 biểu thị chất lượng không khí "tốt", 31 - 80 là "bình thường", 81 - 150 là "xấu" và trên 151 là "rất xấu". Cảnh báo bụi mịn được đưa ra khi chỉ số này duy trì trên 150 microgram trong hơn 2 giờ.
Do bão cát tiếp tục hoành hành các khu vực phía Bắc, Trung và Đông của Trung Quốc, Trung tâm Khí tượng Quốc gia (NMC) Trung Quốc cùng ngày 16/3 đã gia hạn cảnh báo màu xanh đối với hiện tượng thời tiết bất thường này.
Hệ thống cảnh báo thời tiết về bão cát của Trung Quốc được mã hóa bằng màu sắc gồm 4 cấp độ, trong đó đỏ là mức cao nhất, sau đó đến cam, vàng và xanh. Theo NMC, từ ngày 16/3 đến sáng 17/3, bão cát và bụi sẽ bao trùm các khu vực Tân Cương (Xinjiang), Nội Mông, Hà Bắc (Hebei), Bắc Kinh, Sơn Đông, An Huy... do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh và gió mạnh. Trung tâm trên khuyến cáo người dân đề phòng gió lớn và bão cát, đồng thời khuyến nghị các lái xe đề phòng trường hợp tầm nhìn bị hạn chế.
Trong ngày 15/3, thủ đô Bắc Kinh và nhiều thành phố khác của Trung Quốc đã trải qua trận bão cát được cho là lớn nhất trong một thập kỷ do gió mạnh thổi từ sa mạc Gobi và các vùng lân cận.
Tại quốc gia láng giềng Mông Cổ, số người thiệt mạng do bão cát và bão tuyết hoành hành từ cuối tuần qua đã tăng lên 10 người. Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp nước này thông báo đến nay mới có 579 người được tìm thấy trong số 590 người mất tích trong các cơn bão. Công tác tìm kiếm những người mất tích vẫn đang được tiến hành.
Tại Mỹ, hàng chục nghìn người phải chịu cảnh mất điện trong ngày 15/3 cùng hàng loạt chuyến bay tại Sân bay quốc tế Denver thuộc bang Colorado buộc phải hủy bỏ (từ trưa ngày 14/3 tới trưa ngày 15/3) sau khi một trong những trận bão tuyết cuối mùa Đông mạnh nhất trong khoảng 2 thập kỷ gần đây tấn công vào khu vực phía Tây nước Mỹ. Đến chiều 15/3, Sân bay quốc tế Denver đã mở cửa trở lại.
Trận bão tuyết với sức gió lên tới 72 km/h xảy ra cuối tuần qua đã khiến bang Colorado và bang Wyoming chìm trong lớp tuyết dày hàng chục cm. Tuyết rơi dày đặc cùng với gió mạnh đã làm đổ nhiều cây cối, cột điện cũng như khiến giao thông trên nhiều tuyến cao tốc tại hai bang bị tê liệt.
Tại sân bay quốc tế ở thành phố Denver - thủ phủ của bang Colorado, từ trưa 14/3, hàng loạt chuyến bay buộc phải hủy bỏ sau khi tuyết rơi dày hơn 60 cm phủ kín đường băng. Đến 15h ngày 15/3, hoạt động của sân bay mới trở lại trạng thái bình thường.
Theo báo chí địa phương, trước việc nhiều hành khách của các chuyến bay bị hoãn do bão tuyết phải ở qua đêm tại sân bay trong thời tiết giá lạnh, nhân viên tại sân bay Denver đã phát chăn ấm và nước miễn phí cho hành khách. Tại một cửa sân bay, các nhân viên của một nhà hàng McDonald cũng tổ chức phát miễn phí đồ ăn.
Trong khi đó, các văn phòng và cơ quan công quyền của bang Colorado đặt tại thủ phủ Denver vẫn đóng cửa trong ngày 15/3.
Tuyến đường cao tốc liên tiểu bang số 70 và 25, hai trong số các trục đường chính của bang Colorado và tuyến cao tốc số 80 chạy hướng hành lang Đông- Tây qua bang Wyoming đã đóng cửa từ chiều 14/3.
Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) hứng chịu trận bão cát lớn nhất thập kỷ qua Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 15-3 đã bị phủ kín bởi lớp bụi dày đặc thổi vào từ sa mạc Gobi và các khu vực phía Tây Bắc Trung Quốc. Đây cũng được xem là trận bão cát lớn nhất trong 1 thập kỷ qua tại nước này. Do ảnh hưởng của bão cát, chỉ số chất lượng không khí ngày...