Trump góp tiền lương chống Covid-19
Trump quyết định quyên góp 100.000 USD tiền lương quý IV năm 2019 cho nỗ lực kiểm soát và chống nCoV tại Mỹ.
“ Tổng thống Donald Trump từng cam kết không nhận lương khi nắm quyền. Nhằm thực hiện lời hứa và tăng cường bảo vệ người dân Mỹ, ông ấy quyết định góp toàn bộ tiền lương quý IV năm ngoái cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh nhằm hỗ trợ nỗ lực phòng chống, kiểm soát và chiến đấu chống lại nCoV”, thư ký báo chí Nhà Trắng hôm nay viết trên Twitter.
Thông báo được đưa ra sau khi Trump hứng chỉ trích vì cách phản ứng “lạc quan thái quá” với Covid-19, bất chấp những đánh giá trái ngược của các chuyên gia y tế Mỹ.
Ông tuần trước tuyên bố nguy cơ Covid-19 gây ra với Mỹ là “rất thấp”, khẳng định dịch bệnh sẽ “biến mất” khi thời tiết ấm lên. Tuy nhiên, giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield lại có quan điểm ngược lại và cho rằng Covid-19 sẽ “tiếp tục tồn tại trong thời gian tới”.
Mỹ hôm nay phát hiện 4 ca nhiễm nCoV mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 128, trong khi số người tử vong cũng đã tăng từ 6 lên 9.
Tổng thống Trump gặp các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng hôm 3/3. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ cho biết chính phủ có thể siết chặt quản lý đi lại quốc tế, nhưng loại trừ khả năng áp lệnh hạn chế đi lại trong nước. Mỹ đang hạn chế người đến từ Trung Quốc, cấm tất cả chuyến bay đến Iran, khuyến cáo người dân không đến một số khu vực ở Italy và Hàn Quốc.
Trump từng hứa sẽ không nhận khoản lương 400.000 USD/năm nếu đắc cử tổng thống. Dù vậy, luật pháp Mỹ quy định tổng thống phải nhận số tiền này, khiến Trump thường xuyên đóng góp tiền lương cho các cơ quan chính phủ. Ông từng nhiều lần gửi lương cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, bắt đầu từ năm đầu nhậm chức.
Covid-19 khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc từ tháng 12/2019, đến nay đã xuất hiện tại 81 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 93.000 người nhiễm, trong đó hơn 3.200 ca tử vong và hơn 50.000 người được chữa khỏi.
Vũ Anh (Theo USA Today)
Theo vnexpress.net
5 mẹo chi tiêu các cặp vợ chồng trẻ không thể bỏ qua nếu muốn tiết kiệm được tiền
Những mẹo chi tiêu khoa học dành cho các gia đình trẻ có thu nhập thấp sẽ là chìa khóa thoát khỏi tình trạng chi tiêu quá đà, mất kiểm soát. Giúp cặp đôi sớm hoàn thành những mục tiêu tài chính đã đề ra.
1. Nắm rõ tổng thu nhập hàng tháng
Cặp vợ chồng trẻ thường chưa cân đối được số tiền mình làm ra và số tiền mình sẽ chi. Chính vì vậy, điều đầu tiên là bạn cần xác định tổng thu nhập của gia đình mình là bao nhiêu.
Video đang HOT
Tổng thu nhập này sẽ bao gồm: tiền lương hai vợ chồng, khoản thu nhập từ nguồn khác.
Con số chính xác là cần thiết để cả hai vợ chồng cân đối với mức chi tiêu và sinh hoạt phí của cả gia đình.
Để nắm được tổng thu nhập bạn cần thống kê các con số vào sổ sách, ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại di động.
2. Phân bổ tiền lương hợp lý
Để làm chủ được tài chính và tránh rơi vào tình trạng rủi ro thì việc chi tiêu trong gia đình luôn phải nằm trong tầm kiểm soát.
Bạn cần lên kế hoạch phân bố tiền tổng thu nhập hàng tháng hợp lý và khoa học.
Ngoài ra, việc phân bổ tiền lương cũng là cách giúp bạn hiểu rõ nguồn tiền vào - ra trong vòng 1 tháng. Từ đó, có những kế hoạch chi tiêu và điều chỉnh cho cần thiết.
Một vài phương pháp phân bổ tiền lương đã được nhiều người áp dụng thành công mà bạn có thể tham khảo ngay sau đây.
Phương pháp Jars
Theo phương pháp này, tài chính của bạn được chia vào 6 chiếc hũ khác nhau.
Jars khuyên các bà nội trợ nên chia: Nhu cầu thiết yếu: 55%, Quỹ tự do tài chính: 10%, Quỹ giáo dục: 10%, Tiết kiệm dài hạn: 10%, Hưởng thụ: 10%, Cho đi: 5%
Phương pháp 50/20/30
Theo quy tắc 50/20/30 bạn có thể chia thu nhập thành 3 phần với các tỷ lệ tương ứng là 50, 20, 30 vào 3 danh mục khác nhau.
