‘Trúng đậm’ nhờ cổ phiếu vốn hóa lớn
Nếu lựa chọn cổ phiếu vốn hóa lớn trong danh mục thì trong vòng 1 tháng qua, tài khoản của nhà đầu tư đã có thể ghi nhận khoản lợi nhuận 20-40%, chưa kể sử dụng margin.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc trong tháng 11/2017. Trước khi bước sang tháng cuối năm VN-Index đã tăng hơn 285 điểm, tương ứng 43% so với đầu năm. Tính riêng tháng 11, chỉ số của sàn TP HCM đã tăng 13,45% lên 949,93 điểm. HNX-Index cũng tăng 9,09% lên 114,72 điểm.
Đà tăng của hai chỉ số trong tháng 11 phần lớn là nhờ động lực của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong đó điển hình là các mã như VNM, SAB, VIC, CTG… Các cổ phiếu cơ bản tốt, vốn hóa lớn đang là điểm đến của dòng tiền trên thị trường ở thời gian qua.
Theo thống kê của NDH, cổ phiếu vốn hóa nhất thị trường là VNM đã khẳng định vị thế khi tăng đến 23,6% trong vòng 1 tháng và kết thúc tháng 11 ở mức 186.700 đồng/CP. Còn nếu tính mức giá cao nhất phiên giao dịch ngày 4/12 thì VNM đã leo lên 205.000 đồng/CP.
Tiếp đến là SAB – cổ phiếu vốn hóa lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán – khi tăng 15,2% lên 329.000 đồng/CP. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận như trên không phải là quá lớn đối với nhiều nhà đầu tư nhưng đối với những người theo trường phái an toàn thì mức lãi hơn 15% trong vòng 1 tháng là khá thành công. Bên cạnh đó, việc VNM và SAB tăng giá rất mạnh đã đem lại sự thành công nhất định cho VN-Index, giúp chỉ số này liên tục giá đỉnh 10 năm.
Mức tăng trưởng của một số cổ phiếu vốn hóa lớn sàn HOSE
Ngoài ra, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn khác trên sàn HOSE đều có được mức tăng trưởng ấn tượng như CTG, VRE, VIC…
Còn tại sàn HNX, các cổ phiếu vốn hóa lớn như ACB, VCG, PVI, SHB, NTP… cũng có khoảng thời gian giao dịch thành công. Trong đó, VCG gây ấn tượng rất lớn với mức tăng 33,2%. Trong tháng 11, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã thông báo ngày 8/12 sẽ tổ chức đấu giá cổ phần tại VCG. Giá khởi điểm chào bán là 25.600 đồng/cổ phần (hiện tại VCG đang giao dịch trên sàn ở mức 26.900 đồng/cp).
Video đang HOT
Mức tăng trưởng của một số cổ phiếu vốn hóa lớn sàn HNX
Hai cổ phiếu ngân hàng ACB và SHB có mức tăng giá lần lượt 14,1% và 20,5%.
Còn trên sàn UPCoM, cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn này là ACV cũng ghi nhận mức tăng 20,4% trong vòng 1 tháng.
Mức tăng trưởng của một số cổ phiếu vốn hóa lớn sàn UPCoM
Mặc dù vậy, nhà đầu tư có thể thấy thị trường tháng 11 không hẳn dễ kiếm lợi nhuận và đây không phải là khoảng thời gian dễ chịu đối với nhóm cổ phiếu thị trường. Thống kê trên cả ba sàn HOSE, HNX và UPCoM, trong khoảng thời gian trên, có 583 mã tăng nhưng lại có đến 498 mã giảm giá. Trong đó, số mã cổ phiếu giảm giá tại sàn HNX có phần vượt trội hơn (179 mã giảm và 151 mã tăng). Rõ ràng cơ hội không đến với đa số nhà đầu tư đặc biệt là những người ưu thích các cổ phiếu thị trường như KSA, QBS, HOT, KSK, BII, SDA… Trong bối cảnh các chỉ số thị trường liên tục ‘lập đỉnh’ mà tài khoản giảm thì tâm lý nhà đầu tư có thể sẽ phải chịu áp lực rất lớn.
