“Trùm lười” giỏi Toán
Trần Hoàng Bảo Linh là gương tiêu biểu trong phong trào Học sinh 3 tích cực do Thành Đoàn TPHCM phát động.
Sau khi chinh phục giải nhất Toán Quốc gia với số điểm cao “ngất ngưởng”, Trần Hoàng Bảo Linh (lớp 12 chuyên Toán trường Phổ Thông Năng Khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM) tiếp tục khẳng định tài năng của mình với chiếc huy chương đồng Olympic Toán Quốc tế lần thứ 53 tại Argentina. Vậy mà khi được phỏng vấn, anh chàng chỉ kể toàn tật xấu của mình.
Người thích chải đầu bằng ngón tay
“Tật “đầu tiên, theo tiết lộ của Linh là: “Mình là trùm lười luôn đó!”, rồi anh chàng cho biết thêm: “Ngoài thời gian học ở trường, về nhàmình ít khi nào thức quá 23giờ30. Ngồi học khoảng 1 tiếng đồng hồ làcảm thấy chán. Mình thích Toán từ nhỏ nhưng ham chơi, đến khi lớp 8 mới thật sự nghiêm túc với nó”. Kết quả của “sự nghiêm túc” ấy là vào năm lớp 9, Bảo Linh giành giải nhất môn Toán cuộc thi học sinh giỏi TP.HCM.
Bảo Linh (thứ hai từ trái qua) cùng các bạn trong đội tuyển Việt Nam thi Olympic Toán Quốc tế lần thứ 53.
Học rất ít nhưng khi ngồi vào bàn, khả năng tập trung Bảo Linh luôn đạt “công suất” tối đa. “Không cần học nhiều, quan trọng là cái đầu luôn suy nghĩ đến toán mọi lúc mọi nơi. Một bài toán khó suy nghĩ không ra hướng giải Linh sẽ dừng lại, giải trí xem phim, chơi game để não được thả lỏng. Dữ liệu bài toán được lưu trong đầu và Linh có thể suy nghĩ hướng giải mọi lúc có thể trên xe buýt, lúc ăn cơm, tán gẫu cùng bạn bè… “, Bảo Linh bật mí. Anh chàng đã từng dành thời gian 3 tháng để nghiên cứu và giải một bài toán khó mà nhất định không xem lời giải.
Tật xấu tựnhận tiếp theo là “nước đến chân mới nhảy”. Bảo Linh không tự gây áp lực cho bản thân, biết cách cân bằng giữa học vàchơi vìthếngay thời điểm nước rút ôn thi đội tuyển quốc gia hay quốc tếanh chàng vẫn thoải mái vui chơi. Bảo Linh cónhiều tật xấu khiến bạn không thể nhịn cười: gãi đầu, quẹt mũi mọi lúc mọi nơi.
Học cách xây nhà của Bả o Linh
“Mục tiêu, kế hoạch, tinh thần tiếp thu và sự độc lập” là từ khóa Bảo Linh dùng như chất liệu xây dựng một phương pháp học và tư duy học tập hiệu quả. Bảo Linh chia sẻ: “Định hướng và đặt mục tiêu chính là nền móng của tòa nhà mang tên thành công. Sau khi có nền móng là lúc mình thiết kế, tạo dựng kiểu dáng cho ngôi nhà. Đó chính là lập một bản kế hoạch cho năm học cụ thể, mình lên danh sách những việc cần làm để đạt được mục tiêu đã đặt ra, chẳng hạn như liệt kê những cuốn sách cần đọc, những mảng kiến thức còn thiếu để trau dồi thêm, những tài liệu cần tham khảo… Thông thường mình đặt hạn thời gian để hoàn thành các công việc đã đề ra để có động lực để hoàn thành đúng tiến độ”.
Ngoài việc học tại trường, Bảo Linh dành 2 tiếng đồng hồ để”bắt” mình ngồi vào bàn suy nghĩ. “90% thời gian học toán là dành cho việc suy nghĩ, tư duy. Chỉ 10% dành cho việc trình bày lời giải và các việc làm khác”, Bảo Linh bật mí. Ngoài ra, anh chàng còn thường xuyên luyện giải các đề Toán trên mạng để phản ứng nhanh trước các tình huống trong phòng thi, tập được cách làm việc nhanh và hiệu quả.
Video đang HOT
Thông thường sau khi thắng lớn từ một cuộc thi, Bảo Linh thường dành cho mình 10 phút để tự hào về bản thân nhưng ngay sau đó lại trở về anh chàng bề bộn, vô tư thích “chém gió”. Tuy là dân chuyên Toán nhưng anh chàng rất “ghiền” những cuốn tiểu thuyết “dày cộm” của chị nên cũng không kém thơ mộng và lãng mạn đâu nha.
