Trùm mafia khét tiếng bị bắt sau 20 năm chạy trốn
Ernesto Fazzalari, trùm mafia bị truy nã gắt gao thứ hai ở Ý, hôm 26-6 đã bị bắt sau gần hai thập niên chạy trốn.
Theo Guardian, Ernesto Fazzalari là ông trùm của băng đảng khét tiếng Calabrian ‘Ndrangheta, tổ chức tội phạm giàu có và quyền lực nhất Ý.
Người này đã chạy trốn từ tháng 6-1996. Ernesto Fazzalari là trùm mafia bị truy nã gắt gao thứ hai ở nước này, nếu xét về tầm ảnh hưởng và nguy hiểm cho xã hội, chỉ đứng sau Matteo Messina Denaro – ông trùm của tổ chức Sicily Cosa Nostra, tuyên bố của cảnh sát cho biết.
Trùm mafia Ý Ernesto Fazzalari bị bắt hôm 26-6. Ảnh: EPA
Fazzalari, 46 tuổi, phải đối mặt với án chung thân sau khi bị xử vắng mặt và bị kết tội giết người, hoạt động mafia, buôn bán ma túy, cướp và sở hữu vũ khí trái phép.
Video đang HOT
Trùm Fazzalari bị bắt vào sáng sớm 26-6, tại một ngôi nhà ở khu vực miền núi xa xôi vùng Calabria, cực nam của Ý. Cảnh sát cho biết khi bị bắt tên trùm mafia không chống cự.
Fazzalari là người đứng đầu một trong những tổ chức mafia gia đình kiểm soát phần lớn xã hội Calabria và kiếm tiền thông qua nhập khẩu và buôn bán ma túy.
Federico Cafiero de Raho, thuộc tổ chức các công tố viên chống mafia Ý, mô tả vụ bắt giữ này là “lịch sử”. Thủ tướng Ý Matteo Renzi cảm ơn cảnh sát và các công tố viên liên quan, viết rằng: “Hoan hô Ý. Chủ nhật vui vẻ”.
Bộ trưởng Nội vụ Ý Angelino Alfano nói rằng: “Đây là chiến thắng khích lệ và ủng hộ chúng tôi trên con đường khó khăn chống tội phạm có tổ chức. Không có đường nào chạy trốn khỏi công lý”.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Trung Quốc trốn chạy ánh sáng công lý
Việc Trung Quốc có thể rút khỏi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong trường hợp Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết bất lợi cho nước này trong vụ kiện của Philippines được xem là hành động trốn chạy khỏi ánh sáng công lý.
Các thẩm phán Tòa án PCA tại The Hague, Hà Lan sắp ra phán quyết đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông
Báo chí Nhật Bản ngày 21-6 dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, Trung Quốc đã tuyên bố với một quốc gia châu Á rằng, nước này có thể sẽ rút khỏi Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 nhằm phản đối phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi kiện nếu phán quyết này đi ngược lại lập trường của Bắc Kinh. Tuyên bố này được xem là nhằm dọn đường cho Trung Quốc trốn tránh một phán quyết của công lý ngăn cản Bắc Kinh hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc sau khi đơn phương công bố yêu sách "đường lưỡi bò", hay còn gọi là "đường 9 đoạn", nhằm đòi hỏi chủ quyền phi lý với 80% diện tích Biển Đông đã ngày càng tỏ ra ráo riết và hung hăng hơn trong việc biến vùng biển chiến lược trọng yếu này thành ao nhà của mình.
Sau khi Trung Quốc xua đuổi tàu và kiểm soát bãi cạn Scarborough năm 2012, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên PCA vào ngày 22-1-2013, yêu cầu tòa ra phán quyết tuyên bố "đường lưỡi bò" của Trung Quốc không có giá trị pháp lý bởi đi ngược lại UNCLOS năm 1982.
Sau nhiều phiên tranh tụng, xem xét, PCA dự kiến sẽ công bố phán quyết đối với vụ kiện, theo truyền thông của Philippines là vào ngày 7-7 tới.
Hiện giới truyền thông và phân tích quốc tế đã đưa ra một số "kịch bản" phán quyết của PCA đối với vụ kiện của Philippines, song đa số đều cho rằng tòa sẽ ủng hộ quan điểm của Manila, ra phán quyết rằng đòi hỏi chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử mà Trung Quốc đưa ra là không có cơ sở luật pháp quốc tế, từ đó vô hiệu hóa yêu sách đòi chủ quyền trên Biển Đông theo "đường lưỡi bò".
Trong trường hợp Philippines "thắng kiện", đó sẽ là một đòn giáng chí tử vào tham vọng bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc. Bởi mọi yêu sách, đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển chiến lược này đều là không phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với bản "hiến pháp của thế giới về đại dương" UNCLOS hay nói cách khác là phi pháp.
Cho dù phán quyết của PCA không mang tính ràng buộc pháp lý, bắt buộc các bên liên quan phải thực thi, song với tư cách là thành viên của UNCLOS mà Trung Quốc gia nhập từ năm 1996 cũng như là một cường quốc, một thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ, Trung Quốc phải có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết trong vụ kiện của Philippines.
Nếu như không tuân thủ phán quyết của PCA, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia xem thường luật pháp quốc tế, tự cô lập mình với cả thế giới khi "sống vô luật pháp" trong thế giới văn minh ngày nay. Trong khi đó, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực được tiếp sức mạnh của công lý, sức mạnh của lẽ phải để đấu tranh chống lại mưu đồ bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tìm cách "dọn đường" để rút khỏi UNCLOS cho thấy Trung Quốc sẵn sàng bất chấp tất cả, kể cả việc tự cô lập mình khỏi cộng đồng quốc tế, để hiện thực hóa bằng được tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Theo_An ninh thủ đô
Trùm mafia hé lộ chuyện thâu tóm ngành giải trí Nhật Bản Một trùm mafia Nhật hé lộ từ nhiều năm nay những người nắm quyền lực trong ngành giải trí chính là các ông trùm những băng nhóm mafia, hay còn gọi là yakuza. Hiroshi Osaki, chủ tịch công ty Yoshimoto Kogyo trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập công ty năm 2012. Ảnh: Japan Times Theo Daily Beast, ngành công nghiệp giải...