Trung Đông bên “bờ vực thảm họa”, Trung Quốc hối thúc công dân rời Israel
Trung Quốc đã kêu gọi công dân nước này ở Israel rời đi “càng sớm càng tốt”, khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Nhân viên cứu hộ đứng gần một xe bị hư hỏng tại Kiryat Bialik, Israel sau một cuộc tấn công bằng tên lửa từ Li Băng (Ảnh: Reuters).
“Hiện tại, tình hình dọc biên giới Israel – Li Băng đang vô cùng căng thẳng, với các cuộc xung đột quân sự thường xuyên”, đại sứ quán Trung Quốc tại Israel cho biết trong một tuyên bố vào ngày 22/9.
“Tình hình an ninh ở Israel vẫn nghiêm trọng, phức tạp và khó lường”, tuyên bố cho biết thêm.
Đại sứ quán Trung Quốc kêu gọi công dân Trung Quốc tại Israel “trở về nhà hoặc di dời đến những khu vực an toàn hơn càng sớm càng tốt”.
Vào tháng 8, Trung Quốc đã yêu cầu công dân nước này ở Li Băng rời đi sau một cuộc không kích của Israel vào Li Băng.
Lời kêu gọi của đại sứ quán Trung Quốc được đưa ra khi căng thẳng leo thang giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Li Băng trong những ngày gần đây.
Video đang HOT
Điều phối viên đặc biệt của Liên hợp quốc Jeanine Hennis-Plasschaert cảnh báo khu vực đang “bên bờ vực thảm họa”, đồng thời nhấn mạnh không giải pháp quân sự nào có thể đảm bảo an toàn cho cả 2 bên.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres lo ngại Li Băng có thể trở thành “Gaza thứ 2″ khi Israel và Hezbollah tiếp tục giao tranh.
Quân đội Israel hôm 23/9 kêu gọi dân thường Li Băng rời khỏi các khu vực mà lực lượng Hezbollah hoạt động và cảnh báo Israel sẽ sớm tiến hành “cuộc tấn công chính xác diện rộng” nhằm vào các mục tiêu Hezbollah trên khắp Li Băng.
Căng thẳng leo thang giữa lúc hỗn loạn bao trùm Li Băng do hàng loạt máy nhắn tin, bộ đàm bất ngờ phát nổ khiến khoảng 40 người thiệt mạng, 3.500 người bị thương.
Chính phủ Li Băng và Hezbollah nghi ngờ Israel đứng sau vụ tấn công chưa từng có này, song Tel Aviv đến nay không phủ nhận hay xác nhận.
Từ tuần trước, Israel liên tục tiến hành các cuộc tập kích xuyên biên giới nhằm vào vị trí của Hezbollah ở Li Băng. Trong đó, cuộc không kích của Israel vào một tòa nhà ở ngoại ô thủ đô Beirut của Li Băng khiến 16 thành viên của Hezbollah thiệt mạng.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố xung đột với Hezbollah đã bước sang giai đoạn mới, một quan chức cấp cao của Hezbollah cũng nói rằng lực lượng này bắt đầu “cuộc chiến không giới hạn” với Israel.
Phát biểu tại lễ tang ông Ibrahim Aqil, một thành viên cấp cao của Hezbollah mới thiệt mạng do cuộc không kích của Israel, Phó Tổng thư ký Hezbollah Naim Qassem ngày 22/9 lên án các cuộc tấn công gần đây của Israel vào Li Băng. Ông nói rằng, Israel đã phạm phải “tội ác chiến tranh khiến chúng tôi đau đớn” và kết quả là “một trận chiến không giới hạn” đã bắt đầu.
Quan chức Hezbollah tuyên bố, Israel sẽ không đạt được mục tiêu và sự ủng hộ của Li Băng dành cho Gaza sẽ không thay đổi cho đến khi Israel chấm dứt chiến sự ở đây.
Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah ngày 19/9 cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công ở Li Băng gần đây, đồng thời nhấn mạnh các vụ tấn công này đã vượt “mọi lằn ranh đỏ” của Hezbollah, bởi các thiết bị kích nổ ở khu vực công cộng, gây tổn hại cho người dân cũng như thành viên của Hezbollah.
Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran Hossein Salami nói với người đứng đầu Hezbollah rằng Israel sẽ phải đối mặt với “một phản ứng mạnh mẽ từ “trục kháng chiến”.
“Trục kháng chiến” là liên minh các nhóm quân sự do Iran hậu thuẫn suốt hơn 40 năm qua, trong đó có Hamas, Hezbollah, để đối phó với Israel và Mỹ tại Trung Đông.
Mỹ đang lặp lại những sai lầm của Liên Xô ở Trung Đông?
Trong bối cảnh trật tự quốc tế cũ đang sụp đổ, Mỹ đang gặp khó khăn trong việc duy trì vị thế bá chủ khi các quốc gia trong khu vực Trung Đông ngày càng độc lập và tự quyết.
