Trung Dân: Mở báo thấy vụ án nào dính tới MC, nghệ sĩ, tôi rất buồn
“Thay vì dùng thanh sắc để cống hiến cho nghệ thuật thì họ lại dùng nó làm những việc bậy bạ”, nghệ sĩ Trung Dân nói.
Trung Dân là một trong số ít nghệ sĩ phía Nam có uy tín đặc biệt đối với đồng nghiệp và khán giả. Bên cạnh tài năng, sự cống hiến bền bỉ cho nghệ thuật suốt mấy chục năm qua thì một phần lý do là nhờ thái độ sống, thái độ làm nghề chỉn chu, tử tế cũng như kiến thức sâu rộng của Trung Dân ở nhiều lĩnh vực.
Anh là một trong số ít các nghệ sĩ còn đau đáu với nghệ thuật. Những góp ý của Trung Dân về cách làm nghề của một số đồng nghiệp đôi khi dễ gây mất lòng. Dù vậy, Trung Dân chưa bao giờ ngại nói thẳng, nói thật. Bởi lẽ, những lời ngay thật ấy xuất phát từ thiện ý muốn cho showbiz Việt càng lúc càng… trong sạch và văn minh hơn.
Và những chia sẻ dưới đây của anh không nằm ngoài mục đích đó…
Nghệ sĩ Trung Dân trong ngày giỗ Tổ nghề Sân khấu năm 2018.
Nguồn gốc và ý nghĩa thật sự của nghề sân khấu
Nghệ sĩ Trung Dân nói: “Mâm cúng Tổ nghề thường có heo quay, bánh trái, nhang đèn, trà và hoa. Lễ giỗ Tổ có hai ý nghĩa: thứ nhất là để tưởng nhớ những người làm nghệ thuật sân khấu đa khuất, họ là những người đóng góp rất nhiều cho nên nghệ thuật sân khấu nước nhà. Thứ hai là để chính người nghệ sĩ đó ôn lại 1 năm qua, mình đã làm được gì và chưa làm được gì.
Bên cạnh đó, ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu còn là dịp để anh em nghệ sĩ gặp nhau, chia sẻ với nhau. Thắp hương thì đơn giản nhưng quan trọng là ta gửi gắm điều gì cho những người đã khuất và cả thế hệ sau về nghề nghiệp mà chúng ta đang làm.
Ngày xưa, nước mình có 4 nghề chính: nghề nông (làm nông làm ruộng), nghề thương (buôn bán), nghề công (nghề chế tạo phục vụ nhu cầu xã hội), nghề trí (nghề sử dụng trí óc như thầy giáo, thầy thuốc…)
Riêng nghề sân khấu, những người đi biểu diễn mua vui cho mọi người thì không được xếp vào trong 4 nghề chính đó cho nên người ta gọi nghề sân khấu là nghề sướng ca vô loại (tức là loại nghề không có trong 4 nghề chính.
Sau này, chữ vô loại bị lái thành vô loài . Vô tình từ một nghĩa tốt không mang định kiến xã hội trở thành nghĩa rất xấu, là “sướng ca vô loài”.
Tại sao lại có chữ gánh hát? Là bởi ngày xưa, ông bà làm nghề hát sướng. Họ quẩy gánh tất cả hành trang trên đôi gánh, gánh trên vai đi làm. Sau này, cao cấp hơn thì có ghe, có xe. Đó là cội nguồn xa xưa của nghề sân khấu.
Trở lại vấn đề hôm nay, nghệ sĩ bây giờ sống rất khó khăn, sống rất bấp bênh. Số lượng người có show, có chỗ làm, có thu nhập rất ít.
Truyền hình bây giờ chỉ toàn gameshow. Lượng phim truyền hình và cả kịch sân khấu cũng càng ngày càng ít. Mà gameshow thì chỉ tập trung một số ít nghệ sĩ cho nên đa phần phải làm những công việc khác.
Đó là chuyện buồn đối với giới làm nghệ thuật của chúng tôi, đặc biệt là những người làm sân khấu!
Trung Dân là một trong số ít các nghệ sĩ hiện nay còn đau đáu với nghề thật sự.