Linh ngưỡng mộ khá nhiều người: giáo sư Ngô Bảo Châu, giáo sư Hà Huy Khoái, thầy Trần Nam Dũng, thầy Lê Bá Khánh Trình… nhưng Bảo Linh nghĩ rằng: “Người học toán phải tập tính tự lập, tự nghĩ cách làm của mình chứ không bắt chước được ai, phải tự tạo cho mình một cái gọi là… phong cách của mình”.
Theo Cẩm Viên
Mực Tím
Những chuyện thú vị về đoàn Olympic Toán
Bị thất lạc hành lí nhưng niềm vui đã đến với Đăng khi giành huy chương Vàng (HCV) Olympic Toán quốc tế. Gia đình của Phương Minh lại không bất ngờ với tấm HCB của con vì em luôn về nhì ở các cuộc thi trước đó. Lê Quang Lâm (Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) lại có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn...
Sáng 18/7, đội tuyển thi Olympic Toán học quốc tế của Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài. Sau một năm đứng thứ hạng thấp nhất (thứ 31) trong các lần tham dự Olympic Toán quốc tế, năm nay, đoàn Việt Nam đã trở lại top 10 (thứ 9) với 1 huy chương vàng (HCV), 3 huy chương bạc (HCB), 2 huy chương đồng (HCĐ).
Chàng HCV "hay cãi"
Có mặt tại sân bay từ 4h sáng bác Đậu Đăng Doanh không giấu được niềm vui khi cậu con trai duy nhất của mình - Đậu Hải Đăng đã xuất sắc giành HCV. Người cha già xúc động khi nói về con: "Đăng thích đọc sách toán học, sách viễn tưởng, khoa học, vi tính. Có một niềm say mê toán học rất lớn ở cháu".
Mẹ em, cô Đinh Hoài Thanh thì tâm sự: "Cháu thích tìm tòi, khám phá. Hồi nhỏ Đăng rất nghịch, nhiều lần khiến mẹ rơi nước mắt vì phá hỏng hết đồ đạc trong nhà từ cái điều khiển ti vi đến máy tính. Từ lớp 8 cháu dần thay đổi tính cách, biết lắng nghe hơn. Cháu nói con sẽ không để mẹ buồn, sẽ làm mẹ vui bởi mẹ là người đã sinh ra con".
HCV Olympic Toán quốc tế 2012 Đậu Hải Đăng chụp chung cùng gia đình và người thân
Nhưng như bác Doanh bộc bạch, Đăng không phải là người dễ chấp nhận. Cháu luôn tranh luận vấn đề với bố mẹ đến cùng. Đôi khi bố vẫn đùa con là người hay cãi". Là bố, bác phải vận dụng hết kinh nghiệm và kiến thức để giảng giải cho con.
Có một chuyện thú vị là trong lần "đem chuông đi đánh xứ người" lần này, mới đáp chân đến Achentina chàng trai đến từ Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội đã bị thất lạc hành lí. Điện thoại của em đã đăng ký chuyển vùng quốc tế cuối cùng lại không gọi được về nhà vì trục trặc.
Thời tiết bên nước bạn lạnh đến 00C, áo quần Đăng đành mặc tạm. Nhớ nhà, thông qua đại sứ quán em cũng chỉ gọi được một cuộc điện thoại về hỏi thăm bố mẹ. Không phụ lòng mong mỏi của mọi người, chàng trai quê gốc xứ Nghệ đã xuất sắc mang tấm HCV về cho đoàn Việt Nam.
Đăng nói: "Chắc chắn em vẫn theo đuổi con đường nghiên cứu toán học. Ai đó nói nghiên cứu khoa học là vất vả và nghèo khó nhưng khi bạn đã có đam mê thì không trở ngại nào có thể cản bước".
Ngoài toán học, Đậu Hải Đăng chơi đàn óoc-gan rất hay (cấp 1 giành giải Nhất khi thi học sinh các tỉnh phía Bắc). Những lúc mệt mỏi Đăng cũng thường thả mình trên con đường quanh công viên Nghĩa Đô để lòng thư thái.
Chưa thi đã biết con về nhì
Chú Nguyễn Phương Đông, bố của Nguyễn Phương Minh (HCB), HS Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội cười tươi cho biết: "Trước nay, Minh tham gia nhiều cuộc thi nhưng chỉ về nhì, chỉ cách giải nhất rất gần. Lần này cũng vậy. Thiếu 1 điểm nữa cháu giành HCV rồi".
