Trung bình trẻ em sử dụng 5-7 giờ mỗi ngày vào mạng xã hội
Ngày 24/8, tại Hà Nội, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức lớp tập huấn dành cho báo chí về chủ đề ‘Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025′.
Ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc lớp tập huấn. Ảnh: Phạm Anh
Hội nghị tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí về việc bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng. Từ đó, đẩy mạnh thông tin, truyên truyền về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng cho cộng đồng. Trong đó, tập trung tuyên truyền cho các đối tượng là cha mẹ, người chăm sóc trẻ nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng hỗ trợ, định hướng trẻ tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; chủ động phòng ngừa, phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Tại lớp tập huấn, ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí cho biết, song hành những tiện ích lành mạnh mà internet mang lại là những tác động xấu, ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ. Để an toàn trên môi trường mạng, trẻ em cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng nhận biết cần và đủ để không lạc lối.
Theo thống kê của Cục Báo chí, từ ngày 1/1/2022 đến nay, các cơ quan báo chí đã có 145.130 tin bài phản ánh liên quan đến trẻ em. Số lượng này rất lớn, ngày nhiều nhất lên tới 1.186 tin bài (1/6/2022). Để thực hiện tuyên truyền hiệu quả và không vi phạm quyền của trẻ em, báo chí cần được trang bị nhiều hơn nữa về kiến thức và chia sẻ các giá trị đạo đức cụ thể trong truyền thông để bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.
Tại buổi tập huấn, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông tin, theo khảo sát mới đây, trung bình trẻ em thường sử dụng từ 5 – 7 giờ/ngày vào mạng xã hội. Cùng với những mặt tích cực thì cũng kèm theo những mặt tiêu cực.
Thống kê từ tổng đài Bảo vệ trẻ em 111, các cuộc gọi tư vấn, hỗ trợ liên quan đến không gian mạng tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể năm 2021 có 422 cuộc gọi, trong 7 tháng đầu năm có 266 cuộc gọi. Nhiều cuộc gọi nhờ tư vấn, hỗ trợ về vấn đề xâm hại tình dục liên quan đến môi trường mạng.
Video đang HOT
Từ thực trạng đó, bà Nga cho rằng, việc cấm đoán trẻ em không dùng internet không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay mà cần có sự đồng hành của cha mẹ, nhà trường và cộng đồng trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; trong đó nâng cao kỹ năng khi dùng internet được ví như là “vaccine số” giúp bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng.
Tập huấn thu hút đông đảo các nhà báo, biên tập viên, phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí tham gia. Ảnh: Phạm Anh
Khảo sát của Cục Trẻ em và một số tổ chức quốc tế cho thấy, hầu hết việc biết kỹ năng bảo vệ trẻ em trên mạng là do tự tìm hiểu trên mạng hoặc truyền tai nhau. Còn giáo dục bài bản gần như chưa có. Đâu đó tại nhà trường có thông tin qua tại môn tin học nhưng chưa đầy đủ. Một số trường có tổ chức lớp ngoại khóa. Do đó, tiến tới, kỹ năng này sẽ sớm trang bị từ nhà trường để bao phủ rộng hơn.
Tại lớp tập huấn, Cục Trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng phổ biến quy định pháp luật liên quan đến an toàn thông tin, tài liệu hướng dẫn bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, nhất là Nghị định 53 mới ban hành liên quan đến việc gỡ bỏ thông tin không phù hợp, trong đó có liên quan đến trẻ em.
Kết thúc Hội nghị tập huấn thực hiện chương trình GDMN sau sửa đổi
Sau 4 ngày làm việc, chiều 4/8, Hội nghị tập huấn hướng dẫn việc thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi và Hướng dẫn bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho CBQL và GVMN đã kết thúc với những đánh giá cao về tính thực tế.
Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh phát biểu bế mạc Hội nghị tập huấn.
Hội nghị tập huấn hướng dẫn việc thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi và Hướng dẫn bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên mầm non (GVMN) thu hút hơn 300 đại biểu là cán bộ quản lý giáo dục mầm non (GDMN) đến từ các vùng miền trên cả nước.
Các báo cáo viên là những chuyên gia của Vụ GDMN, các trường đại học, cao đẳng đào tạo sư phạm mầm non. Điểm mới được các đại biểu tham dự đánh giá cao là Hội nghị không mang tính thông tin một chiều. Báo cáo viên đã truyền lửa cho người nghe mà trực tiếp ở đây là các cán bộ quản lý trường mầm non về cách thức sáng tạo và làm chủ những giờ nuôi dạy trẻ hiệu quả nhất.
