Trứng cút chứa nhiều dưỡng chất tốt cho não
Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hormon. Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp và cân đối, đặc biệt phù hợp với trẻ.
Ảnh minh họa
Thành phần dinh dưỡng trong trứng luôn bao gồm protein, lipit, glucid, nhiệt năng, canxi và sắt. Trứng chim cút nhỏ hơn trứng gà, trứng vịt nhưng giá trị dinh dưỡng lại rất lớn, chứa 13% protein. Đặc biệt, trứng chim cút rất giàu vitamin B với hơn 140% vitamin B1, nhiều hơn 80% so với trứng gà.
Trong khi lòng đỏ trứng có nhiều dưỡng chất tốt cho trí não của trẻ như cholin, vitamin B12, vitamin A…, thì lòng trắng trứng cũng chứa nhiều dinh dưỡng không kém với hàm lượng protein khá cao và nhiều dưỡng chất như vitamin B2, B6, B9…
Nếu nhiều người xem lòng đỏ là thức ăn cho não của trẻ thì lòng trắng là yếu tố cần thiết cho quá trình tăng trưởng tế bào và phát triển hệ xương, răng. Vì vậy, khi cho trẻ ăn trứng cần ăn cả lòng trắng và đỏ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện.
Trứng chim cút giàu chất sắt, cần thiết cho hệ miễn dịch, giúp oxy hóa các cơ quan, mô và bộ phận cơ thể. Sắt cũng thúc đẩy sự hình thành hồng cầu. Trứng cút có chứa kali, rất tốt cho máu. Trứng cút giúp ngăn chặn các bệnh về tiêu hóa và tăng khả năng miễn dịch, giúp loại bỏ chất độc hại và kim loại tích tụ trong cơ thể..
Trứng cút cũng giúp tăng trí nhớ và hoạt động của não. Với hàm lượng sắt cao, trứng cút giúp tăng mức hemoglobin (huyết sắc tố). Với người dị ứng trứng gà, trứng cút là sản phẩm thay thế rất tốt. Với một số trẻ, trứng gà gây ra các phản ứng như ngứa, nôn mửa, đau bụng nhưng trứng cút không gây dị ứng và có ít chất gây dị ứng hơn trứng gà. Thực tế, trứng cút còn có tính chống dị ứng vì có chứa một loại protein đặc biệt có tên là ovomucoid.
Trẻ em thường thích ăn trứng nhưng ăn nhiều quá dễ tăng cholesterol, vì vậy trứng cút là một lựa chọn cho trẻ. Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng protein có trong trứng cút cao hơn trứng gà 30%, hàm lượng sắt cao hơn 46.1%, vitamin B cao hơn 118.3%, và đặc biệt, hàm lượng cholesterol thấp hơn trứng gà.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chỉ có 515 mg cholesterol trong 100g trứng cút, trong khi đó ở trứng gà chỉ số này là khoảng 585 mg, vì vậy trẻ thừa cân thích ăn trứng nên khuyến khích ăn trứng cút. Thêm vào đó, vitamin B2 có trong trứng cút cao gấp 2,5 lần so với trứng gà, vì thế trứng chim cút cũng là thực phẩm được xem là có tác dụng bảo vệ sức khỏe thị lực, bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt, làm sáng mắt. Trẻ trong độ tuổi đi học mỗi ngày có thể cho ăn 3-4 quả trứng cút giúp tăng sức đề kháng, tốt cho trí não, giúp mắt không mỏi mệt.
Lương y Nguyễn Nghĩa (Vĩnh Phúc)
Phòng dịch COVID-19: Nhiều người hiểu sai về bổ sung vitamin C
Trong mùa dịch COVID-19, nhiều người đã chủ động uống bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng, chống lại bệnh dịch. Tuy nhiên, các bác sĩ lưu ý người dân cần bổ sung vitamin C đúng cách và không quá nhiều.
