Tại sao Mỹ không từ bỏ thoả thuận con tin giữa Israel và Hamas?
Mặc dù đối mặt với thất bại liên tục, Mỹ không thể từ bỏ nỗ lực đàm phán thỏa thuận con tin giữa Israel và Hamas vì những lý do chính trị, nhân đạo và chiến lược.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) hội kiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Jerusalem, ngày 19/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 6/9, Mỹ đã liên tục nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận con tin giữa Israel và Hamas, nhưng đến nay vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, chính quyền Biden không thể từ bỏ nỗ lực này vì nhiều lý do, bao gồm áp lực chính trị, nhân đạo và những cân nhắc về an ninh khu vực.
Mục tiêu xa vời nhưng không thể bỏ cuộc
Trong nhiều tháng qua, Mỹ đã nỗ lực tìm cách đạt được thỏa thuận giải thoát con tin ở Gaza, chấm dứt nỗi đau khổ của người dân Palestine và tạm ngừng giao tranh giữa Israel và Hamas. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa bao giờ xa vời đến thế. Quan hệ giữa Mỹ và Israel đã trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, đặc biệt sau cuộc tấ.n côn.g của Hamas vào ngày 7/10 năm ngoái và phản ứng quân sự mạnh mẽ của Israel tại Gaza.
Video đang HOT
Việc theo đuổi một mục tiêu chính sách đối ngoại khó đạt được như vậy có thể làm tổn hại đến uy tín của chính quyền Biden. Thất bại trong việc đạt được thỏa thuận không chỉ đ.e dọ.a đến những ưu tiên chính sách hàng đầu của Mỹ mà còn gây ra chỉ trích và áp lực chính trị lớn. Các cố vấn cấp cao của Tổng thống Biden hiện đang hoạt động trong một thực tế chính trị khác biệt với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, khi Washington cho rằng thỏa thuận đã gần hoàn thành, trong khi Israel phủ nhận điều này.
Nhưng một trong những lý do Mỹ không thể bỏ cuộc là áp lực từ phía trong nước, đặc biệt khi có những công dân Mỹ bị giam giữ ở Gaza. Cái chế.t của Hersh Goldberg-Polin, một con tin Mỹ-Israel, càng làm gia tăng áp lực đòi hỏi chính quyền Biden phải hành động. Ngay cả một cơ hội nhỏ nhoi để đạt được thỏa thuận giải cứu con tin cũng mang lại hy vọng lớn và cứu được mạng sống của nhiều người.
Ngoài ra, việc ngăn chặn xung đột lan rộng trong khu vực cũng là mục tiêu quan trọng của Nhà Trắng. Cuộc chiến kéo dài giữa Israel và Hamas có thể gây bất ổn thêm cho Trung Đông và đ.e dọ.a lợi ích chiến lược của Mỹ. Đối với chính quyền Biden, chấm dứt cuộc xung đột còn mang động cơ nhân đạo, đặc biệt là khi hàng nghìn thường dân Palestine đã thiệ.t mạn.g. Sự tức giận của cử tri Mỹ, đặc biệt là những người tiến bộ và cộng đồng người Mỹ gốc Arab, về thương vong dân sự có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử Mỹ sắp tới, đặc biệt là tại các bang chiến trường như Michigan.
Thách thức chính trị và quan hệ với Israel
Dù đối mặt với nhiều khó khăn, Mỹ vẫn chưa sử dụng mọi đòn bẩy với Israel, như hạn chế bán vũ khí để buộc Thủ tướng Netanyahu nhượng bộ. Tổng thống Biden, người nổi tiếng là ủng hộ Israel, không muốn phá vỡ quan hệ đồng minh truyền thống, đặc biệt khi ông lo ngại việc đổ lỗi cho Israel có thể bị hiểu lầm là đứng về phía Hamas.
Đồng thời, việc thúc ép quá mức có thể gây chia rẽ thêm trong nội bộ chính trị Mỹ, đặc biệt khi đảng Cộng hòa đã chỉ trích mạnh mẽ chính sách của chính quyền Biden.