Theo Bình An
Khối ngoại bán mạnh VIC, nhiều cổ phiếu lớn hạ nhiệt, VN-Index chỉ còn tăng gần 15 điểm
VNM có lúc rơi về sát giá tham chiếu nhưng khi đóng cửa vẫn được kéo lên 189.000 đồng - tăng 1,1%. Còn VRE vẫn tăng trần và khớp lệnh hơn 8 triệu đơn vị, tương đương 409 tỷ đồng.
Từ sau 2h chiều, tại các cổ phiếu lớn xuất hiện áp lực giảm giá. VIC thu hẹp sắc xanh và khi kết phiên, chỉ còn tăng 0,9%, đóng cửa tại 77.000 đồng - thấp hơn 2.000 đồng so với mức giá trung bình của phiên. Khối ngoại bán ra hơn 2 triệu cổ phiếu VIC. Cổ phiếu này cũng được thỏa thuận 5,7 triệu đơn vị tại giá 76.300 đồng, tương đương 435 tỷ đồng, đóng góp gần một nửa vào giá trị thỏa thuận hôm nay.
VNM có lúc rơi về sát giá tham chiếu nhưng khi đóng cửa vẫn được kéo lên 189.000 đồng - tăng 1,1%. Còn VRE vẫn tăng trần và khớp lệnh hơn 8 triệu đơn vị, tương đương 409 tỷ đồng. SAB có lúc tăng sát trần lên 299.000 đồng nhưng cũng hạ về 293.000 đồng, tức tăng 4,4%. GAS chỉ còn tăng 0,2% và đóng cửa tại 81.000 đồng. PLX, MSN và BVH rút khỏi giá trần nhưng vẫn tăng trên 5%.
VCB được khối ngoại mua mạnh, tăng 3,8% lên 46.700 đồng và tiếp tục dẫn đầu nhóm cổ phiếu ngân hàng. VJC cũng là cổ phiếu được khối ngoại mua mạnh, tăng 2,6% lên 124.000 đồng - gần cao nhất phiên.
Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index tăng 14,75 điểm, khối lượng đạt 230 triệu cổ phiếu tương đương gần 6.500 tỷ đồng, trong đó có hơn 1.000 tỷ đồng thỏa thuận. HNX-Index giảm nhẹ, giao dịch hơn 50 triệu cổ phiếu tương đương 690 tỷ đồng.
Về phía thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai đều tăng giá. VN30F1806 tăng 32 điểm lên 1.015 điểm, có lúc tăng trần lên 1.051,8 điểm.
--------------------
Phiên chiều khởi động với sắc tím của BVH. Cổ phiếu này khớp hơn 1,3 triệu đơn vị, tăng trần lên 56.000 đồng. SAB tiếp tục tăng mạnh lên 299.000 đồng, có lúc điều chỉnh chỉ còn tăng khoảng 5%. Trên dưới 20 mã trong VN30 tăng giá.
MSN và PLX sau vài phút cũng gia nhập cuộc chơi và bật lên sắc tím.
---------------------
Khép lại phiên sáng, VN-index tăng 18,87 điểm, đạt 922,42 điểm với khối lượng hơn 127 triệu cổ phiếu và giá trị 3.319 tỷ đồng. Có 6 mã khớp lệnh trên 100 tỷ đồng, trong đó VRE tăng trần, giá trị giao dịch hơn 402 tỷ đồng. VJC tăng 2,2%, giao dịch 158 tỷ đồng. VNM và VIC tương đương nhau, ở mức 144 tỷ đồng. VCB, FPT và ROS là những cái tên còn lại.
Trong VN30, có 19 mã tăng giá. SAB - trước diễn biến mới trong câu chuyện thoái vốn đã tăng lên 293.000 đồng. VCB tiến sát 47.000 đồng với câu chuyện thoái vốn khỏi các tổ chức tín dụng để giải quyết tình trạng sở hữu chéo và đem về khoản lợi nhuận đột biến. GAS tăng 1% lên 81.600 đồng, cổ phiếu này lúc hưng phấn đã tăng lên giá 83.000 đồng.
