Cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng y tế mới
Ngày 23/6, Giám đốc điều hành Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét Peter Sands cảnh báo cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu bắt nguồn từ cuộc xung đột ở Ukraine có thể sẽ làm hàng triệu người trên thế giới thiếu ăn khiến họ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, từ đó có thể gây ra một thảm họa y tế mới trên toàn cầu.
Người dân xếp hàng chờ được phát lương thực cứu trợ tại trại tị nạn ở Yazi Bagh, Aleppo, Syria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo ông Sands, cuộc khủng hoảng lương thực sẽ khiến nhiều người thiệt mạng không những bởi chết đói mà còn vì các bệnh truyền nhiễm do khả năng bảo vệ của cơ thể họ trở nên yếu đi vì bị suy dinh dưỡng.
Phát biểu bên lề Hội nghị bộ trưởng y tế Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra ở thành phố Yogyakarta (Indonesia), ông Sands nói: “Tôi nghĩ, chúng ta có thể đã bắt đầu một cuộc khủng hoảng y tế tiếp theo (sau đại dịch COVID-19). Đây không phải là nguồn bệnh mới, mà là những người bị suy dinh dưỡng sẽ dễ bị lây nhiễm hơn trước những căn bệnh đang hoành hành hiện nay”.
Ông Sands dự báo sẽ có thêm hàng triệu người tử vong do tác động kết hợp của các bệnh truyễn nhiễm, tình trạng thiếu lương thực và khủng hoảng năng lượng…
Video đang HOT
Theo ông, chính phủ các nước trên thế giới cần giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng lương thực bằng cách cử các nhân viên y tế tuyến đầu tới các cộng đồng nghèo nhất bởi đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Ông nói: “Điều này có nghĩa là tập trung vào chăm sóc sức khỏe cơ bản để y tế có thể tới được các bản làng và cộng đồng”.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 trên thế giới đã lấy đi nguồn lực của cuộc chiến phòng chống lao – nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong trong năm 2020.
Ông Sands nói: “Đây là một thảm họa đối với bệnh lao. Năm 2020, chúng ta chứng kiến 1,5 triệu người trên thế giới nhận không được điều trị đầy đủ đối với căn bệnh này”. Theo chuyên gia y tế này, chính phủ các nước cần khẩn cấp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực, để từ đó hỗ trợ cho công tác phòng chống lao, căn bệnh truyền nhiễm gây chết người lớn thứ hai trên thế giới.
Xếp hàng chờ đổ xăng 5 ngày, tài xế tử vong trong xe
Một tài xế xe tải 63 tuổi ở Sri Lanka đã tử vong sau khi xếp hàng tại trạm xăng suốt 5 ngày.
Truyền thông địa phương Sri Lanka hôm 23-6 đưa tin tài xế xe tải kể trên - một người đàn ông 63 tuổi - được tìm thấy tử vong trong xe do phải xếp hàng chờ đợi tại trạm xăng ở khu vực Anguruwatota suốt 5 ngày liền.
Đây là nạn nhân thứ 10 tử vong trong khi chờ mua nhiên liệu ở Sri Lanka giữa thời điểm nước này hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất hơn 70 năm qua. Tất cả những người tử vong ở trong độ tuổi từ 43-84. Phần lớn nạn nhân bị ngừng tim bởi phải chờ đợi một thời gian dài, theo báo The Daily Mirror (Anh).
Cách đây 1 tuần, một người đàn ông 53 tuổi cũng tử vong sau khi chờ đợi hàng giờ tại trạm xăng ở Panadura, thủ đô Colombo. Nạn nhân được cho là bị đau tim lúc ngồi trong chiếc xe 3 bánh của mình.
Một tài xế xe tải 63 tuổi ở Sri Lanka đã tử vong sau khi xếp hàng tại trạm xăng suốt 5 ngày. Ảnh: PTI
Quốc gia 22 triệu dân này đang trải qua tình trạng thiếu hụt nhiên liệu nghiêm trọng khiến giá thực phẩm tăng vọt và thuốc men khan hiếm.
Tình hình trở nên tồi tệ hơn vì hành động được cho là yếu kém của chính phủ trong việc giải quyết khủng hoảng, buộc Ngân hàng Ceylon thuộc sở hữu nhà nước mở tín dụng thư (Letter of Credit) cho nhập khẩu nhiên liệu.
Bộ Quản lý và Hành chính công Sri Lanka cũng thông báo Thứ sáu hằng tuần - bắt đầu từ ngày 17-6 - sẽ là ngày nghỉ đối với công chức, một trong những biện pháp giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt nhiên liệu và hoạt động vận chuyển khó khăn. Họ được khuyến khích trồng trọt nhằm tránh một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm tàng.
Trong khi đó, các nhà khai thác xe buýt thuộc sở hữu tư nhân phàn nàn rằng họ chỉ duy trì được 20% số chuyến so với bình thường do khan hiếm nhiên liệu.
Các phái viên Mỹ và Liên Hiệp Quốc cuối tuần trước kêu gọi lực lượng an ninh của Sri Lanka thông cảm cho việc người dân chờ đợi hàng giờ để mua nhu yếu phẩm, nhiên liệu..., đồng thời cảnh báo hành động vũ lực chống lại dân thường.
Trước đó, xảy ra một vụ đụng độ giữa người dân và quân đội tại trạm xăng ở Vishvamadu, Mullaitivu.
Hồi tháng 4, Sri Lanka tuyên bố hoãn trả nợ nước ngoài gần 7 tỉ USD đến hết năm 2026. Tổng nợ nước ngoài của Sri Lanka đang ở mức 51 tỉ USD.
EU kêu gọi viện trợ khẩn cấp cho các nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng lương thực Các Bộ trưởng Ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/6 đã thông qua kết luận về phản ứng của Nhóm châu Âu (Team Europe) đối với tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu, kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) và các nước thành viên khẩn trương tăng cường cam kết viện trợ nhân đạo cho các quốc gia...