Cụ thể:
50% dành cho nhu cầu thiết yếu: thuê/ trả góp nhà, điện, nước, ăn uống, đi lại...
20% dành cho mục tiêu cá nhân: Giáo dục, tiết kiệm, trả nợ, quỹ dự phòng...
30% chi tiêu cá nhân: Giải trí, du lịch, mua sắm...
3. Ưu tiên thanh toán những khoản cần thiết
Những gia đình có thu nhập thấp nên lên danh sách những khoản chi cần thiết. Các khoản này là những khoản không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Điều này giúp bạn ưu tiên thanh toán trước để đảm bảo cuộc sống cơ bản.
Thông thường, các khoản chi cần thiết gồm có:
- Thuê/trả góp nhà
- Hóa đơn điện, nước
- Đi lại
- Học tập của con cái
- Khoản chi cho con cái: sữa, bỉm, thuốc men...
- Ăn uống
Với mức thu nhập chưa cao nhưng chỉ cần biết xây dựng kế hoạch cho bản thân và gia đình một cách hợp lý và khoa học thì bạn vẫn có thể tự do được tài chính. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý việc duy trì thói quen tiết kiệm đều đặn hàng tháng để có ngân quỹ dự phòng lúc cần thiết.
4. Đặt hạn mức chi tiêu
Sau khi phân bổ được tiền lương, lúc này bạn cần đặt hạn mức chi tiêu cho từng danh mục. Điều này giúp bạn không vượt quá tổng thu nhập hàng tháng.
Ngoài ra, bạn cũng cần đặt hạn mức phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu và tình hình thực tế của cả gia đình. Đừng vì tiết kiệm mà đặt hạn mức quá khắt khe dẫn đến áp lực và tình trạng căng thẳng, mệt mỏi cho các thành viên trong gia đình.
Mục đích của việc đặt hạn mức là đảm bảo chi tiêu luôn ở trong tầm kiểm soát và một phần thay đổi thói quen chi tiêu.
5. Áp dụng các mẹo chi tiêu tiết kiệm
Đối với các gia đình trẻ có ngân sách còn hạn hẹp, việc áp dụng mẹo chi tiêu tiết kiệm là vô cùng cần thiết. Điều này giúp bạn đảm bảo được cuộc sống sinh hoạt trong tầm tay mà vẫn trích ra được số dư tương đối.
Các mẹo mà bạn có thể áp dụng là lên danh sách chi tiết các món cần mua trước khi đi chợ để tránh việc mua theo cảm xúc dẫn đến thừa thãi, phung phí quá đà.
Thường xuyên nấu ăn tại nhà cũng là cách hiệu quả. Vừa đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng cho cả gia đình, vừa tiết kiệm chi phí một cách tối đa. Sau 1 tháng, bạn hãy kiểm tra lại chi phí dành cho khoản ăn uống. Chắc chắn, ngân sách cho khoản này sẽ giảm một cách đáng kể.
Tham khảo giá cả trước khi đưa ra quyết định mua. Điều này giúp bạn lựa chọn những mức giá phù hợp, trong khả năng chi trả của bản thân. Ngoài ra, việc mặc cả giá cũng giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khi đi chợ nữa đấy.
Tự trồng rau sạch tại nhà không tốn công sức và chi phí đầu tư của bạn nhưng lại mang tới rất nhiều lợi ích. Vừa đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, vừa tiết kiệm chi phí ăn uống một cách đáng kể.
Dùng sữa mẹ để nuôi con: Một trong những cách tiết kiệm chi phí khi nuôi con mà các bà mẹ nên áp dụng đó là nuôi con bằng sữa mẹ, ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Điều này giúp con có một sức khỏe tốt mà còn tiết kiệm được kha khá chi phí nữa.
Tiết kiệm điện cũng là cách giảm chi phí sinh hoạt nếu gia đình có đông thành viên. Tập thói quen tắt nguồn các thiết bị khi không sử dụng, hay đi ra ngoài. Hoặc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện là cách giúp các mẹ giảm thiểu chi phí hóa đơn hàng tháng.
Scorpiot
Theo nhipsongviet
Buồn vì vợ coi thường là "nhỏ nhặt hơn phụ nữ" Chi tiêu trong gia đình, vợ tôi không công khai xem hết bao tiền, để dành được bao nhiêu. Khi tôi hỏi, cô ấy còn nói tôi tính nhỏ nhặt hơn phụ nữ. Chúng tôi kết hôn được gần 2 năm nhưng thực sự, khi sống cuộc sống vợ chồng, tôi không cảm thấy thoải mái như mong muốn mà luôn có cảm...