Trung Đông trước nguy cơ chiến tranh lan rộng
Kể từ khi bùng nổ xung đột Israel – Hamas, cả Tel Aviv và Mỹ đều tăng cường công kích các mục tiêu khắp Syria và Lebanon.
Nga đã lên tiếng cảnh báo về khả năng lan rộng của cuộc chiến hiện nay ra cả vùng Trung Đông.
Từ khi cuộc giao tranh Israel – Hamas bắt đầu, một loạt cuộc tấn công vào lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria đã xảy ra các cuộc đọ súng dọc biên giới Israel – Lebanon giữa lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn và lực lượng Israel cũng gia tăng.
Theo giới quan sát, các cuộc tấn công được coi là biện pháp phủ đầu nhằm làm suy yếu khả năng tham chiến ở Gaza của các nhóm này. Ngày 30/10, Israel xác nhận đã không kích vào cơ sở hạ tầng quân sự bên trong Syria, vị trí mà Tel Aviv cáo buộc là đã bắn pháo vào lãnh thổ Israel. Trong khi đó, truyền thông Syria đưa tin Israel không kích 2 đồn quân sự gần thành phố Daraa. Đây hoàn toàn không phải là một cuộc tấn công ngẫu nhiên vào các cơ sở mà Iran hậu thuẫn tại Syria. Đến nay, mục tiêu chủ yếu của Israel ở Syria là hai sân bay quốc tế chính ở Damas và Aleppo, cũng như các cơ sở hạ tầng quan trọng trên khắp đất nước.
Quân đội Mỹ tăng cường giám sát Trung Đông khi các mối đe dọa ngày càng gia tăng.
Trước đó, vào ngày 26/10, hai máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ đã tấn công các kho vũ khí, đạn dược của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ở Syria. Theo Lầu Năm Góc, đã có khoảng 20 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa nhằm vào quân đội Mỹ kể từ ngày 17/10. Khoảng 900 lính Mỹ được triển khai ở Syria và khoảng 2.500 lính tại Iraq. Nguy cơ xung đột leo thang đang đe dọa cuốn cả Iran, Lebanon, Syria vào một cuộc xung đột nguy hiểm ở khu vực.
Đại diện thường trú của Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya đã chỉ trích cuộc tấn công của Mỹ vào các cơ sở ở Syria: “Theo lệnh của Tổng thống Joe Biden, lực lượng Mỹ đã tiến hành các cuộc tấn công vào hai cơ sở gần thành phố Abu Kemal vào ngày 26/10. Washington cho rằng cuộc tấn công được thực hiện như một phần trong việc thực thi cái gọi là quyền tự vệ kiểu Mỹ, trong khi Syria cách lãnh thổ nước này hàng nghìn km. Những hành động bất hợp pháp của Washington đã vi phạm một cách trắng trợn chủ quyền của Syria và luật pháp quốc tế”.
Ông lưu ý rằng các cuộc đụng độ giữa người Arab và người Kurd tái diễn ở bờ Đông Euphrates cùng các cuộc biểu tình ở tỉnh al-Suwaida đã cướp đi sinh mạng của hơn 100 người. Khi “các nhu cầu kinh tế trở thành mưu đồ chính trị”, đây có thể được xem là bằng chứng sống động nhất về sự can thiệp của Washington vào các vấn đề nội bộ của Syria. “Mỹ cùng các đồng minh phương Tây đang chiếm đóng các vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía Đông Bắc Syria, buôn lậu dầu, ngũ cốc của nước này và viện lý do kinh tế nhằm mưu đồ gây bất ổn chính trị, cung cấp vũ khí cho người Kurd, sau đó được sử dụng để chống lại các bộ lạc Arab sống hợp pháp ở bờ Đông Euphrates, gây ra mối đe dọa ở các khu vực giáp biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Họ được hỗ trợ bởi lực lượng không quân Israel, lực lượng đã tự ý mở rộng các cuộc không kích vào tỉnh Deir ez-Zor”, ông Nebenzya nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN rằng, Tehran không muốn xung đột Palestine-Israel lan rộng ra toàn bộ Trung Đông. Ông cũng bác bỏ sự liên quan của Iran trong những cuộc tấn công vào các căn cứ của Mỹ trong khu vực.