Mong khán giả khó tính để nghệ sĩ có cơ hội gạn lọc được những điều xấu xa
Video đang HOT
Đặc biệt, trong cuộc sống chúng ta bị ảnh hưởng nhiều thứ nên nhiều khi kìm lòng không được mà dễ sa ngã. Lâu lâu mở báo thấy vụ án nào dính tới MC, nghệ sĩ, tôi rất buồn. Bản thân những nghệ sĩ đó, nổi tiếng có, chưa nổi tiếng cũng có.
Thay vì họ dùng thanh sắc (giọng nói và vẻ đẹp bên ngoài) để cống hiến cho nghệ thuật thì họ lại dùng thanh sắc làm những việc bậy bạ.
Tôi nói cụ thể hơn, họ lợi dụng thanh sắc, lợi dụng tình yêu của khán giả với mình để phá hoại gia cang nhà người khác, đục khoét tài chính, đánh bài bạc, tranh giành các danh hiệu, tố xấu lẫn nhau.
Tôi nói ở đây không nhằm mục đích chỉ trích ai. Tôi kêu gọi những nghệ sĩ nào còn đang hành nghề, hãy tôn trọng cái nghề của mình và gìn giữ cái nghề này tới hơi thở cuối cùng.
Gìn giữ bằng cách sống làm sao để người ta nhìn vào đừng để họ nghĩ cái nghề này tồi tệ!
Như lúc đầu tôi nói, vì hát ca không nằm trong 4 nghề chính nên mới có câu sướng ca vô loại, bây giờ thì thành sướng ca vô loài.
Những người còn làm và còn yêu nghệ thuật, khi cầm cây nhang thắp và hướng lòng về Tổ nghề, cầu xin Tổ những điều tốt đẹp, may mắn nhưng liệu chúng ta có gìn giữ cái mà Tổ nghiệp đã dày công xây đắp hay không, đó là điều mà tôi trăn trở.
Trung Dân kêu gọi những nghệ sĩ nào còn đang làm nghề hãy tôn trọng và gìn giữ cái nghề này tới hơi thở cuối cùng bằng cách, sống để cho khán giả và những người xung quanh nhìn vào không thấy đây là cái nghề tồi tệ!
Tôi chẳng muốn nói xấu ai, bởi cuộc đời, cuộc sống này, mỗi người đều có suy nghĩ khác nhau, mục đích khác nhau để tồn tại.
Riêng cá nhân tôi lúc nào cũng hướng tới khán giả, hướng tới những giá trị tốt đẹp. Tôi cám ơn quý vị khán giả đã cho tôi cuộc sống, cho tôi nghị lực, cho tôi niềm tin, cho tôi cảm xúc để làm nghề.
Tôi cám ơn Tổ nghiệp, những người đã cho tôi nhìn thấy chân lý tốt đẹp của nghề nghiệp mà phấn đấu. Tôi mong khán giả hãy khó tính để chúng tôi có cơ hội gạn lọc được những điều xấu xa, giữ lại những điều tốt đẹp nhất cho nghệ thuật hôm nay”.
* Ghi theo chia sẻ của nghệ sĩ Trung Dân.
Theo Thế giới trẻ
Trung Dân nói về Táo quân Nam - Bắc: "Mình không nhắc những chuyện nổi cộm trong năm thì người ta bảo hèn"
"Chương trình Táo có đụng chạm tới các vấn đề nổi cộm của xã hội trong năm thì đó là những vết thương cần được sát trùng cho sạch, còn ai có vết thương thì xem mà trị", Trung Dân nói.
Đã từ nhiều năm nay, Táo quân của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) có lẽ là chương trình được mong đợi nhất mỗi dịp Tết đến xuân về.
Lý do khiến chương trình này được mong đợi nhiều như thế, một phần vì hội tụ toàn các nghệ sĩ tên tuổi đình đám khu vực phía Bắc. Nhưng một phần vô cùng quan trọng là kịch bản Táo quân dám đụng chạm tới những vấn đề nổi cộm trong năm.
Trong khi đó, Đài truyền hình TPHCM (HTV) năm nào cũng làm Táo quân nhưng lại không có "sức nặng" như Táo của VTV, dù chương trình cũng quy tụ sự góp mặt của nhiều tài danh phía Nam, cũng đề cập tới những vấn đề nổi cộm trong năm.