Về phía Thủ tướng Israel, ông Netanyahu dường như không muốn thực hiện thỏa thuận do các động cơ chính trị nội bộ và chiến lược quốc tế. Ông cho rằng cuộc chiến chống Hamas là một phần của cuộc đấu tranh lớn hơn chống lại Iran và các lực lượng dân quân thân Tehran, điều mà ông cho là sống còn đối với Israel. Những tính toán chính trị của ông Netanyahu, bao gồm cả việc tránh bị chỉ trích vì vụ tấ.n côn.g của Hamas ngày 7/10 năm ngoái, đã khiến ông khó nhượng bộ trong đàm phán.
Do đó, các cuộc đàm phán giữa Mỹ, Israel và Hamas đối mặt với nhiều rào cản phức tạp, từ yếu tố lịch sử, tư tưởng đến chính trị. Cả Israel và Hamas đều tin rằng họ đang trong một cuộc chiến sinh tồn, khiến hai bên không muốn lùi bước. Những mâu thuẫn này khiến cả hai không muốn chịu áp lực đủ lớn để thay đổi chiến lược hiện tại.
Thủ tướng Israel muốn quân đội đảm nhận trách nhiệm phân phối viện trợ tại Gaza
Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã chỉ thị Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) chuẩn bị cho khả năng họ sẽ phải tiếp quản việc phân phối viện trợ nhân đạo tại Gaza từ các tổ chức quốc tế.
Người dân chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại Beit Lahia, Dải Gaza, ngày 18/7. Ảnh: THX/TTXVN
Kênh 12 (Israel) ngày 4/9 đã đưa thông tin trên. Theo đó, Thủ tướng Netanyahu gần đây chỉ thị IDF thực hiện công tác nhân sự cần thiết để xem xét hậu cần, cơ chế hoạt động và nhân lực cho nhiệm vụ đến nay vẫn do các tổ chức viện trợ quốc tế thực hiện.
Thủ tướng Netanyahu trong cuộc họp báo ngày 2/9, nói rằng Israel đang đến gần với việc giải thể Hamas về mặt vũ trang. Ông Netanyahu khẳng định: "Chúng ta vẫn cần tước đi khả năng cai trị của họ. Điều đó có nghĩa là cần tìm một giải pháp thay thế cho toàn bộ hoặc một phần đáng kể việc phân phối viện trợ nhân đạo. Chúng tôi đang nghiên cứu điều đó và sẽ thực hiện được vì đó là một phần của sau này".
Kênh 12 cho biết, trong các cuộc tham vấn gần đây, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phản đối việc IDF đảm nhận vai trò phân phối viện trợ, coi công việc này không phù hợp với quân đội. Tướng Halevi cảnh báo rằng điều đó sẽ khiến binh lính gặp rủi ro không cần thiết và công việc đó chính xác là những gì các tổ chức quốc tế được thành lập để thực hiện.
Kênh 12 lưu ý rằng ý tưởng này đã được nêu ra trong quá khứ, nhưng cuối cùng bị loại bỏ. Động thái như vậy cũng sẽ gây tác động đến luật pháp quốc tế, vì nó khiến Israel ngày càng phải chịu trách nhiệm về Dải Gaza.
Đáng chú ý, Thủ tướng Netanyahu cũng bày tỏ quyết tâm duy trì quyền kiểm soát quân sự của Israel đối với Hành lang Philadelphi dọc biên giới Gaza-Ai Cập, điều này kết hợp với viễn cảnh IDF phân phối hàng viện trợ sẽ đẩy Israel tiến sâu hơn vào việc quản lý quân sự đối với Gaza. Kênh 12 bổ sung rằng, theo ước tính của IDF, việc quản lý quân sự toàn diện đối với Gaza sẽ khiến Israel mất khoảng 40 tỷ NIS (gần 11 tỷ USD) hàng năm.
Phản hồi thông tin từ truyền thông, văn phòng người phát ngôn của IDF cho biết họ không bình luận về các cuộc thảo luận kín và IDF sẽ thực hiện các quyết định do giới lãnh đạo chính trị đưa ra.
Đình công kêu gọi ngừng bắ.n tại Gaza, áp lực bủa vây Thủ tướng Israel Công đoàn lao động lớn nhất Israel đã kêu gọi tổng đình công trong ngày hôm nay (2/9) nhằm gia tăng sức ép với chính phủ nhanh chóng đạt thảo thuận ngừng bắ.n với lực lượng Hamas ở Dải Gaza và đưa các con tin về nhà. Israel đang phải đối mặt với làn sóng biểu tình chưa từng có sau khi tiếp...