Trưa nay ăn gì: Lẩu Sumo đầy mới lạ cho bữa trưa thứ Bảy thêm thú vị
Tuy chỉ gồm những nguyên liệu thân quen như thịt gà, hải sản, rau củ nhưng với cách chế biến sáng tạo và phần nước dùng thanh ngọt, lẩu Chanko nabe dần trở thành món ăn nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc.
Có một điều thú vị về Chanko nabe – món lẩu này trước đây thường phục vụ cho các võ sĩ Sumo, bởi nguồn năng lượng cung cấp từ thực phẩm đa dạng nấu cùng. Tùy vào mỗi lò tập luyện mà các chanko ban, người phụ trách nấu món ăn này có sự gia giảm các nguyên liệu.
Khác với các món lẩu thông thường khi tận dụng xương gà, xương heo, xương bò để nấu nước dùng, lẩu Sumo chuẩn vị là phải dùng cá cơm biển để chế biến. Do dùng phương pháp ninh nhừ nên xác cá sau nấu nước dùng lọc bỏ đi, để giữ lại phần nước lẩu thanh ngọt.
Một bí mật trong món lẩu này cũng như lẩu Nhật Bản nói chung nhằm thu hút thực khách sành ăn là ở hai gia vị: hành boaro và mirin. Trong đó, hành boaro có nhiệm vụ giúp món lẩu dậy vị hơn còn rượu mirin cân bằng độ thanh cho nước dùng. Hai gia vị này người nội trợ có thể tìm mua tại các siêu thị, cửa hàng chuyên bán thực phẩm Nhật Bản.
Tìm hiểu sâu hơn về các thực phẩm nấu lẩu ngoài bí quyết kể trên cũng như kinh nghiệm nấu nước dùng thì lẩu Sumo gồm có thịt gà, tôm, thạch khoai nưa, cải thảo, đậu hũ, tần ô, các loại nấm như kim châm, linh chi, đông cô, mè rang, cà rốt.
Với thịt gà, chọn phần thịt đùi lóc bỏ xương, thái khúc vừa ăn. Tôm thì sơ chế bỏ vỏ, loại phần chỉ đen dọc sống lưng, bỏ đầu cũng như đuôi. Thạch khoai nưa thì trụng sơ qua nước sôi để giảm bớt mùi hăng đặc trưng. Các nguyên liệu rau, củ còn lại được cho vào sau cùng, nhúng lẩu, nếu thưởng thức giòn thì nhúng nhanh trong nước lẩu và ngược lại. Thưởng thức đúng văn hóa người Nhật Bản thì trứng để sống và cơm nóng cho vào phần nước dùng còn lại và dùng như một món cháo.
Ngoài ra, một số nhà hàng, quán ăn Nhật Bản còn có phiên bản nhỏ gọn hơn, thường gọi là súp Chanko nabe, dọn lên kèm cơm trắng hoặc thêm một phần thịt nướng cho no bụng.
Chỉ từ một món ăn đặc trưng cho võ sĩ Sumo từ thời xưa, Chanko nabe đã phát triển để ngày nay được xem là một trong 5 món lẩu trứ danh Nhật Bản, bên cạnh lẩu Shabu shabu (thịt bò, rau, nấm); Sukiyaki (thịt bò, rau, xì dầu); Oden (chả cá, khoai nưa, củ cải trắng); Yosenabe ( lẩu thập cẩm, gần giống lẩu Sumo).
Video đang HOT
Ăn lẩu thập cẩm ngày mát trời
Chủ nhật mát mẻ, cả nhà cùng quây quần bên nồi lẩu nóng hổi thì còn gì bằng. Lẩu đa dạng, lại dễ làm rất thích hợp cho bữa cơm gia đình.
Nguyên liệu cho món lẩu rất đa dạng, bạn có thể chọn bất cứ thứ gì mà bạn thích từ thịt gà, thịt bò cho đến hải sản, còn các loại rau thì lại càng nhiều hơn. Bạn cũng có thể mua thêm khoai môn hoặc các thứ nấm cho nồi lẩu thêm phần hấp dẫn.
Nguyên liệu:
Thịt bò thái miếng mỏng
Nửa con gà chặt miếng nhỏ
500 gr tôm to
Cá viên
Đậu phụ
Miến, mỳ tôm
Rau muống, rau cải, bắp cải
Nước dùng
Sa tế, xì dầu
Tỏi, tai chua
Mù tạc, hành xanh
Gia vị
Nồi lẩu điện
Miến hoặc mỳ tôm nhúng đều ngon
Bên cạnh thịt bò, các loại hải sản cũng rất được ưa chuộng khi ăn lẩu. Bạn có thể chọn tôm, ngao, mực hoặc sò điệp
Rau bắp cải, cải xanh hay rau muống, các loại rau ngọt và nhanh chín đều thích hợp
Các gia vị chua cay cũng rất quan trọng, sa tế, tỏi, hành, ớt chưng, nước sốt cà chua...
Cách làm:
Cho nước dùng vào đầy nồi, nước dùng này có thể từ thịt gà hoặc xương heo bạn đun trước. Đun sôi nước dùng cho vài cái tai chua cho có vị chua dịu. Nêm chút gia vị cho nước đậm đà.
Nước sôi là lúc cả nhà bắt đầu ăn được rồi, trước tiên cho các một ít thịt như gà, bò, tôm vào để nước ngọt hơn. Đậy vung để thịt chín sau đó mở vung và bắt đầu nhúng lần lượt các thức ăn mà bạn thích.
Bát lẩu với đầy đủ các món vừa chín tới thật hấp dẫn
Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ!
Cách nấu nước lẩu ngon, bổ dưỡng Thành phần quan trọng và quyết định món lẩu của bạn có ngon hay không chính là nước lẩu. Để nấu được nồi nước lẩu ngon, đậm đà, bổ dưỡng, bạn hãy tìm hiểu mẹo chọn nguyên liệu, cách nấu hợp lý ở bên dưới nhé. 1Chọn mua nguyên liệu để nấu nước lẩu Nguyên liệu sử dụng để nấu nước lẩu nhất...