Trực thăng của NASA thực hiện khoảnh khắc lịch sử lần đầu tiên bay trên sao Hỏa
Chiếc trực thăng Ingenuity của NASA đã thực hiện chuyến bay đầu tiên trên sao Hỏa. Dù chỉ bay ở độ cao hơn 3m trong thời gian 40 giây, nhưng đây được coi là sự kiện có tính bước ngoặt, do bầu khí quyển trên sao Hỏa cực mỏng.
Vào sáng sớm ngày 19/4, chiếc trực thăng Ingenuity của NASA đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên trên sao Hỏa, cũng là chuyến bay lịch sử đầu tiên của một chiếc trực thăng trên một hành tinh khác, sự kiện quan trọng của con người trong sứ mệnh khám phá không gian.
Chiếc trực thăng Ingenuity được chế tạo đặc biệt để bay trên sao Hỏa, có hệ thống sưởi để có thể hoạt động được trong điều kiện – 90 độ C. NguoofnL NASA.
Nỗ lực thực hiện chuyến bay đầu tiên đã bị trì hoãn một tuần do trục trặc được phát hiện vào ngày 9/4, trong một cuộc thử nghiệm cánh quạt tốc độ cao, điều khiến chiếc máy bay trực thăng không thể chuyển sang chế độ bay.
Dù chiếc trực thăng nặng chưa đầy 2kg bay đạt độ cao khá khiêm tốn, chỉ hơn 3m và trong thời gian khoảng 40 giây, nhưng đây vẫn được coi là sự kiện có tính bước ngoặt.
Tàu thăm dò Perseverance đã hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa vào rạng sáng 19/2, giờ Việt Nam, mang theo trực thăng Ingenuity. Ảnh: NASA.
Sở dĩ gọi là sự kiện bởi việc bay trên sao Hỏa không dễ dàng như trên Trái đất do mặt độ khí quyển cực loãng. Áp suất trung bình trên bề mặt sao Hỏa chỉ khoảng 600 Pa (0,600 kPa), nhỏ hơn 1% áp suất trung bình tại bề mặt Trái Đất (101,3 kPa). Những vị trí có áp suất lớn nhất trên Hỏa Tinh bằng với áp suất ở độ cao 35km trên bề mặt Trái đất.
Hình dung, chỉ cần bay gần bề mặt sao Hỏa cũng tương đương với bay ở độ cao hơn 30km trên Trái đất, trong khi kỉ lục độ cao cho một chuyến bay trực thăng trên Trái đất là chưa đầy 12,5km.
Trực thăng Ingenuity của NASA trên sao Hỏa ngày 7/4. Nguồn: NASA/JPL-Caltech/ASU.
Được tạo thành phần lớn từ carbon dioxide, do bầu khí quyển của sao Hỏa loãng như vậy nên đòi hỏi tốc độ quay của cánh quạt rất cao, lên tới 2.400 vòng/phút, gấp 5 lần so với nhu cầu trên Trái đất để chiếc trực thăng có thể nâng mình trong không gian.
Chiếc trực thăng Ingenuity đã đến hành tinh Đỏ cùng với tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance vào ngày 18/2 trong một cuộc hạ cánh thành công và ấn tượng. Đây là những nỗ lực khởi đầu của NASA cho mục tiêu đưa con người trở lại Mặt trăng và cuối cùng là sao Hỏa.
Bức ảnh do tàu thăm dò Perseverance tự chụp ngày 6/4 trên sao Hỏa. Nguồn: NASA.
Các nhà nghiên cứu tại JPL đã lên kế hoạch 4 chuyến bay khác cho Ingenuity, trong sứ mệnh để chứng minh khả năng tồn tại của một chiếc trực thăng trong bầu khí quyển mỏng của sao Hỏa. Mỗi thử nghiệm tiếp theo sẽ có “rủi ro cao hơn” với yêu cầu độ cao bay được tăng lên khoảng 4,6m và thời gian bay kéo dài đến 90 giây, để kiểm tra khả năng đạt độ cao của phương tiện bay, từ đó phát triển máy bay trực thăng tương lai cho sao Hỏa.
Chiếc trực thăng Ingenuity lần đầu tiên bay trên sao Hỏa được đánh giá là sự kiện lịch sử. Nguồn: NASA.