Binh sĩ Mỹ tuần tra tại thị trấn al-Malikiya, tỉnh Hasakeh, Syria, ngày 17/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của chuyên gia Timofe Bordachev, Giám đốc chương trình của Câu lạc bộ Valdai (Nga) trên kênh RT ngày 21/8, cuộc đối đầu giữa Iran và Israel đang là tâm điểm của căng thẳng ở Trung Đông. Dù tình hình đang leo thang, nhưng không quốc gia nào trong khu vực thực sự muốn đẩy mọi chuyện đến mức bùng nổ một cuộc xung đột toàn diện. Điều này phản ánh một sự cân bằng mới đang dần hình thành khi trật tự quốc tế cũ đã sụp đổ và một trật tự mới vẫn chưa hoàn toàn xuất hiện.
Trung Đông hiện nay đang trải qua một giai đoạn thử nghiệm về sự độc lập của các quốc gia trong khu vực. Mỗi quốc gia, bao gồm cả Israel, Iran và các nước Arab, đều muốn hành động theo lợi ích riêng của mình. Sự độc lập này là một yếu tố quan trọng giúp khu vực tránh được những hành động liều lĩnh và nguy hiểm, điều mà trong quá khứ đã từng xảy ra dưới áp lực từ các cường quốc bên ngoài.
Tuy nhiên, chính sự độc lập này lại đang trở thành thách thức lớn đối với Mỹ, quốc gia vẫn đang tìm cách duy trì vị thế bá chủ của mình ở khu vực. Sự thay đổi cơ bản này đã tạo ra một tình huống mà các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông không còn là "sản phẩm" từ các kế hoạch của Mỹ. Điều này làm cho Washington mất đi khả năng kiểm soát như đã từng có, tương tự như những gì Liên Xô đã trải qua trong quá khứ.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô cũng đã có những sai lầm trong cách tiếp cận với Trung Đông. Chính sách của họ tập trung vào việc đối đầu với Mỹ và các đồng minh mà không xem xét kỹ lưỡng các yếu tố chính trị nội bộ của khu vực. Liên Xô không quan tâm đến sự đa dạng văn hóa, tôn giáo của khu vực này, và điều này đã hạn chế khả năng ra quyết định linh hoạt và hiệu quả.
Ngày nay, Mỹ cũng đang rơi vào cái bẫy tương tự. Chính sách của Washington đang ngày càng dựa trên những lợi ích riêng mà không xem xét đến nhu cầu thực tế của các quốc gia trong khu vực. Kết quả là, Mỹ đang dần mất đi sự ảnh hưởng của mình khi các quốc gia Trung Đông tự quyết định hướng đi của họ mà không cần đến sự can thiệp từ bên ngoài.
Sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc và Nga ở Trung Đông là minh chứng cho sự thay đổi này. Trong khi Trung Quốc đang thực hiện các dự án đầu tư lớn và làm trung gian cho các thỏa thuận quan trọng, Nga cũng không áp đặt ý chí của mình lên khu vực như Liên Xô đã từng làm. Chính sách hiện tại của Nga không nhằm đối đầu với Mỹ mà là một phần của chiến lược rộng hơn để tạo ra một trật tự quốc tế "công bằng hơn". Điều này hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận của Liên Xô trước đây, nơi mà cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ toàn cầu trở thành mục đích chính.
Điều đáng chú ý là ngay cả Israel, một đồng minh truyền thống của Mỹ, cũng không còn là đại diện đơn thuần cho lợi ích của Washington. Chính sự độc lập này của các quốc gia trong khu vực đã khiến Mỹ rơi vào tình thế khó khăn, tương tự như những gì Liên Xô đã từng trải qua khi mất khả năng kiểm soát các "đối tác cấp dưới" của mình.
Một trong những sai lầm lớn nhất của Liên Xô ở Trung Đông là việc không tính đến sự đa dạng tôn giáo và văn hóa trong khu vực, dẫn đến những quyết định thiếu chính xác và gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của họ. Mỹ hiện đang mắc phải lỗi tương tự khi không chú trọng đến những yếu tố này trong chính sách của mình. Thay vì lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của các quốc gia trong khu vực, Washington chỉ quan tâm đến việc duy trì quyền lực của mình, dẫn đến một tình trạng bế tắc kéo dài.
Cuối cùng, chuyên gia Bordachev cho rằng bài học từ lịch sử cho thấy rằng việc tìm cách áp đặt quyền lực lên một khu vực phức tạp và đa dạng như Trung Đông là một sai lầm chiến lược. Liên Xô đã phải trả giá cho những sai lầm của mình khi mất đi ảnh hưởng toàn cầu. Mỹ, với chính sách hiện tại, đang đứng trước nguy cơ lặp lại những sai lầm này.
'Dư chấn' từ vụ tại nạn trực thăng khiến Tổng thống Iran thiệt mạng Vụ tai nạn máy bay trực thăng khiến Tổng thống và Ngoại trưởng Iran thiệt mạng đã gây ra làn sóng chấn động khắp khu vực, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và có tác động ngay lập tức đến hoạt động ngoại giao của Iran. Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ tai nạn...