Trung Đông gánh thêm bất ổn mới
Việc quốc hội Israel cấm cơ quan LHQ chuyên hỗ trợ người Palestine có thể làm phức tạp thêm hoạt động nhân đạo tại Trung Đông.
Liên quan tình hình Trung Đông, Quốc hội Israel ngày 28.10 đã thông qua luật cấm Cơ quan Cứu trợ và Việc làm LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) hoạt động tại Israel, bất chấp phản đối từ phương Tây và các tổ chức quốc tế.
Bước leo thang mới ở Trung Đông
Là cơ quan LHQ hoạt động hơn 70 năm, UNRWA hiện cung cấp hỗ trợ nơi ở, ăn uống, chăm sóc sức khỏe cho gần 6 triệu người tị nạn Palestine trên khắp Trung Đông, trong đó có khoảng 1,7 triệu người tại Gaza, theo Đài CNN. Người đứng đầu UNRWA Philippe Lazzarini chỉ trích động thái của quốc hội Israel đã “đặt ra tiền lệ nguy hiểm”, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan LHQ và tính hợp pháp trong các hoạt động hỗ trợ nhân đạo. Một số quốc gia đồng minh và đối tác của Israel như Mỹ, Anh, Đức cũng bày tỏ quan ngại về quyết định từ giới chức Israel, lo rằng điều này sẽ tăng thêm thách thức trong tiến trình hỗ trợ nhân đạo cho người Palestine, vốn chịu nhiều sức ép sau hơn một năm xung đột.
Israel không kích chết người ở Gaza, phủ bóng đen lên đàm phán
Israel từ lâu đã có bất đồng với UNRWA. Căng thẳng đặc biệt leo thang khi xung đột tại Gaza bùng phát và Tel Aviv cáo buộc nội bộ UNRWA có những thành viên thuộc phong trào Hamas, đã tham gia cuộc tấn công vào Israel tháng 10.2023, điều mà cơ quan LHQ trên phủ nhận. Về phía Israel, Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói rằng nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp viện trợ cho Gaza nhưng theo cách không đe dọa đến an ninh Israel.
Thị trấn Yohmor ở thung lũng Bequaa ngày 29.10 tan hoang sau vụ tấn công của Israel. ẢNH: REUTERS
Tờ The Guardian ngày 28.10 đưa tin lệnh cấm có hiệu lực sau 90 ngày sẽ chặn UNRWA hoạt động tại Israel và cũng nhằm vào các hoạt động của tổ chức này tại Đông Jerusalem. Giới quan sát cho rằng lệnh cấm sẽ hạn chế khả năng vận chuyển hàng viện trợ đi qua các cửa khẩu Israel để đến những khu tị nạn, đặc biệt ở Gaza và Bờ Tây.
Trong khi đó, tiến trình đàm phán ngừng bắn tại Gaza chưa cho thấy nhiều dấu hiệu lạc quan. Người phát ngôn của Thủ tướng Netanyahu cho biết nhà lãnh đạo Israel không nhận được đề xuất ngừng bắn và thả con tin ở Gaza. Trước đó, truyền thông đưa tin Ai Cập trong ngày 27.10 đã đề xuất ngừng bắn 2 ngày tại Gaza, thả 4 con tin Israel để đổi lấy một số tù nhân người Palestine bị giam tại Israel. Trang Axios hôm qua đưa tin Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) Bill Burns đã đưa thêm kế hoạch mới, đề nghị ngừng bắn 28 ngày. Tuy nhiên, những nỗ lực trung gian có thể tiếp tục bế tắc nếu giữa Hamas và Israel không bên nào nhượng bộ.
Lãnh tụ tối cao Iran: đừng hạ thấp hay phóng đại các cuộc không kích của Israel
Israel đạt mục tiêu ở Li Băng ?
Tờ The Jerusalem Post hôm qua dẫn thông báo từ Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố các mục tiêu quân sự tại Li Băng đã hoàn tất và chính phủ Israel giờ đây có thể thúc đẩy giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột tại miền bắc Israel. Theo Bộ Tư lệnh phía bắc của IDF, hầu hết cơ sở hạ tầng của lực lượng Hezbollah nằm gần biên giới Li Băng – Israel đã bị phá hủy.
IDF cho hay nếu giới chính khách Israel không đạt được giải pháp ngoại giao, 2 kịch bản khả dĩ có thể xảy ra. Thứ nhất là tăng cường gây sức ép lên Hezbollah thông qua chiến dịch trên không và trên bộ. Thứ hai là tiếp tục hoạt động quân sự ở những khu vực mà IDF đã kiểm soát tại miền nam Li Băng, theo đó quân đội Israel sẽ cần mở rộng kiểm soát một số ngôi làng. IDF cho rằng dù với kịch bản nào, quân đội Israel cũng cần đưa ra những phương án để hạ nhiệt tình hình ở miền nam Li Băng.