Còn theo Reuters, quân đội Mỹ đang tiến hành những bước mới nhằm bảo vệ quân đội của họ tại Trung Đông. Mỹ lo ngại rằng những nhóm do Iran hậu thuẫn sẽ gia tăng tần suất tấn công. Họ cũng muốn chuẩn bị cho trường hợp phải sơ tán các gia đình quân nhân. Theo những nguồn tin giấu tên, các biện pháp được thực hiện bao gồm: Tăng cường tuần tra quân sự, hạn chế quyền tiếp cận khu căn cứ và nơi thu thập thông tin tình báo, áp dụng cho cả máy bay không người lái lẫn những phương tiện giám sát. Các quan chức cho biết, quân đội Mỹ cũng tăng cường giám sát tại các tháp canh gác của các cơ sở quân sự của Mỹ, tăng cường an ninh tại những điểm ra vào căn cứ và tăng cường những hoạt động phòng chống máy bay không người lái và tên lửa.
Tàu sân bay US Dwight D. Eisenhower của Hải quân Mỹ được tăng cường tới Trung Đông.
Đây là lần đầu tiên xuất hiện báo cáo về gói biện pháp mới nhằm bảo vệ lực lượng quân đội. Tướng Michael “Erik” Kurilla – người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, cho biết trong một tuyên bố với Reuters: “Số lượng các cuộc tấn công đang gia tăng, cũng như nỗ lực tấn công vào những địa điểm căn cứ quân sự của Mỹ; không ngừng xem xét những biện pháp bảo vệ lực lượng của chúng tôi là điều rất quan trọng”. Ông Kurilla là người giám sát lực lượng của Mỹ tại Trung Đông. Ông cho biết, hiện nay, nhiều bước đã được thực hiện nhằm tăng cường những biện pháp bảo vệ lực lượng, cũng như triển khai thêm tài sản quân sự của Mỹ đến khu vực này, “giúp ngăn ngừa thương vong nghiêm trọng hơn cho lực lượng của chúng tôi trên chiến trường”. Theo một quan chức, kể từ khi xung đột Israel-Gaza bắt đầu vào ngày 7/10, lực lượng Mỹ đóng quân tại Iraq và Syria đã nhiều lần trở thành mục tiêu tấn công. Cho đến nay, những cuộc tấn công này đã gây thương tích nhẹ cho 4 quân nhân và 5 nhà thầu quân sự Mỹ. Tất cả đều đã quay trở lại làm nhiệm vụ. Vào tuần trước, ngoài khơi Yemen, một tàu chiến của Mỹ đã bắn hạ hơn chục máy bay không người lái và 4 tên lửa hành trình, xuất phát từ phía lực lượng dân quân Houthis do Iran hậu thuẫn.
Tình hình căng thẳng gia tăng đã làm quân đội Mỹ liên tục giữ cao cảnh giác. Sự cố báo động sai tại căn cứ không quân Al-Asad (Iraq) ngày 19/10 đã làm một nhà thầu dân sự đột tử vì ngưng tim. Vị quan chức ẩn danh trong quân đội Mỹ không nói cụ thể nguyên nhân có thể dẫn đến việc sơ tán các gia đình quân nhân Mỹ. Hiện nay, những người này đang hoạt động tại nhiều địa điểm ở Trung Đông, bao gồm cả Bahrain, khu vực đóng quân của Hạm đội 5 hải quân Mỹ.
Những quan chức cấp cao trong bộ máy chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, bao gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lloyd Austin, đã cảnh báo về nguy cơ leo thang trong những cuộc tấn công nhằm vào quân đội Mỹ ở Trung Đông. Ông Lloyd Austin đã cắt cử những hệ thống phòng không mới đến Trung Đông nhằm bảo vệ quân đội, bao gồm cả hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Mỹ cũng đã cử tàu chiến, máy bay chiến đấu và 2 tàu sân bay đến khu vực.