Bác sĩ khuyên mọi người tốt nhất là nên bổ sung vitamin C qua thực phẩm hằng ngày - Ảnh minh họa: Shutterstock
Quá nhiều vitamin C gây hại cơ thể
Theo dược sĩ La Dương Mỹ Duyên (Khoa Dược, Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM): Vitamin C là một loại vitamin thiết yếu có nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể. Đặc biệt, chức năng được biết đến nhiều nhất của vitamin C là tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng.Vitamin C hoạt động như một chất chống ô xy hóa giúp chống lại các gốc tự do, bảo vệ các mô của cơ thể.
"Lượng vitamin C trung bình đáp ứng đủ cho nhu cầu của cơ thể được khuyến nghị hằng ngày là 75 mg ở phụ nữ và 90 mg ở đàn ông. Mọi người cần bổ sung vitamin C đúng cách. Việc sử dụng quá nhiều vitamin C cũng có thể trở thành một tác hại đối với sức khỏe", dược sĩ Duyên khuyến cáo.
2 yếu tố quyết định sức đề kháng trong dịch virus corona | Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp
Tiến sĩ - bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng, Trưởng Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân 115, Chuyên gia về bệnh lý tiêu hóa Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM), cho biết: Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng đúng là rất cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, nhất là trong mùa dịch COVID-19 hiện nay.
Trong đó, vitamin C là một loại vitamin thiết yếu cho cơ thể, có tác dụng chống ô xy hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu sắt, tăng hấp thu canxi, tạo collagen...
"Cần lưu ý rằng, bổ sung vitamin C là cần thiết, tuy nhiên chỉ nên bổ sung vừa đủ", bác sĩ Phượng nói.
Theo bác sĩ Phượng, sử dụng quá nhiều vitamin C có thể ảnh hưởng đến một số chức năng của các cơ quan trong cơ thể và bệnh lý, như: tạo sỏi thận, mất cân bằng hấp thu các vitamin và khoáng chất khác...
Một số trường hợp dùng quá nhiều vitamin C gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như xót ruột, đau bụng, buồn nôn, co thắt dạ dày, đầy hơi, khó tiêu...
Nên bổ sung vitamin C từ thực phẩm
"Những tác dụng phụ do quá nhiều vitamin C không đến từ các thực phẩm có chứa vitamin C mà đến từ việc bổ sung vitamin C ở dạng chất bổ sung như thực phẩm chức năng, viên uống vitamin C liều cao", dược sĩ Duyên lưu ý.
Dược sĩ Duyên cho biết cụ thể: Bổ sung lượng vitamin C liều cao 1g hằng ngày hoặc lớn hơn có thể dẫn đến các tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy,... Hơn nữa, sử dụng quá nhiều thực phẩm bổ sung vitamin C có thể làm tăng lượng oxalate trong thận, có khả năng dẫn đến sỏi thận.
"Tốt nhất là nên bổ sung vitamin C từ tự nhiên qua thực phẩm hằng ngày", bác sĩ Phượng hướng dẫn.
Theo bác sĩ Phượng, vitamin C có nhiều trong các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây. Đăc biệt, nhiều loại trái cây có vị chua là nguồn cung vitamin C dồi dào như cam, quýt, chanh, bưởi, dâu, cà chua... Vitamin C cũng được tìm thấy trong nhiều loại rau, củ như bông cải xanh, cải xoăn, rau bina (rau bó xôi), ớt chuông,...
Các bác sĩ khuyên người dân để phòng bệnh COVID-19 nên tăng cường rau, củ, quá có chứa vitamin C trong khẩu phần ăn hằng ngày.
"Không nên tùy tiện bổ sung vitamin C theo đường uống, nhất là vitamin C liều cao nếu không có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra các tác dụng gây hại sức khỏe", bác sĩ Phượng cảnh báo.
Nguyên Mi
Người tự cách ly tại nhà cần làm gì để tăng sức đề kháng chống lại COVID-19? Tăng cường vi chất, ăn đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, vận động hợp lý... là các biện pháp tăng sức đề kháng, tránh mắc COVID-19 trong giai đoạn người dân ở nhà, nhất là với những người đang cách ly tại nhà. Tháp dinh dưỡng theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Ảnh: VDDQG Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, cách tốt...