Tại khu vực thung lũng Beqaa ở Li Băng, giới chức địa phương hôm 28.10 nói rằng ít nhất 60 người thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel. Trong khi tại Gaza, Cơ quan dân sự Palestine hôm qua thông tin ít nhất 55 người thiệt mạng khi Israel tấn công vào thành phố Beit Lahia. Israel chưa phản hồi thông tin trên. Cũng trong hôm qua, lực lượng Houthi tại Yemen tuyên bố thực hiện cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) vào miền nam Israel.
Hezbollah có thủ lĩnh mới
Lực lượng Hezbollah tại Li Băng hôm qua tuyên bố chọn phó thủ lĩnh Naim Qassem làm tân thủ lĩnh nhóm này, kế nhiệm ông Hassan Nasrallah, người bị Israel ám sát ngày 27.9, Reuters đưa tin. Ông Qassem, 71 tuổi, đã giữ chức phó thủ lĩnh Hezbollah từ năm 1991. Gần đây, thông tin về người kế nhiệm ông Nasrallah nhận được nhiều sự chú ý, đặc biệt khi người được đồn đoán sẽ thay thế là ông Hashem Safieddine cũng bị sát hại một tuần sau cái chết của ông Nasrallah.
Israel thảo luận với các nhà trung gian hòa giải về đề xuất đàm phán mới
Ngày 28/10, Israel thông báo nước này đã thảo luận với các nhà trung gian quốc tế về đề xuất đàm phán mới với Hamas về thỏa thuận trả tự do cho các con tin Israel trong bối cảnh lực lượng của Israel tiếp tục các cuộc tấn công tại Gaza và Liban.
Người dân sơ tán tránh xung đột khỏi Jabalia, miền Bắc Dải Gaza ngày 19/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết người đứng đầu cơ quan tình báo của nước này David Barnea đã gặp các quan chức của Mỹ và Qatar tại Doha và nhất trí cần thảo luận với Hamas về thỏa thuận trả tự do cho các con tin mà phong trào Hồi giáo này bắt giữ trong cuộc đột kích ngày 7/10/2023.
Thông báo trên được công bố 2 ngày sau khi Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đề xuất một thỏa thuận ngừng bắn 2 ngày và trao đổi con tin có giới hạn số lượng mà ông cho rằng có thể làm cơ sở dẫn tới một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài.
Văn phòng Thủ tướng Netanyahu cho biết thêm, tại cuộc gặp ở Doha, các bên cũng đã thảo luận về một khuôn khổ thống nhất mới kết hợp các đề xuất trước đó và cũng tính đến các vấn đề chính và diễn biến gần đây trong khu vực. Trong những ngày tới, các bên hòa giải và phong trào Hamas sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận để đánh giá tính khả thi của các cuộc đàm phán và tiếp tục nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận.
Trong khi đó, phát biểu trước các nghị sĩ trong phiên khai mạc kỳ họp mùa Đông của Quốc hội Israel ngày 28/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 28/10 tuyên bố ông muốn tìm kiếm hòa bình với các quốc gia Arab giữa lúc Washington đang tìm cách tập hợp các quốc gia Arập xung quanh kế hoạch dài hạn về quản lý Gaza thời hậu chiến, và các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ tiếp theo với Israel sau Hiệp định Abraham năm 2020.
Nhà lãnh đạo Israel bày tỏ: "Tôi mong muốn tiếp tục tiến trình mà tôi đã thực hiện cách đây vài năm với việc ký kết các Hiệp định Abraham lịch sử, để đạt được hòa bình với các nước Arập khác".
Hiệp định Abraham do Mỹ làm trung gian đã giúp các nước vùng Vịnh như Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), cũng như Maroc bình thường hóa quan hệ với Israel.
Hiệp định Abraham được đạt được dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đang tìm cách quay trở lại Nhà Trắng. Mỹ từ lâu đã tìm cách làm trung gian cho thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Israel. Tuy nhiên, Riyadh đặt điều kiện cho thỏa thuận này là phải công nhận Nhà nước Palestine độc lập - triển vọng bị Tel Aviv bác bỏ.
Saudi Arabia đã không tham gia các thỏa thuận năm 2020 và chưa bao giờ công nhận Israel. Tuy nhiên, một thỏa thuận dường như đã gần đạt được vào năm ngoái, trước khi xảy ra vụ đột kích bất ngờ ngày 7/10/2023 của phong trào Hamas vào Israel, dẫn đến cuộc xung đột đẫm máu nhất từ trước đến nay ở Gaza.
Nội các Israel bí mật di dời địa điểm họp vì 'lo ngại an ninh' Do mối lo ngại về an ninh, nội các của Thủ tướng Benjamin Netanyahu sẽ không họp tại Văn phòng Thủ tướng hoặc trụ sở Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) như mọi khi. Thủ tướng Benjamin Netanyahu chủ trì cuộc họp nội các hàng tuần tại Jerusalem tháng 6/2024. Ảnh: Văn phòng Thủ tướng Israel Theo đài phát thanh công cộng Kan,...