Với Internet, Minh thường xuyên lên mạng tìm và sưu tầm tài liệu học toán của các quốc gia trên thế giới, đam mê đến độ "học không dưới 10 tiếng/ngày". Chú Đông cho biết thêm: "Hôm thi HSG QG Minh sốt tới 39,40C nhưng vẫn cố gắng thi và làm bài tốt".
Học chăm chỉ nhưng không phải là "mọt sách", Minh sống và làm việc lại rất khoa học. Dù đi học hay dịp cuối tuần được nghỉ, Minh đều ngủ lúc 23h và dậy sáng lúc 6h30. Thậm chí trong trò chuyện với mọi người như chú Đông tâm sự: "Cách trả lời của Minh như toán vậy: chỉ thích những con số và sự ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề".
Con đi thi, mẹ vào viện
Ngày cậu con trai út Lê Quang Lâm (Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) đi thi Toán học quốc tế cũng là ngày chị Lê Thị Thủy vào vào BV Quân y 103 điều trị thoái hóa cột sống, thoát vị địa đệm và bệnh dạ dạy. Chị và gia đình giấu không để con biết mà thêm buồn lòng.
Dù đang nằm viện nhưng chị Lê Thị Thủy (mẹ của Lê Quang Lâm) vẫn cố gắng, xin bệnh viện cho nghỉ vài giờ để gia đón con tại sân bay Nội Bài
Biết con sáng nay về nước, xin mãi bệnh viện mới đồng ý để chị ra ngoài với con vài tiếng rồi lại phải về nằm điều trị. Lưng đau và bụng quằn quại nên trong khi mọi người đứng ngóng con làm thủ tục ra sân bay thì chị ngồi tựa lưng ở ghế đặt tại sảnh đón khách.
Nhưng bệnh của chị còn nhẹ hơn chồng khi năm 2004 anh phải mổ thay 2 van tim nhân tạo ở BV Việt Đức. Cả gia đình ở quê trước trông vào mấy sào ruộng thì nay sức khỏe vợ chồng yếu không làm được nên chuyển sang làm photo copy.
Hạnh phúc và là niềm động viên lớn nhất với vợ chồng anh chị khi các con đều học rất giỏi. Anh trai Lâm cũng nhiều lần thi toán đạt giải cao, hiện đang là SV năm 3 Trường ĐH Xây dựng Hà Nội.
Những chuyện cảm động
Suốt đêm qua bà Nguyễn Thị Tánh (73 tuổi, bà nội của Nguyễn Tạ Duy) cứ thấp thỏm, không ngủ được vì mừng vui với kết quả cháu đã đạt được. Bà cười móm mém bảo trong 10 đứa cháu thì có Duy đạt thành tích cao đến thế.
"Cái thằng nó đến là hiền, nhã nhặn lại rất tâm lí. Cuối tuần đi từ trường về quê (ở huyện Thạch Thất, Hà Nội) lại giành phần nấu cơm thay bố mẹ, thay bà. Nó biết bà không thích ăn tỏi, ăn cá. Có lần còn dành tiền mua tặng bà cái áo nữa".
Cô Nguyễn Thị Huế, mẹ của chàng trai Nguyễn Hùng Tâm (HCB, học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam Hà Nội) lại bật mí: "Trước mình không nghĩ cho con thi lớp 6 vào Ams vì cháu chỉ giỏi toán, khó đỗ được. Cô giáo chủ nhiệm Tâm hồi đó động viên mãi.
Mình đến nộp đơn thì trường thông báo vừa hết hạn, đành nói với "thôi thầy cứ nhận cho em. Cháu nó được thi hay không em cũng chấp nhận". Vậy mà cuối cùng Tâm lại thi đỗ với không một ngày ôn luyện để thi vào trường".
Trong gia đình, Tâm là anh cả, dưới còn em trai đang học lớp 7. Cô Huế cho hay: "Cháu ít khi mua quà tặng bố mẹ và em nhưng lại biết cách quan tâm mọi người bằng những hành động, việc làm đơn giản. Đi chơi cháu mua gì cũng đều có phần cho em. Nếu cháu ăn trước, biết ý dành những phần ngon để lại cho bố mẹ".
Theo VNN
Việt Nam trở lại top 10 Olympic Toán quốc tế Sau một năm đứng thứ hạng thấp nhất (thứ 31) trong các lần tham dự Olympic Toán quốc tế (IMO), năm nay, đoàn Việt Nam đã trở lại top 10 (thứ 9) với 6 huy chương. Kỳ thi IMO 2012 được tổ chức tại Argentina với 100 quốc gia tham dự, đoàn Việt Nam gồm 6 học sinh, trưởng đoàn thầy Vũ Đình...