Tại sao lại có sự khác biệt đó. Đây là lần đầu tiên, một nghệ sĩ, một người có thâm niên cả tuổi nghề cũng như số tuổi tham gia chương trình Táo quân phía Nam - nghệ sĩ Trung Dân chia sẻ về chủ đề này.
Tập tính của người miền Nam thích vui nên chỉ khều nhẹ, đả kích nhẹ
" Tất cả đều có nguyên nhân hết", nghệ sĩ Trung Dân mở đầu.
Nghệ sĩ Trung Dân.
Anh nói tiếp: " Nguồn gốc của Táo quân trong dân gian là mang tính khôi hài. Bằng hình thức nghệ thuật, dân gian sử dụng ông Táo để phê phán những thói hư tật xấu, những vấn đề xã hội... đã có từ lâu đời rồi.
Ngày xưa, cứ tới ngày 23 tháng Chạp là các đài truyền hình khu vực miền Nam đều phát sóng chương trình "ông Táo về trời". Người ta cũng đem những chuyện khôi hài, chuyện trong xã hội ra phê phán xem năm qua có gì nổi cộm.
Ban kịch làm chương trình này thời đó đều là những danh hài nổi tiếng như La Thoại Tân, Diệp Thanh, Phi Thoàn, Khả Năng...
Đúng ngày 23 tháng Chạp, sau khi phong tục cúng ông Táo thực hiện xong xuôi, chương trình Ông Táo về trời sẽ phát sóng. Khán giả xem chương trình đó được cười hả hê và nó trở thành tập quán của người miền Nam.
Thời đó, miền Bắc chưa làm chương trình Táo quân. Sau 1975, chương trình Táo quân trở thành nét văn hoá chung của người Việt.
Nếu nói về cựu trào đóng Táo thì tôi là 1 trong số các nhân vật có đóng Táo khá nhiều của đài HTV. Hồi trước có đạo diễn Thế Ngữ, biên tập Trần Văn Sáu, Nguyễn Hoài Giao... là những con người làm Táo đầu tiên sau năm 1975.
Táo quân lúc đó mang tính nhẹ nhàng, nhắc nhở. Còn để làm chương trình Táo quân như miền Bắc mà đại diện là đài VTV là vui có, chính trị có, sâu cay có, thâm thuý có.
Trở lại chương trình Táo quân miền Nam, họ không phát đêm giao thừa mà phát 23 tháng Chạp. Thời đó, đóng vai Ngọc Hoàng nhiều nhất là chú Sáu Bảo Quốc, còn tôi thuộc thế hệ nhỏ nên giỏi lắm cũng chỉ đóng Nam Tào, Bắc Đẩu.
Người miền Nam thích vười, thích vui. Họ không thích đao to búa lớn trong mấy ngày Tết nên họ có sự kiêng cử nhất định trong văn hoá ứng xử mấy ngày này, chẳng hạn như kiêng gây gổ, nói điều sai quấy, bơi móc nhau... nói chung là họ thích cười để cả năm mang không khí vui vẻ.
Thế nên khi làm chương trình Táo quân, người ta chỉ "khều nhẹ, chỉ trích nhẹ" các vấn đề nổi cộm trong xã hội của năm qua dựa trên nền tảng lấy được nụ cười của khán giả, theo tinh thần vui là chính.
Đó là tập tính của người miền Nam chứ không phải họ không làm được những cái thâm thuý".
Hình ảnh quen thuộc của Táo quân VTV - một chương trình được người dân chờ đợi nhất trong năm nhờ tiếng cười sâu cay, thâm thuý dám "động chạm" tới tất cả các vấn đề nổi cộm trong năm.
Nghệ sĩ Trung Dân phân tích tiếp: " Về khía cạnh quản lý, chương trình nào cũng được biên tập, kiểm duyệt nên tất cả những cái nhạy cảm thường phải được cân nhắc rất kỹ. Không phải cái gì muốn nói cũng được.
Có những lần chúng tôi làm chương trình Táo quân phê phán nặng nề, khi kiểm duyệt thì bị cắt hết. Từ đó trở đi, chúng tôi không làm nữa. Chúng tôi nghĩ, cứ trở về tập tính cười hề hề cho êm xuôi".
