Trump ủng hộ can dự hòa bình trên bán đảo Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng giải quyết khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên bằng cách can dự với điều kiện thích hợp.
Hong Seok-hyun, cựu đại sứ tại Mỹ, phái viên của Tổng thống Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
Ông Trump cho rằng “một cuộc xung đột rất lớn” với Triều Tiên là điều có thể xảy ra và tất cả lựa chọn đang được đặt trên bàn thảo luận, nhưng muốn giải quyết khủng hoảng bằng ngoại giao một cách hòa bình, có thể thông qua lệnh trừng phạt kinh tế, Yonhap dẫn lời Hong Seok-hyun, phái viên của Tổng thống Hàn Quốc, hôm nay nói.
Tuy nhiên, Mỹ sẽ không đối thoại với Triều Tiên chỉ để cho có và việc gây áp lực là tiền đề trong cách tiếp cận với Bình Nhưỡng, Hong dẫn lại lời ông Trump nói.
Video đang HOT
Ông Trump đưa ra bình luận trong cuộc gặp với ông Hong tại phòng Bầu dục, Nhà Trắng chiều 17/5.
Tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người lên nắm quyền tuần trước, cho rằng Triều Tiên phải thay đổi thái độ khăng khăng phát triển vũ khí trước khi một cuộc thương lượng diễn ra.
Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo mới nhất hôm 14/5, bất chấp nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Bình Nhưỡng tuyên bố nó là sự thử nghiệm khả năng mang “đầu đạn hạt nhân cỡ lớn”.
Triều Tiên đã thề phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới Mỹ. Nhưng một nhà ngoại giao cấp cao Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng sẵn sàng đối thoại với Washington với điều kiện thích hợp.
Trọng Giáp
Theo VNE
Liên Hợp Quốc lên án Triều Tiên thử tên lửa
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres lên án Triều Tiên về vụ phóng thử tên lửa mới, kêu gọi Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: Reuters.
"Hành động của Triều Tiên vi phạm nhiều nghị quyết Hội đồng Bảo an, là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh khu vực", AFP dẫn lời Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ngày 15/5. Ông kêu gọi Triều Tiên "đảm bảo tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ quốc tế và quay lại con đường phi hạt nhân hóa".
Triều Tiên sáng 14/5 phóng một tên lửa từ khu vực gần Kusong, tỉnh Bắc Pyongan. Tên lửa bay khoảng 700 km rồi rơi xuống biển Nhật Bản. Bình Nhưỡng cho biết tên lửa, tên gọi Hwasong-12, có tầm bắn tới lãnh thổ Mỹ và có khả năng mang "đầu đạn hạt nhân hạng nặng".
Theo nghị quyết Liên Hợp Quốc, Triều Tiên bị cấm phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa.
Trong một thông báo, 15 thành viên Hội đồng Bảo an cho biết điều quan trọng là Triều Tiên cần thể hiện "cam kết chân thành với phi hạt nhân hóa" và "phối hợp giảm căng thẳng".
"Để đạt mục tiêu trên, Hội đồng Bảo an yêu cầu Triều Tiên không thử hạt nhân hay tên lửa", theo thông báo. Hội đồng sẵn sàng áp đặt thêm biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng.
Cơ quan này năm ngoái thông qua hai nghị quyết trừng phạt nhằm tăng áp lực với Triều Tiên, chặn nguồn ngoại tệ của Bình Nhưỡng. Tổng cộng, Triều Tiên đang chịu 6 gói lệnh trừng phạt kể từ lần thử hạt nhân đầu tiên năm 2006.
Như Tâm
Theo VNE
Chiến lược chống trả của Triều Tiên khi bị Mỹ tấn công Duy trì quân số đông, phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, áp dụng chiến tranh du kích là những biện pháp Triều Tiên có thể dùng để đáp trả khi bị Mỹ tấn công. Trước lo ngại về chương trình tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, Mỹ liên tiếp tập kết các vũ khí chiến...