Trúc “già” đầy sức sống
Nụ cười lúc nào cũng nở trên môi Minh Trúc. Nhưng sau nụ cười ấy, là cả những gian nan và nghị lực sống mãnh liệt.
Trúc “già”. Đó là cái tên mà các bạn trong lớp dành cho Nguyễn Thị Minh Trúc lớp 12A20 Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM).
Lưu ban vẫn học giỏi
Đến nhà Minh Trúc, tại con hẻm nhỏ thuộc Q.Bình Tân, TP.HCM để tìm lời giải đáp cho cái tên Trúc già. Minh Trúc đang nấu cơm, đôi tay đầy nước mỉm cười mời tôi vào nhà líu lo kể về chuyện trường lớp và việc mình lưu ban hồ sơ học tập vì sức khỏe nên các bạn cùng lớp hay gọi là chị Trúc già. Hai năm trước, Trúc phải nhập viện vì sốt hơn 40 độ và đau xương. Trúc không nhớ mình đã chuyển viện và làm xét nghiệm bao nhiêu lần vì bác sĩ không xác định được bệnh và rồi gia đình như suy sụp khi biết Trúc bị mắc bệnh tự miễn không có cách điều trị, phải uống thuốc thường xuyên để không bị đau sương và sốt cao. Mẹ Trúc nghẹn ngào tâm sự “ Thà con mắc bệnh có thể chữa được, gia đình còn chạy kiếm tiền lo cho con, đằng này lại không có cách chữa bệnh….“, bỗng mẹ Trúc lặng im quay lưng sang góc khuất và lau đi những giọt nước mắt khi thấy con gái lại gần.
Những tác dụng phụ của thuốc làm ảnh hưởng đến xương, bao tử, những cơn sốt mê man làm Trúc không cách nào nhớ được bài “ học nhiều nhưng không nhớ được nên mình chỉ biết chọn những từ quan trọng để học thôi”. Trúc cười toe cầm khoe mái tóc mỏng manh mới mọc lại của mình sau nhiều tháng rụng hết tóc vì tác dụng của thuốc.
Một năm trở lại tường lớp, khi bạn bè ngày xưa đã tốt nghiệp và thi đại học, Trúc bắt đầu học lại với những đàn em nhỏ tuổi hơn mình điều đó thật khó khăn “Gần một năm xa lớp, bắt đầu lại từ đầu, kiến thức quên đi nhiều, tay mình thậm chí không cầm vững cây bút” thế nhưng Minh Trúc vẫn giữ được phong độ học tập của mình 2 năm liền là học sinh giỏi cấp quận, thành phố và tham gia đội tuyển Olympic Lý cấp trường đấy nhé! Và Minh Trúc vừa nhận học bổng “Chung một ước mơ” do báo Tuổi trẻ tổ chức. Tuy sức khỏe không cho phép Minh Trúc vận động nhiều nhưng cô nàng rất xong xáo tham gia các hoạt động của trường, Trúc đăng ký tham gia chiến dịch Hoa phượng đỏ và các hoạt đoàn hội của trường Trần Phú trong năm học mới của mình đấy!
Không mua sách bao giờ
Video đang HOT
Ghé thăm góc tập của Minh Trúc, một căn phòng nhỏ với diện tích vẻn vẹn rộng 2m dài 3m, chật hẹp lại gần mái tôn nên rất ngợp và nóng. Đây là vừa là góc học tập vừa là nơi ngủ của Trúc và một chị ở trọ. Trúc chia sẻ: “Đây là ngôi nhà trọ thứ 11 gia đình mình chuyển đến,, mai đây mai đó nhưng cũng vui vì mỗi năm có một nhà mới. Mình có chỗ che mưa che nắng là hạnh phúc hơn nhiều người rồi “. Góc học tập của Trúc chỉ đơn giản là chiếc bàn gỗ nhỏ cũ đủ để vừa một quyển sách, vở và vài chồng sách cũ, “Sách giáo khoa, sách tham khảo cũ này là cậu, dì và bạn mình cho đấy, trước giờ mình không mua sách, nếu cần thì mình mượn bạn photo cho rẻ. Tuy sách cũ nhưng quý lắm đó, kiến thức mình có toàn là nhờ mấy cuốn sách cũ này đấy!” Trúc cười toe chia sẻ. Căn phòng nhỏ tối um, che kín bằng những miếng ván cũ và không có cửa sổ, ánh sáng chỉ là chiếc đèn compact nhỏ vừa đủ để nhìn thấy những con chữ. Nhà Trúc không có TV, máy tính, mỗi khi cần tìm hiểu thông tin, Trúc thường ghé trường mượn máy tính “Mấy cô chú ở phòng vi tính quen mặt mình rồi vì mượn máy nhiều quá!” Trúc cười.
