Trump nghi ngờ tâm nguyện cuối của Ginsburg
Trump cho rằng tâm nguyện “không bổ nhiệm người thay thế trước bầu cử tổng thống” của thẩm phán tòa tối cao Ginsburg là “sản phẩm” của phe Dân chủ.
“Tôi không biết liệu bà ấy thực sự nói vậy, hay tâm nguyện đó được viết bởi Adam Schiff, Schumer và Pelosi. Tôi nghiêng về phương án thứ hai hơn. Lời lẽ trong tâm nguyện thật tuyệt vời, nhưng nó có vẻ rất giống một sản phẩm của Schumer, Pelosi hay Schiff gian xảo”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói hôm 21/9.
Trump trong cuộc vận động tranh cử ở bang Ohio hôm 21/9. Ảnh: AFP.
Ông chủ Nhà Trắng đề cập tới chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff, chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Charles Schumer. Đây đều là các thành viên chủ chốt của đảng Dân chủ, từng đối đầu quyết liệt với Trump trong cuộc điều tra xem xét bãi nhiệm đầu năm nay.
Hãng tin NPR trước đó dẫn lời Clara Spera, cháu gái cố thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Ginsburg, cho biết bà nói rằng “mong muốn cháy bỏng nhất là không bị thay thế cho tới khi một tổng thống mới được bầu”.
Video đang HOT
Ginsburg là người theo chủ nghĩa tự do, được coi là đối thủ cứng rắn đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bà thường xuyên lên tiếng chỉ trích ông chủ Nhà Trắng, từng khẳng định “không muốn nghĩ tới” những ảnh hưởng của Trump với Tòa án Tối cao Mỹ.
Bà qua đời tại nhà riêng ở thủ đô Washington ngày 18/9 do biến chứng của ung thư tuyến tụy di căn. Sự ra đi của Ginsburg có thể làm thay đổi đáng kể cán cân tư tưởng của Tòa án Tối cao Mỹ, vốn đang có đa số thẩm phán theo tư tưởng bảo thủ với tỷ lệ 5-4.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ là người được bổ nhiệm trọn đời, chỉ được thay thế khi chủ động nghỉ hưu hoặc qua đời. Trump có cơ hội mở rộng thế đa số của phe bảo thủ trong Tòa án Tối cao bằng việc bổ nhiệm thêm một thẩm phán bảo thủ, khi đang có sự chia rẽ sâu sắc ở Mỹ vào thời điểm bầu cử tổng thống đang cận kề.
Trump dự kiến công bố đề cử thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ vào ngày 25-26/9 nhằm thể hiện sự tôn trọng với thẩm phán Ginsburg. “Chúng ta nên chờ tới khi tang lễ của thẩm phán Ginsburg kết thúc”, ông chủ Nhà Trắng nói hôm 21/9, cho biết ông đang xem xét 4-5 ứng viên và cuộc bỏ phiếu phê chuẩn người được đề cử nên diễn ra trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11.
Theo quy định, Thượng viện Mỹ sẽ là nơi phê chuẩn đề cử thẩm phán Tòa án Tối cao của tổng thống. Ứng viên thay thế bà Ginsburg được Trump đề cử nhiều khả năng sẽ được dễ dàng thông qua, do đảng Cộng hòa đảng kiểm soát Thượng viện.
Pelosi muốn bỏ tượng chiến sĩ Liên minh miền Nam trong tòa quốc hội
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi kêu gọi dỡ bỏ 11 bức tượng của các chiến sĩ hoặc quan chức Liên minh miền Nam trong tòa nhà quốc hội Mỹ.
"Tượng đài của những người đàn ông ủng hộ sự tàn ác và man rợ để đạt được mục đích phân biệt chủng tộc, là tượng đài lố bịch sỉ nhục những ý tưởng về Dân chủ và tự do Mỹ, bà Pelosi viết trong đơn gửi ủy ban lưỡng đảng phụ trách thư viện hôm 10/6. "Các bức tượng này tỏ lòng tôn kính với những thứ đáng căm ghét, không phải di sản. Chúng cần được gỡ bỏ", Pelosi nói thêm.