Theo các nhà khoa học, các chuyến bay bằng máy bay không người lái phía trên bề mặt sao Hỏa cho phép khám phá những địa hình không thể tiếp cận, nhiều đá hoặc để quét các vách đá và các khu vực địa chất khác quá nguy hiểm đối với tàu thăm dò và con người.
NASA đã bắt đầu thử nghiệm ý tưởng về hàng không ngoài không gian vũ trụ vào năm 2014 và đã tiến hành thử nghiệm bay trong buồng chân không để tìm hiểu sự phức tạp của chuyến bay trên sao Hỏa, trong điều kiện nhiệt độ cực lạnh xuống đến -90C.
Trực thăng Ingenuity rời tàu thăm dò Perseverance, sẵn sàng cho chuyến bay lịch sử trên sao Hỏa
Trực thăng Ingenuity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã được thả từ bụng của tàu thăm dò Perseverance xuống bề mặt sao Hỏa, chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên trên một hành tinh ngoài Trái đất.
Trực thăng Ingenuity thời điểm bên dưới bụng tàu thăm dò NASA/JPL-CALTECH
Sứ mệnh Mars 2020 chính thức bắt đầu với việc phóng tàu Perseverance từ Mũi Canaveral (bang Florida) vào ngày 30.7.2020, và phải đến ngày 4.4 trực thăng siêu nhẹ Ingenuity (1,8 kg) mới chính thức rời khỏi phần bụng của tàu thăm dò và đáp xuống bề mặt sao Hỏa.
Kể cả khi Perseverance trải qua cú đáp bão táp kéo dài 7 phút xuống hành tinh đỏ hôm 18.2, Ingenuity vẫn yên vị bên dưới tàu thăm dò.
"Xác nhận trực thăng trên sao Hỏa đã chạm đất!", theo Twitter của Phòng thí nghiệm động lực học (JPL) của NASA hôm 4.4.
"Cuộc hành trình qua quãng đường 471 triệu km trên tàu thăm dò @NASAPersevere hôm nay đã chấm dứt với cú thả cuối cùng từ bụng con tàu xuống bề mặt sao Hỏa (từ độ cao vỏn vẹn 10 cm). Mốc quan trọng tiếp theo? Sống sót qua đêm hôm nay", theo JPL.
Hình ảnh cho thấy trực thăng Ingenuity rời tàu thăm dò NASA/JPL
Suốt những tháng qua, trực thăng Ingenuity vẫn sử dụng năng lượng nguồn từ tàu Perseverance, nhưng giờ đây nó phải sử dụng pin tự thân để vận hành thiết bị sưởi quan trọng nhằm bảo vệ các bộ phận điện tử trước nhiệt độ lạnh giá và có thể gây nứt gãy kim loại trong đêm dài của sao Hỏa.
"Thiết bị sưởi giúp duy trì nhiệt độ khoảng 7 o C cho các bộ phận bên trong trực thăng, trong khi nhiệt độ đêm trên hành tinh đỏ có thể rơi xuống - 90 o C", kỹ sư trưởng Bob Balaram của Dự án Trực thăng Sao Hỏa cập nhật trước đó.
Trong vài ngày tới, đội ngũ Ingenuity sẽ kiểm tra các bảng điện mặt trời của trực thăng và sạc pin trước khi thử nghiệm các động cơ và cảm biến cho chuyến bay đầu tiên.
Ingenuity, chi phí chế tạo khoảng 85 triệu USD, dự kiến sẽ thử cất cánh lần đầu tiên sớm nhất là vào ngày 11.4.
Trực thăng của con người sẽ tìm cách xoay sở trong khí quyển cực loãng của sao Hỏa, mật độ chỉ bằng 1% so với Trái đất, nhưng bù lại trọng lực ở đó chỉ bằng 1/3 so với địa cầu.
Trong chuyến bay đầu tiên, Ingenuity dự kiến thử khởi động cánh quạt với tốc độ 1 mét/giây và nâng lên độ cao 3m cách mặt đất, duy trì trong vòng 30 giây trước khi đáp.
Hồi hộp chờ trực thăng đầu tiên của con người cất cánh trên sao Hỏa Đã một thế kỷ trôi qua kể từ khi chuyến bay có động cơ đầu tiên cất cánh trên Trái đất, và Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) muốn tái diễn sự kiện này trên một thế giới khác, cụ thể là sao Hỏa. Mô phỏng trực thăng Ingenuity trên sao Hỏa NASA/JPL-CALTECH Tàu du hành Mars 2020 của NASA đã...