Trump cảnh báo nghiêm trị kẻ phá hoại vận động tranh cử
Trump doạ sẽ hành động chống lại bất cứ kẻ phá hoại nào xuất hiện trong chiến dịch vận động tranh cử của ông tại Oklahoma cuối tuần này.
“Những người biểu tình, kẻ vô chính phủ, kích động, cướp bóc hay thấp hèn định đến Oklahoma làm ơn hiểu rằng các bạn sẽ không được đối xử theo cách ở New York, Seattle hay Minneapolis. Cảnh tượng ở đó sẽ khác rất nhiều”, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng lên Twitter hôm 18/6.
Trump tuần trước tuyên bố sẽ khởi động lại các chiến dịch vận động tranh cử để chuẩn bị cho cuộc đua vào Nhà Trắng tháng 11, với điểm đầu tiên ở thành phố Tulsa, bang Oklahoma, vào ngày 19/6.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 18/6. Ảnh: AFP.
Buổi vận động tái tranh cử của Trump dự kiến tổ chức ở Trung tâm BOK với sức chứa 19.000 người ở thành phố Tulsa, nhưng chưa rõ bao nhiêu người được phép tham dự sự kiện. Trang web đăng ký tham dự buổi vận động tranh cử của Trump viết những người tham gia phải ký cam kết “tự chịu trách nhiệm” nếu nhiễm nCoV.
Ông chủ Nhà Trắng đã phải ngừng các cuộc vận động tranh cử từ tháng 3, sau khi Covid-19 bùng phát ở Mỹ, buộc các bang áp lệnh phong tỏa, cấm tụ tập đông người.
Video đang HOT
Trump cũng đối mặt không ít chỉ trích về kế hoạch nối lại các buổi vận động tranh cử trong lúc Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden tố Trump chỉ nôn nóng trở lại chiến dịch vận động tranh cử, có thể đặt mọi người vào nguy hiểm.
Kế hoạch tổ chức chiến dịch vận động tranh cử của Trump diễn ra trong bối cảnh biểu tình chống phân biệt chủng tộc lan rộng khắp nước Mỹ sau cái chết của người da màu George Floyd và Rayshard Brooks. Nhiều cuộc biểu tình ôn hoà dần trở nên bạo lực khi xuất hiện hành vi đập phá, cướp bóc. Trump từng gọi những người này là “vô chính phủ” và “thấp hèn”.
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 8,6 triệu người nhiễm và hơn 457.000 người tử vong. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, hiện ghi nhận hơn 2,2 triệu ca nhiễm và hơn 120.000 người chết.
Biểu tình tại Mỹ bước sang ngày thứ 12
Biểu tình tại Mỹ sau cái chết của George Floyd đã bước sang ngày thứ 12 và đến nay chủ yếu đều diễn ra trong ôn hòa.
Các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, khởi đầu từ sự phẫn nộ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd dưới tay cảnh sát ở Minneapolis, bang Minnesota, giờ đây phát triển thành một phong trào chống phân biệt chủng tộc.
Hàng nghìn người đã đổ xuống đường tuần hành ở các thành phố lớn như New York hay Seattle và cả những thị trấn nhỏ như Vidor, Texas, Havre, Montana hay Marion, Ohio, phản đối hành vi phân biệt chủng tộc của các cơ quan thực thi pháp luật.
Người biểu tình tập trung tại Đài tưởng niệm Lincoln ở Washington ngày 6/6. Ảnh: Reuters.
Một trong những cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại thủ đô Washington. Hàng rào, những tấm bê tông, các thanh barrier cùng một lượng lớn nhân viên an ninh đã được điều động, bố trí bao quanh Nhà Trắng, tạo nên "một pháo đài".
Đám đông người biểu tình đa sắc tộc, đa chủng tộc đã hội tụ tại đây, trước Quảng trường Lafayette. Người biểu tình đi bộ và xe đạp hướng đến con đường chính dẫn tới Nhà Trắng đã được sơn nổi bật dòng chữ màu vàng "Mạng người da màu cũng quan trọng". Thông điệp "Hãy ngừng giết hại chúng tôi" hay "Mạng người da màu cũng quan trọng" được dán trên cửa kính hàng loạt ôtô.
Có cảm giác như toàn bộ người dân đã đổ về trung tâm Washington khi số người tham gia biểu tình tăng vọt. Những hàng dài người biểu tình len lỏi trên những con đường nhánh, số khác tập trung trong các công viên.
Chiều tối, đường 16 trông giống như một hội chợ đường phố. Những chiếc xe tải bán kem đỗ bên vệ đường sẵn sàng phục vụ khách hàng, các bậc cha mẹ đẩy con trong xe nôi, nhiều người chơi guitar và harmonica. Âm nhạc phát ra từ phía sau những chiếc ô tô. Một số người cùng nhau nhảy múa.
Người biểu tình cũng tập trung tại khu dân cư U Street và Columbia Heights, phía bắc Nhà Trắng, nơi cộng đồng da màu tương đối đông đúc. Tại công viên Meridian Hill, một đám đông lớn cùng hô khẩu hiệu "Không công lý, không hòa bình".
Tại Minneapolis, người biểu tình tụ tập bên ngoài nhà riêng của thị trưởng Jacob Frey, hò hét phản đối vì ông từ chối cam kết ngừng cấp ngân sách cho sở cảnh sát.
Người biểu tình ở Los Angeles ngày 6/6. Ảnh: Reuters.
Ở New York, gần một nghìn người kéo đến khu Grand Army Plaza ở Brooklyn và vài nghìn người khác tập trung gần Công viên Trung tâm ở Manhattan. Nhiều người nhảy múa, chơi nhạc và hô khẩu hiệu "Đường phố của ai? Đường phố của chúng ta!". Sự nhiệt tình vẫn không giảm nhiệt dù một trận mưa lớn ập xuống
Tại Seattle, một cuộc biểu tình do các nhân viên y tế tổ chức đã thu hút hàng nghìn người tham gia. Họ tuần hành từ trung tâm y tế Harborview tới Tòa thị chính. Nhiều người mặc trang phục trong phòng thí nghiệm và mang theo các tấm biển ghi thông điệp "Sức khỏe người da màu cũng quan trọng"và "Phân biệt chủng tộc là tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp".
Tại Philadelphia, hàng nghìn người tập trung gần Bảo tàng Nghệ thuật của thành phố, yêu cầu chính quyền cắt ít nhất 10% ngân sách cho cảnh sát.
Ở Los Angeles, phía nam Đại học Nam California, đoàn biểu tình do Hội sinh viên Da màu dẫn đầu đã hoàn thành một quãng đường tuần hành gần 5 km xung quanh khuôn viên trường. Các thành viên Mujeres Activas en Letras y Cambio Social, nhóm hoạt động vì cộng đồng người Latinh và người Mỹ bản địa, cũng tuần hành xung quanh Đại học bang California.
Những người giữ an ninh trong 'khu tự trị' ở Mỹ Antonio Ochoa chưa từng được đào tạo bài bản về an ninh, nhưng giờ anh đóng vai trò như một cảnh sát bảo vệ khu phố của mình. 3h sáng thứ 7 tuần trước, Ochoa được huy động để giải quyết vụ gây rối trên khu phố trung tâm ở Seattle, bang Washington, Mỹ. Một người đàn ông da màu giận dữ la...