Các quan chức an ninh Iran cho Reuters biết, chiến lược của Iran là tạo điều kiện cho những lực lượng ủy nhiệm ở Trung Đông, như Hezbollah, thực hiện những cuộc tấn công hạn chế vào các mục tiêu của Israel và Mỹ, nhưng tránh gây leo thang lớn và lôi kéo Tehran vào cuộc
Xung đột Gaza trở thành 'phép thử' sức hút của Mỹ đối với các nước 'dao động'
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách thể hiện Mỹ như một siêu cường quan tâm đến pháp quyền.
Tuy nhiên, cuộc xung đột ở Gaza, vốn đã chuyển sang giai đoạn mới khi Israel tăng cường các chiến dịch trên bộ trong những ngày gần đây, đang thách thức mong muốn đó.
Những ngôi nhà bị phá hủy sau các cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza, ngày 27/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nhà bình luận Hugo Dixor của hãng tin Reuters, số dân thường thiệt mạng ngày càng tăng trên lãnh thổ Palestine không chỉ làm xói mòn sự ủng hộ toàn cầu đối với Israel mà còn đe doạ vị thế của Washington đối với các quốc gia đang trong thế "dao động" - đều chịu ảnh hưởng và sự theo đuổi của cả Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là khi Mỹ đang ủng hộ Israel mạnh mẽ.
Trong những ngày qua, Tổng thống Biden đã tìm cách chỉ ra sự tương đồng giữa cuộc tấn công của lực lượng Hamas nhằm vào dân thường Israel hồi đầu tháng này và chiến dịch của Nga tại Ukraine, bằng cách nói rằng cả hai đều thách thức trật tự thế giới.
Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia đang phát triển, họ không nhìn nhận như vậy. Một vài nước, trong đó có các quốc gia Arab như Saudi Arabia và những quốc gia có người đạo Hồi sinh sống chủ yếu như Indonesia, đều lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ Palestine. Trong khi đó, Hoàng hậu Rania của Jordan cũng cáo buộc phương Tây có "tiêu chuẩn kép" vì đã chỉ trích các cuộc tấn công của lực lượng Hamas nhằm vào dân thường Israel nhưng lại chỉ tỏ ra quan ngại đối với việc người dân Palestine thiệt mạng vì Israel đánh bom.
Ngày 27/10, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu về một thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo để cung cấp viện trợ ở Gaza với tỷ lệ 121 ủng hộ, 14 phiếu chống. Mỹ là một trong số ít quốc gia cùng Israel phản đối nghị quyết không ràng buộc này. Tuần trước, Washington đã phủ quyết một nghị quyết tương tự tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Điều đó đánh dấu sự tương phản với tình hình năm ngoái khi Mỹ thông qua nghị quyết liên quan đến chiến dịch của Nga tại ĐHĐ LHQ.
Trong nhiều thập kỷ, cả Mỹ và Israel đều thể hiện sự đồng thuận khi cùng phản đối nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng nếu những cáo buộc về tiêu chuẩn kép vẫn tiếp tục xảy ra, Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại nhiều hơn trước đây vì nước này đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng từ một Trung Quốc và Nga. Đây là thách thức mà chính Tổng thống Biden đề cập hồi tháng này khi ông cho rằng Mỹ đang đối mặt với một "điểm uốn" trong quan hệ quốc tế.
Hơn nữa, trong bối cảnh hiện tại, các quốc gia dao động - vốn không nghiêng hẳn ủng hộ Mỹ hay Trung Quốc - có nhiều quyền lực hơn so với thời Chiến tranh Lạnh cũ giữa phương Tây và Liên Xô. Các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Saudi Arabia và Brazil ngày càng có tầm quan trọng về mặt kinh tế. Kết quả là hiện nay tồn tại một thế giới đa cực.