Chia sẻ dự định trong học kỳ tới Trúc cho biết “Mình đã xin làm thêm tại quán trà sữa gần trường, một tiếng cũng được 7000 đồng. Làm ở đó mình vừa phụ được mẹ vừa tranh thủ được những lúc vắng khách để học bài; thương mẹ một mình gồng gánh nuôi ba chị em tuổi ăn tuổi học, mẹ lại đang mang thai em bé nữa nên mình đi làm phụ mẹ”. Hằng ngày ngoài việc học ở trường Trúc phụ mẹ cắt chỉ và nấu ăn cho cả nhà, Trúc luôn luôn cười nói vui vẻ, sống hồn nhiên và lạc quan với cuộc sống hiện tại như quên đi căn bệnh không thuốc chữa của mình và khó khăn của gia đình.
Viên Viên
Theo mực tím
Mang tình yêu con chữ đến với học trò vùng cao
Cách đây gần 20 năm, học trò vùng cao yêu ngô, sắn hơn yêu cô giáo và con chữ. Thế mà, sau khi ra trường đặt chân đến vùng đất nghèo thuộc huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa), cô Nguyễn Thị Huệ đã khiến những đứa trẻ nơi này thích được đến trường học chữ.
Gian nan những ngày đầu cắm bản
Vốn sinh ra ở mảnh đất miền xuôi huyện Vĩnh Lộc, sau khi tốt nghiệp ra trường, cô giáo Nguyễn Thị Huệ được phân công lên công tác tại Trường Tiểu học Giao An, huyện miền núi Lang Chánh. Những ngày chuẩn bị đi miền núi, vẫn biết nhiều khó khăn và gian nan ở phía trước nhưng có lẽ khi thực sự đặt chân đến mảnh đất của những bản làng nghèo khó, đói ăn, "khát chữ" để thực hiện ước mơ đứng lớp của mình, cô Huệ mới thực sự thấm thía những khó khăn và gian nan.
Cô Nguyễn Thị Huệ đã sáng tạo ra cách cho các học sinh ngồi thành từng nhóm nhỏ để học bài hiệu quả hơn.
Giao An cách thị trấn Lang Chánh 12km đường rừng. Người Giao An trước đây nghèo, họ đói ăn, đói chữ nên toàn vào rừng đào củ sắn, của mài về ăn qua bữa vì thế cũng không có tiền cho con đi học, nhiều bản xa trường nữa nên các em muốn đến trường cũng khó.
Ngày đầu tiên đến trường nhận công tác, cô Huệ ngỡ ngàng trước ngôi trường tuềnh toàng hở cả 4 vách, lợp bằng mái tranh, ngăn vách bằng những tàu lá cọ, học sinh được hơn chục em ngồi bi bô đánh vần. Tan giờ dạy thì hành trình của những giáo viên cắm bản là đi đến từng nhà vận động người dân cho con em đến trường.
Không chỉ thiếu thốn về vật chất, hàng ngày điều làm cô Huệ sợ nhất là phải đi bè mảng vượt sông Âm để đến trường. Bản thân rất sợ nước, lại không biết bơi nên mỗi lần ngồi tròng trành trên bè là cô Huệ lại nhắm chặt mắt lại không dám nhìn cho đến khi lên đến bờ bên kia.
Những ngày đầu đi dạy ấy khiến cô thấy nản lòng, muốn từ bỏ núi rừng, những đứa học trò đen nhẻm, chân trần, tiếng Kinh còn chưa sõi để về dưới xuôi. Nhưng rồi khi nhìn ánh mắt ngây thơ của lũ học trò ấy, tim cô như nghẹn lại. Cô bắt đầu tập cho mình quen dần với núi rừng hoang vu, quen dần với những khó khăn để tiếp tục ở lại truyền con chữ cho học trò.
Trăn trở chuyện học trò bỏ học
"Học cũng ăn ngô ăn sắn, không học cũng ăn ngô ăn sắn thì thà ở nhà lên rẫy kiếm cái ăn cho no cái bụng còn hơn" - đó là những ý nghĩ đã được hình thành bao đời nay của người dân tộc thiểu số trên mảnh đất Giao An. Vì thế, ngày đầu tiên khi đến trường, lớp của cô Huệ không đầy chục em, sau khi vận động, sĩ số tăng được vài em nhưng rồi cứ mỗi một trận mưa xuống hoặc nghỉ ngày chủ nhật, ngày lễ gì là học trò cũng vô tư nghỉ luôn, lớp học lại thưa dần. Điều đó khiến cô Huệ ngày đêm trăn trở, phải làm cách nào đó để học trò biết yêu con chữ.
Cô Huệ ân cần giảng giải cho từng học sinh trong giờ thảo luận.