Báo cáo tập huấn công tác quản lý, PGS.TS. Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ GDMN, chia sẻ về chỉ đạo các giải pháp nâng cao chất lượng việc thực hiện Chương trình GDMN. Ông Minh nhấn mạnh các nội dung cần thiết liên quan đến chương trình GDMN sau sửa đổi.
TS Cù Thị Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ GDMN, quán triệt, chỉ đạo công tác hướng dẫn bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho CBQL và GVMN để đạt được yêu cầu nuôi dạy trẻ an toàn, chất lượng.
Hội nghị thu hút hơn 300 đại biểu là cán bộ quản lý GDMN toàn quốc tham dự.
Các nội dung bồi dưỡng, tập huấn bao gồm: Hướng dẫn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non; Hướng dẫn phát triển Chương trình giáo dục nhà trường theo quan điểm toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm; Hướng dẫn xây dựng, sử dụng công cụ đánh giá thực hiện chương trình GDMN; Hướng dẫn giáo dục giới trong các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non... đều hết sức sinh động, tạo hứng khởi cho người tham gia.
TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Vụ GDMN và ThS Vũ Thị Thanh Huyền, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương trình bày việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển các biểu tượng toán cho trẻ mầm non; Bác sĩ Nguyễn Minh Huyền, Vụ GDMN và TS Lê Văn Tuấn, Vụ GDTC, hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích và phòng chống một số bệnh, dịch thường gặp trong cơ sở GDMN.
ThS Nguyễn Thị Hiền, Vụ GDMN và ThS Nguyễn Thị Thành, Trung tâm nghiên cứu TBDH và học liệu cho GDMN, Trường CĐSP Trung ương, hướng dẫn giáo viên nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình; ...
Đổi mới, sáng tạo, giúp người nghe làm chủ quá trình nuôi dạy trẻ là cách thức truyền đạt của các báo cáo viên
Các nội dung như giáo dục kỹ năng tiền học đường cho trẻ em khuyết tật học hòa nhập tại các cơ sở GDMN; Giải pháp tăng cường công tác phối hợp liên ngành và cha mẹ trẻ nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trong bối cảnh dịch bệnh... cũng đã được trình bày tại Hội nghị.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ GDMN cho biết: Trong 4 ngày tập huấn, đã có hơn 350 CBQL, GVMN trên toàn quốc tham gia với tinh thần học hỏi nhiệt tình, tích cực, có sự trao đổi sôi nổi giữa học viên và chuyên gia, đi thẳng vào vấn đề chuyên môn, trọng tâm. Nhiều địa phương đã vượt số lượng theo công văn, thể hiện sự cầu thị, học hỏi...
Các chuyên gia là báo cáo viên đã làm việc rất tích cực, trách nhiệm, sáng tạo và nhiều tính mới trong chuyên môn, ...
Thông qua hội nghị, ý kiến từ các địa phương cho rằng cần hướng dẫn rõ hơn hoặc có văn bản cụ thể về phát triển chương trình trong các cơ sở GDMN có áp dụng phương pháp tiên tiến; chương trình tích hợp cần có thẩm định của Bộ; Giáo dục giới tính cần cụ thể các nội dung theo các độ tuổi.
Về bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn: Cần có văn bản hướng dẫn về công tác phối hợp liên ngành đối với GDMN; Mong muốn có các chuyên đề chuyên sâu, về kỹ thuật đối với các lĩnh vực (nhận thức, thể chất, tình cảm kỹ năng xã hội, ngôn ngữ...) để tập huấn cho CBQL và GVMN;
Mong muốn nội dung tập huấn hướng đến các phương pháp tiên tiến ứng dụng trong GDMN như Reggio, Montessori... Chuyên đề giáo dục hòa nhập được hướng dẫn cụ thể trong từng dạng khuyết tật để giúp địa phương dễ thực hiện...
Tiếp thu các kiến nghị của địa phương, Vụ GDMN sẽ xin ý kiến lãnh đạo Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và GVMN; Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán có chất lượng cao trong địa bàn tỉnh để tổ chức hướng dẫn đến CBQL và GVMN trong công tác tập huấn bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; Tổ chức đánh giá, giám sát công tác bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL và GVMN; Các địa phương thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo cũng như các nội dung tập huấn cho CBQL và GVMN tại cơ sở.
TS. Ngô Tuyết Mai: Nhiều cha mẹ cho con đi học tiếng Anh quá sớm, lãng phí đến 3 năm! Độ tuổi phù hợp để một trẻ em bắt đầu cần học tiếng Anh là khi nào? Cùng lắng nghe chia sẻ từ TS. Ngô Tuyết Mai - giảng viên tới từ Đại học Flinders, Úc. Ở Việt Nam hiện nay, kỹ năng tiếng Anh là điều hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm, muốn rèn luyện cho con mình. Vậy, học...