Động thái diễn ra sau khi người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì chết ở Minneapolis, bang Minnesota, tháng trước. Hàng trăm bức tượng tôn vinh Liên minh miền Nam, bao gồm 11 bang ủng hộ chế độ nô lệ chống lại Liên bang miền Bắc trong cuộc nội chiến vào giữa thế kỷ 19, đang tồn tại trên khắp nước Mỹ, gợi nhớ về lịch sử nô lệ và đàn áp chủng tộc.
11 bức tượng của lãnh đạo hoặc các chiến sĩ tham gia vào cuộc ly khai thất bại này đang được đặt trong tòa nhà quốc hội Mỹ. Trong đó có tượng đồng của Jefferson Davis, Tổng thống Liên minh miền Nam và tượng đá cẩm thạch của Alexander Stephens, phó tổng thống Liên minh miền Nam.
Trong thư, bà Pelosi đã dẫn những phát ngôn phân biệt chủng tộc của Stephens năm 1861 rằng "Liên minh được thành lập dựa trên sự thật vĩ đại rằng người da màu không bằng người da trắng".
Tượng Tổng thống Liên minh miền Nam Jefferson Davis trong tòa nhà quốc hội Mỹ. Ảnh: AFP.
Đây không phải lần đầu tiên Chủ tịch Hạ viện Pelosi kêu gọi dỡ bỏ tượng các chiến sĩ Liên minh miền Nam. Tháng 8/2017, bà từng kêu gọi tương tự sau các cuộc biểu tình Charlottesville, khởi nguồn từ một cuộc tập hợp của những người ủng hộ da trắng thượng đẳng.
Trên khắp nước Mỹ, nhiều thành phố cũng kêu gọi và dỡ bỏ các bức tượng được xem như biểu tượng của chế độ nô lệ miền nam nước Mỹ. Quân đội Mỹ cũng đang quay lưng với các biểu tượng của Liên minh miền Nam. Tham mưu trưởng hải quân, Đô đốc Michael M. Gilday, hôm 9/6 cho biết ông đang chỉ đạo nhân viên soạn thảo lệnh cấm cờ chiến đấu của Liên minh miền Nam khỏi tất cả các khu vực công cộng và nơi làm việc trên tàu, máy bay và căn cứ của Hải quân. Thủy quân lục chiến cũng ban hành lệnh tương tự vào tuần trước.
Một phát ngôn viên Lục quân đầu tuần này nói rằng các lãnh đạo dân sự hàng đầu của quân chủng này đã sẵn sàng đổi tên 10 căn cứ mang tên các sĩ quan Liên minh, động thái mà Lầu Năm Góc đã phản đối trong nhiều năm qua.
Năm 1861, Abraham Lincoln, thành viên đảng Cộng hòa, đắc cử tổng thống và muốn xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ. 7 bang miền nam phản đối chính sách này và tuyên bố ly khai chính phủ liên bang, thành lập chính phủ riêng do Jefferson Davis làm tổng thống, hay còn gọi là Liên minh miền Nam.
Chính quyền Abraham Lincoln và quốc tế không công nhận chính phủ này. Khi nội chiến Mỹ bùng nổ, thêm 4 bang khác gia nhập phe miền nam chống lại Liên bang miền Bắc. Chính phủ Liên minh miền Nam tan rã sau khi hai đại tướng Robert E. Lee và Joseph Johnston đầu hàng quân miền Bắc tháng 4/1865
Trump than 'mất hết bạn bè' vì làm tổng thống Trump nói rằng việc trở thành tổng thống Mỹ khiến bạn bè của ông trở nên giữ khoảng cách, khách khí vì họ tôn trọng chức vụ của ông. Phát biểu trong buổi vận động tranh cử ở bang Wisconsin hôm 17/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng những người bạn cũ của ông đã trở nên quá trang trọng kể từ...