Trực Tết, nhớ học trò: Cô giáo “xuất khẩu thành thơ”
Những ngày Tết là thời điểm mọi người dành thời gian cho gia đình, bạn bè người thân. Tuy nhiên, các cô giáo vẫn có cảm giác nhớ những tiếng cười nói thường ngày của học trò.
Và những cảm giác “thiếu một cái gì đó” khi sân trường, lớp học trống trải, vắng bóng học sinh lại càng hiện rõ hơn với các thầy cô giáo trong những ngày trực Tết ngay tại trường.
Mới đây, trong ngày trực Tết của mình, cô Đoàn Thị Huỳnh Hạnh (giáo viên khối lớp 4 trường tiểu học Kim Đồng, Q. 12, TP HCM) đã bày tỏ nỗi niềm qua những dòng thơ đầy tâm trạng.
Chia sẻ với PV, chị Hạnh cho biết theo lịch được nhà trường phân công thì chị trực tết đúng chiều ngày mùng 3 Tết, cũng là ngày Tết thầy truyền thống.
“Trường yên tĩnh lắm, yên tĩnh đến mức mà mình nghe được cả tiếng chim hót, tiếng lá xào xạc trên sân trường. Lúc ấy, chợt nghĩ đến các em học trò thường ngày của mình vẫn làm ngôi trường rộn rã tiếng cười, mình nhớ các con rồi bỗng nhiên nghĩ ra vài ý thơ nên viết ra để chia sẻ tâm trạng”, cô giáo Hạnh chia sẻ.
Nội dung bài thơ này:
Trực Tết
Video đang HOT
Vắng học trò, trường không là trường nữa
Không ê a, không rộn rã tiếng cười
Không bổng trầm những lời giảng thầy cô
Chỉ khe khẽ tiếng cành rơi rất nhẹ
Ôi chiếc trống mỗi ngày vang ba bận
Nằm nghiêng mình trên giá thây buồn hiu
Gió cũng lặng cây không buồn nhúc nhích
Vắng học trò tất cả bông buồn tênh…
16h, ngày 21/2.
Cô giáo Đoàn Thị Huỳnh Hạnh (Trường tiểu học Kim Đồng, Q. 12, TP HCM) cùng học trò của mình.
Bài thơ bày tỏ nỗi niềm của cô giáo trẻ này sau khi được chia sẻ trên một diễn đàn về giáo dục tiểu học đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi, đồng cảm từ cộng đồng các thầy cô giáo trên mọi miền cả nước.
Theo Infonet
Kỳ lạ Tết "năm ngọn núi" của người Campuchia
Tết ở Campuchia gọi là Chol Chnăm Thmây, được người Khmer tổ chức vào trung tuần tháng Chett (tháng 5 theo lịch Khmer), tức vào khoảng ngày 12 - 15 tháng 4 Dương lịch.
Nghi thức quan trọng nhất của Tết Chol Chnăm Thmây là mỗi nhà đắp 5 núi cát: Núi Mêru ở giữa, tượng trưng cho trung tâm vũ trụ và 4 núi xung quanh ở các hướng Đông-Tây-Nam-Bắc. Nhiều vùng, người dân thay thế bằng gạo hoặc bánh, trái cây xếp chồng lên nhau. Đêm giao thừa, nhà nào cũng làm cỗ, thắp hương, đốt đèn, cúng tiễn đưa vị Têvôđa cũ, đón rước Têvôđa mới - người Khmer tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Trên bàn thờ bày 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tin rằng sẽ được ban phước lành.
Ngày Tết, gia đình nào cũng đoàn tụ và ăn mặc đẹp, trẻ em được may sắm những bộ quần áo mới. Nhà nhà đều sửa sang, quét dọn, trang trí lại, chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày Tết. Người ta giã gạo, làm bánh, cùng trái cây, cá, thịt, rau tươi... tất cả đều sẵn sàng.
Công việc thường ngày đều dừng lại, mọi người nghỉ ngơi, trâu bò thả rong. Người người hào hứng chăm lo cho ngày tết. Sửa sang nhà cửa, chuồng trâu chuồng bò chất đầy rơm rạ.
Cũng giống như Việt Nam, Tết cổ truyền ở các nước châu Á luôn là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ, sum họp trong sự hoà thuận, yêu thương. Đây cũng là dịp để mọi người ăn ngon mặc đẹp, vui chơi lễ hội đón xuân và chúc phúc cho nhau. Tuỳ theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc trưng riêng trong văn hoá Tết, song có điểm tương đồng cũng là nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân, thiện, mỹ - một nét đẹp đậm tính nhân văn Á Đông.
Theo Phunuonline
Làm sao anh nói... sự thật? Những ngày cận Tết, vợ luôn kiếm cớ giận dỗi chồng. Ngày nào chồng cũng ở lại công ty làm việc đến khuya mới về. Vì chồng sợ phải trở về ngôi nhà ngột ngạt với những tiếng xì xèo trách móc của vợ. "Người ta Tết nhất thì lo sắm sửa còn tôi chẳng có cái gì. Mang tiếng lấy chồng kỹ...