Nói là làm, cứ tan giờ dạy, cô Huệ hì hục cuốc bộ cả chục km đường rừng để đến từng nhà động viên bố mẹ cho các em đi học. Những ngày nghỉ, cô lại đến giúp gia đình các em làm việc, tạo sự gần gũi giữa cô và trò.
Với cô Huệ, dạy chữ cho các em nơi này không đơn thuần chỉ là việc dạy đánh vần, tập viết mà còn truyền cả trái tim của mình vào trong đó, không đơn giản là cách mang "mặt chữ" đến với học trò mà còn phải khiến "con chữ" ấy sinh sôi, nảy nở thành những mầm xanh vươn xa hơn, đó chính là những trăn trở của cô Huệ. Đối với học sinh người dân tộc thiểu số, cô luôn tìm mọi cách để giúp các em dễ hiểu nhất, để học trò không chán học mà phải càng yêu con chữ.
Chỉ sau một thời gian, sự nhiệt tình của cô đã được bù đắp, học trò không còn bỏ học mà học rất tiến bộ, phụ huynh càng ngày càng thương cô giáo, họ thấy "vui cái bụng" vì thấy con họ biết hát, biết đánh vần.
Chia sẻ động lực khiến mình gắn bó cuộc đời mình với trẻ em vùng cao như thế, cô Huệ kể: "Ngày 20/11 năm đó, một phụ huynh đạp chiếc xe đạp cọc cạch hàng chục cây số, váy buộc túm, chân đất vì đường lầy lội, mang theo trên ghi đông xe một túi đựng gạo nếp nhưng chỉ còn được một vốc nhỏ. Gặp tôi, chị phụ huynh đó bảo mang gạo nếp làm quà cho cô giáo mà do cái túi bị rách nên gạo đổ suốt dọc đường. Đi đến đây mới biết thì túi gạo chỉ còn một vốc nhỏ. Thấy thế, tôi không cầm được nước mắt, thấy vừa hạnh phúc mà vừa thương họ. Cũng chính cái ngày hôm đó khiến cho đến bây giờ, chưa một lúc nào tôi thấy chán cái nghề mình đang theo. Và cũng từ đó cho đến sau này, dù có gặp khó khăn đến mức nào thì nhớ về cái ngày hôm đó tôi lại cảm thấy mình phải cố gắng".
Sau 4 năm công tác trên mảnh đất nghèo Giao An (1994-1998), cô Huệ lại được chuyển về Trường Tiểu học Quang Hiến trên mảnh đất cằn cỗi thêm 4 năm nữa (1998-2002). Và sau khi được trao danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh (2001-2002) cùng với những cống hiến của mình, cô được chuyển về Trường Tiểu học thị trấn Lang Chánh và giảng dạy cho đến bây giờ.
Chính nhờ sự miệt mài, sự tâm huyết của cô đối với học trò, năm học 2008 - 2009, lớp cô có 2 học sinh đạt giải Nhất, Nhì cuộc thi viết chữ đẹp cấp tỉnh, giải Nhất chỉ huy liên đội giỏi cấp tỉnh. Gần đây nhất là năm học 2010 - 2011, lớp cô chủ nhiệm có 8 em học sinh đoạt giải, trong đó có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì... 10 năm trở lại đây, năm nào cô Huệ cũng được khen thưởng từ các sở ban ngành như giấy khen về thành tích giảng dạy của Phòng giáo dục, của UBND tỉnh, của UBND huyện Lang Chánh, của Liên đoàn Lao động tỉnh... Học sinh của cô giờ đây không chỉ giỏi ở lớp, ở trường mà các em còn đua tài, đua trí cùng học sinh trong toàn tỉnh, mang vinh dự về cho trường.
Nhận xét về cô Nguyễn Thị Huệ, thầy Lê Thiên Quang - Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Lang Chánh chia sẻ: "Từ ngày cô Huệ về đây, lớp cô chủ nhiệm năm nào cũng đứng đầu về thành tích học tập, vượt cả chỉ tiêu của nhà trường đề ra. Đặc biệt, cô Huệ đã biết phân loại học sinh giỏi và học sinh yếu kém ra để có cách dạy giúp các em nhanh tiến bộ. Đối với đồng nghiệp, cô luôn thân thiện, giúp đỡ cả về chuyên môn và cuộc sống đời thường. Đó là tấm gương sáng để nhiều giáo viên trẻ noi theo".
Nguyễn Thùy - Duy Tuyên
Theo dân trí
Học bác sĩ 18 năm vẫn chưa ra trường Trường ĐH Y Dược TPHCM công bố danh sách 39 sinh viên khoa y của trường quá thời hạn học chín năm học (từ khóa 2003 trở về trước). Trong số này có nhiều sinh viên từ các khóa năm 1994, 1995, 1996... Ngoài duy nhất sinh viên bị bệnh tâm thần nên nhà trường cấm thi từ năm thứ sáu, còn lại...