Trong khi đó, các cổ phiếu trong danh mục thoái vốn của SCIC như FPT, BMP, DMC đều giảm. Chỉ còn NTP tăng nhẹ.
Trái với sắc xanh rực rỡ của VN-Index thì HNX-index giảm 0,16 điểm khi ACB và VCS đều giảm.
----------------------------------
VN-Index vẫn không hề nao núng trước những đỉnh cao mới, ngay phiên sáng đã nhanh chóng tăng tốc tới hơn chục điểm và tiến sát mốc 920, gọi tên VIC, VRE và VNM. VIC có lúc tăng trần lên 81.600 đồng nhưng rồi hạ nhiệt, giao dịch quanh 81.000 đồng, tức tăng hơn 6%. VRE tăng trần, khớp gần 4,3 triệu cổ phiếu và dư mua trần hơn 400.000 đơn vị. VNM có lúc vươn lên đến 195.600 đồng, nếu tăng trần phiên hôm nay, cổ phiếu của bò sữa sẽ đạt mức giá 200.000 đồng.
Cùng với 3 ông lớn này, những cổ phiếu vốn hóa lớn cũng đồng loạt khoe sắc xanh. Có 23 cổ phiếu trong VN30 đang tăng giá. Nhóm ngân hàng dẫn đầu là VCB, CTG, BID tăng giá trong khi dầu khí điều chỉnh nhẹ.
Sức nóng của VRE chỉ đứng sau... OGC. OGC cũng tăng trần, dẫn đầu thanh khoản trên HOSE với gần 5,3 triệu cổ phiếu nhưng tính về giá trị, chỉ 12 tỷ đồng trong khi VRE đã vươn tới 216 tỷ đồng.
Nhóm thoái vốn của SCIC tiếp tục tăng giá. FPT tăng 1,4% lên 58.700 đồng, BMP tăng 0,6% lên trên 93.000 đồng và NTP tăng 1,6% lên 82.200 đồng. Chỉ có DMC giảm 2,4% về 122.000 đồng.
Tại nhóm xây dựng, bất động sản, HBC tiếp tục giảm khá mạnh xuống dưới 50.000 đồng.
Cổ phiếu VJC của VietJetAir sáng nay tiếp tục tăng mạnh. Chỉ trong 2 tuần, giá cổ phiếu VJC đã lên 10.000 đồng mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Theo nhận định của VCSC, trong quý 4 này thì VietJetAir sẽ thực hiện 12 thương vụ mua bán và thuê lại máy bay.
Tính đến 9h50, VN-Index tăng 19 điểm lên 923 điểm, với 51 triệu cổ phiếu tương đương 1.310 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,4 điểm lên 108,5 điểm, khớp gần 11 triệu cổ phiếu tương đương 145 tỷ đồng.
Đáng chú ý, giá hợp đồng tương lai VN30F1806 đã vượt lên trên 1.000 điểm, đang khớp tại giá 1.002 điểm cho thấy sự "đặt cược" vào đà tăng trưởng của VN30-Index trong năm 2018 đang lên rất cao. Tất cả giá hợp đồng tương lai đều xanh. Gần nhất, VN30F1712 tăng hơn 33 điểm lên gần 964 điểm.
Theo Trí thức trẻ
Bluechips tiếp tục tìm đỉnh mới, VN-Index tăng gần 19 điểm Các cổ phiếu trong danh mục thoái vốn của SCIC như FPT, BMP, DMC đều giảm. Chỉ còn NTP tăng nhẹ. Phiên chiều khởi động với sắc tím của BVH. Cổ phiếu này khớp hơn 1,3 triệu đơn vị, tăng trần lên 56.000 đồng. SAB tiếp tục tăng mạnh lên 299.000 đồng, có lúc điều chỉnh chỉ còn tăng khoảng 5%. Trên dưới...