Mỹ cần quan hệ tốt với các nước này một phần vì lý do quân sự nhưng chủ yếu là vì mục đích kinh tế. Trong bối cảnh đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh, Washington cần các nguồn nguyên liệu thô quan trọng thay thế và các nhà cung cấp hàng hóa sản xuất mới.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan giải thích nguồn sức mạnh chủ chốt của đất nước là "mạng lưới" của các liên minh trên toàn thế giới. Trong khi hầu hết các quốc gia tất nhiên sẽ xác định mối quan hệ của họ với Mỹ trên cơ sở lợi ích cá nhân, thì các giá trị vẫn đóng một vai trò quan trọng.
Người dân lấy nước sinh hoạt tại thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 26/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Cuộc chiến Israel-Hamas đã đặt kế hoạch của Mỹ nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabiavà Israel vào thế "bế tắc". Cuộc xung đột cũng gây ra xích mích mới giữa Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh của NATO. Đầu tháng 10, Tổng thống Tayyip Erdogan đã nói việc Mỹ di chuyển một tàu sân bay đến gần Israel sẽ dẫn đến một vụ thảm sát ở Gaza.
Ngay cả trước khi bùng phát xung đột, Mỹ cũng không giành được sự ủng hộ của một số quốc gia như Ấn Độ và Nam Phi trong việc lên án Nga. Mỹ có thể còn gặp khó khăn hơn nữa trong việc thu hút các nước đang phát triển trong tương lai.
Đứng trước những rủi ro này, Mỹ cũng đã có những đánh giá và điều chỉnh. Đây có thể là một lý do khiến nước này ngày càng gây áp lực buộc Israel phải tuân theo "luật chiến tranh" - một loạt luật về những gì được phép và không được phép trong một cuộc xung đột - và tạo điều kiện để viện trợ nhân đạo được chuyển nhiều hơn đến người dân Palestine ở Gaza.
Tuần trước, Tổng thống Biden cũng đã nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về tầm quan trọng của "con đường hướng tới hòa bình lâu dài giữa người Israel và người Palestine" sau cuộc khủng hoảng.
Theo ông Mustafa Kamal Kazi - cựu Đại sứ Pakistan tại Nga và Iraq, sức ép mà Mỹ đặt lên Israel có thể thuyết phục một số nước rằng Mỹ đang theo đuổi chính sách đối ngoại dựa trên nguyên tắc trong cuộc xung đột ở Gaza. Nhưng những bên khác sẽ coi đó là quá ít, quá muộn - đặc biệt là khi Mỹ cung cấp vũ khí cho Israel và các cuộc chiến tranh kéo dài của nước này ở Afghanistan và Iraq.
Nếu viện trợ đến được Gaza với số lượng đủ để tránh một thảm họa nhân đạo tồi tệ hơn, Tổng thống Biden có thể được ghi nhận. Đạt được tiến bộ về nền hòa bình lâu dài hơn giữa người Israel và người Palestine cũng sẽ thúc đẩy lợi ích của Mỹ và đánh bóng danh tiếng của tổng thống Mỹ.
Nhưng rõ ràng đây là một kết quả khó khả thi. Thủ tướng Netanyahu phản đối giải pháp hai nhà nước. Bên cạnh đó, không rõ ai sẽ cai trị Gaza nếu Israel thành công trong mục tiêu giải tán Hamas. Khó có thể tạo ra một nhà nước khả thi ở Bờ Tây - lãnh thổ khác của người Palestine khi có quá nhiều khu định cư của Israel ở đó.
Syria: Quân đội Israel nã tên lửa sân bay Damascus, Aleppo Bộ Giao thông Syria đã phải chuyển hướng các chuyến bay thường lệ từ Damascus và Aleppo sang sân bay thành phố Latakia. Máy bay đỗ tại sân bay quốc tế Aleppo ở Syria. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 22/10, hãng thông tấn SANA dẫn lời quân đội Syria cho biết Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã tấn công tên lửa vào các sân...