Giải thích cho việc tại sao Đài truyền hình VTV cũng bị kiểm duyệt gắt gao - là đài truyền hình quốc gia nhưng chương trình Táo quân của đài dám động chạm tới mọi vấn đề gai góc, nổi cộm trong năm một cách mạnh mẽ, nghệ sĩ Trung Dân cho rằng:
"Đài khu vực chúng tôi cũng dư sức làm những chương trình mang tính đả kích thâm thuý, sâu cay như Táo quân miền Bắc nhưng chúng tôi không dám làm.
Chương trình Táo quân miền Bắc, người dân xem ai cũng thích. Khi mình làm điều gì hợp với lòng dân là đúng và trúng rồi. Nhưng vì những lý do khách quan và chủ quan, chúng tôi không có đủ điều kiện để làm".
Chương trình Táo quân của đài HTV cũng hội tụ nhiều "cây đa cây đề" trong giới nghệ sĩ phía Nam nhưng nội dung vẫn mờ nhạt, gây cười khá nhạt.
Năm nay, Táo quân miền Nam khả quan hơn
Chia sẻ thêm với phóng viên, nghệ sĩ Trung Dân cho biết, các nghệ sĩ phía Nam khi tập chương trình Táo quân cũng rất ấm ức vì không được... động chạm. Dù tất cả những vấn đề đó đều đã được lên truyền hình cả nước và chương trình Táo quân của VTV làm không bỏ sót.
Trung Dân nói: " Mừng là năm nay, Táo quân miền Nam khả quan hơn. Nhẹ nhàng nhưng vẫn có những cái sâu cay, thâm thuý. Nếu không bị cắt thì tôi khẳng định là Táo quân năm nay của đài HTV sẽ hay.
Chúng tôi không so kè bên nào hay bên nào dở, chúng tôi nghĩ tới cái chung là chương trình Táo quân đại diện cho đa số 94 triệu dân Việt Nam. Mình không nhắc những chuyện nổi cộm trong năm thì người ta bảo mình hèn.
Tôi nghĩ, chương trình Táo có đụng chạm tới các vấn đề nổi cộm của xã hội trong năm thì đó là những vết thương cần được sát trùng cho sạch, còn ai có vết thương thì xem mà trị".
Chốt lại câu chuyện so sánh giữa chương trình Táo quân hai miền Nam, Bắc, nghệ sĩ Trung Dân bày tỏ: " Nghệ sĩ miền Bắc đa số công tác ở đơn vị nhà nước, còn nghệ sĩ miền Nam đa phần là hoạt động tự do. Nhưng cả hai dạng nghệ sĩ này đều cùng cống hiến là phục vụ cho nhà nước và phục vụ cho người dân.
Phục vụ nhà nước là tuyên truyền. Phục vụ người dân là biến tuyên truyền đó thành giải trí để phục vụ toàn thể người dân.
Nghệ sĩ Trung Dân khẳng định: "Táo miền Nam không nói thì Táo miền Bắc nói, miền nào nói không quan trọng bằng việc chương trình Táo quân được trọn vẹn với tinh thần mà tôi đã nói"
Thế nên, Táo quân của anh chị em nghệ sĩ Bắc hay Nam làm cũng vì phục vụ bà con trong dịp Tết. Nó vừa có tính truyền thống vừa có tính thời sự. Nó là một trong những nhân tố xúc tác để đa số dân chúng nhìn vào đó, còn tin chúng ta dám nói, dám làm, dám chống lại những cái xấu để đi lên chứ không tụt hậu.
Cá i đó là quan trọng nhất.
Táo miền Nam không nói thì Táo miền Bắc nói, miền nào nói không quan trọng bằng việc chương trình Táo quân được trọn vẹn với tinh thần mà tôi đã nói".
Theo Trí Thức Trẻ
Khẳng định 'trăm tỉ cũng không quay lại với bố của con gái', Hồng Quế vượt Hà Hồ chiếm sóng showbiz tuần qua Hồng Quế bất ngờ "sáng" hơn cả Hồ Ngọc Hà với phát ngôn: "Cho vài trăm tỷ cũng không quay lại với bố của con gái"... Hồng Quế: "Cho vài trăm tỷ cũng không yêu lại bố của con gái" Mở đầu bảng xếp hạng phát ngôn "hot" nhất tuần qua của sao Việt là Hồng Quế. Từng không ít lần gây xôn...