Trưa nay ăn gì: lẩu cua nấu chao đậm đà hương vị vùng sông nước
Từ xưa đến nay, cua là loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam. Thịt cua dùng để chế biến thành món canh, món bún…
Đều rất thơm ngon và bổ dưỡng. Trong đó, lẩu cua nấu chao ăn kèm với nhiều loại rau xanh thanh mát mang đến hương vị tuy lạ mà quen khiến bao người xao xuyến.
Thoạt nghe lẩu cua nấu chao, nhiều thực khác ngờ ngợ bởi sự kết hợp giữa một thứ quá đỗi bình dị với một nguyên liệu quá đỗi sang trọng. Tưởng chừng, món lẩu sẽ rất kén miệng nhưng thực tế, lẩu cua nấu chao lại hài hòa đến bất ngờ, ăn một lần là nhớ mãi.
Thông thường, thị trường có hai loại cua chính là cua đồng và cua biển. Đối với món lẩu cua nấu chao, cua biển Cà Mau là lựa chọn lý tưởng bởi phần thịt chắc, ngon ngọt tự nhiên, đem lại hương vị khó tả mà khó quên mỗi khi thưởng thức. Những con cua sẽ được tách mai lấy gạch, bỏ đi phần yếm và miệng rồi chặt thành phần vừa ăn.
Nhắc đến chao là thực phẩm dân giã được chế biến bằng cách cho đậu hũ lên men, phổ biến với người dân miền Trung và miền Tây. Chao còn được mệnh danh là “phô mai của châu Á” với lớp mốc bên ngoài, mùi nồng và vị béo ngậy, thơm mềm đặc trưng, tan ngay đầu lưỡi. Từ món đơn sơ mộc mạc là đĩa rau luộc chấm chao cho đến các món ăn cao cấp hơn như vịt nấu chao, lẩu cua nấu chao…, người thưởng thức đều cảm nhận rõ hương vị quê nhà thân thuộc.
Để có một nồi lẩu cua nấu chao chuẩn vị, đòi hỏi phải thật kỹ lưỡng trong khâu chuẩn bị nguyên liệu. Vì thế, nên chọn mua nguyên liệu tại hệ thống các cửa hàng, siêu thị uy tín để đảm bảo món ăn đạt chất lượng tốt nhất. Hiện giá cua dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/kg tùy loại cua và trọng lượng.
Phần chế biến cũng không quá phức tạp, chỉ yêu cầu khéo léo và cẩn thận một chút ở khâu sơ chế cua. Sau đó, giã tỏi, ớt thật nhuyễn, trộn cùng chao rồi đem ướp với cua chừng 15 phút cho ngấm gia vị. Món lẩu sẽ thêm phần lôi cuốn khi sử dụng một số loại rau đặc sản của miền Tây sông nước như rau muống mọc dại, rau bồn bồn trắng giòn để ăn kèm. Tùy theo sở thích mà có thể thêm bông bí, mồng tơi, mướp hương… tăng sự thanh mát cho món lẩu.
Tiếp đến, cua đã ướp sẽ được xào với tỏi phi thơm đến khi chuyển màu rồi đổ nước vào, thêm khoai môn và nấu lại cho tới lúc sôi. Cuối cùng, nêm nếm gia vị theo khẩu vị là hoàn thành món lẩu cua nấu chao nóng hổi, thơm lừng cả một góc bếp.
Khi thưởng thức, đặt nồi lẩu lên bếp nhỏ và bày bún, rau ăn kèm xung quanh, ăn tới đâu nhúng tới đó thì mới tận hưởng hết cái ngon của món ăn này. Vị béo thơm của chao, vị ngọt của thịt cua thêm miếng rau tươi mát, chắc chắn sẽ chinh phục mọi giác quan. Ngoài ra, một chút gừng xắt sợi và nước mắm ớt ngon cũng giúp độ ngon của món lẩu tăng thêm một bậc.
Muốn nấu bún ốc thơm ngon đậm đà, đừng bỏ qua gia vị này
Để nấu bún ốc đạt yêu cầu thì nước dùng phải chua thanh, ngọt dịu, thơm phức đặc trưng, rất hợp thưởng thức vào những ngày trời lạnh.
Hôm nay, Dân Việt sẽ hướng dẫn bạn nấu bún ốc thơm ngon đúng vị.
Những ngày trời trở lạnh, thưởng thức bát bún ốc nóng hổi, giòn ngon, có vị chua thanh nhẹ vào buổi sáng đúng là không còn gì bằng.
Bún ốc là một món ăn dân dã với những nguyên liệu bình dân, phổ biến nhưng lại có vị ngon rất lạ và cách làm cũng rất đơn giản, nhanh gọn như cái tên của nó.
Video đang HOT
Món ăn là sự kết hợp tuyệt vời của phần nước dùng cay cay đậm đà, sợi bún tươi ngon ăn kèm thịt ốc dai giòn, thịt giò tai thơm béo, đậu hũ mềm mịn.
Nguyên liệu nấu bún ốc
- Ôc mít
- Xương đuôi lợn
- Bún
- Tía tô
- Hành
- Rau sống
- Cà chua
- Dấm bỗng
- Ớt chưng
- Mắm tôm.
- Ăn kèm: đậu phụ, giò tai (nếu thích)
Cách nấu bún ốc
Bước 1: Ốc mít mang về rửa sạch ngâm nước gạo 2 tiếng, rửa sạch ngâm nước lã.
Cắt mấy quả ớt tươi cho vào cho ốc cay nhả hết đất trong miệng, rửa sạch.
Nguyên liệu của món bún ốc đơn giản dễ kiếm
*Cách chọn mua ốc mít tươi ngon
- Khi chọn mua ốc nói chung và ốc mít nói riêng bạn chạm tay vào miệng ốc, nếu nó thụt sâu vào bên trong là ốc còn sống. Quan sát phần mày nằm sát miệng ốc là ốc mập, nhiều thịt.
- Tuyệt đối không mua nếu thấy ốc có mùi hôi, lớp mày cứng của ốc thụt sâu vào bên trong, thả ốc vào chậu nước bạn thấy ốc nổi sấp với phần miệng quay xuống phía dưới, đây là ốc chết, không sử dụng được.
- Để nấu món bún ốc ngoài ốc mít bạn cũng có thể sử dụng ốc đắng, ốc đá hay ốc bươu,...
Bước 2: Cho ốc vào nồi cùng chút gia vị. Đun sôi tầm 5 đến 7 phút tùy lượng ốc nhiều hay ít.
Khêu ốc để riêng (nhiều người thích phi thơm hành rồi cho ốc vào đảo cho thơm nhưng nhà mình thích để nguyên không xào), nước luộc ốc để riêng.
Có thể thay giò tai bằng thịt ba chỉ
Bước 3: Xương lợn rửa sạch, đun nồi nước sôi cho xương vào, sau đó bỏ ra rửa lại cho sạch. Hầm xương lửa nhỏ, lấy nước trong để pha nước dùng.
Rau ăn kèm làm tăng hương vị của món ăn
Bước 4: Hành, tía tô, rau sống rửa sạch, cà chua bổ múi cau. Ớt bột ngâm xíu nước rồi cho vào chảo chưng cùng chút dầu ăn.
Cà chua cho đảo qua xíu dầu, cho nước luộc ốc, nước ninh xương, dấm bỗng, gia vị, đường vào. Nếm cho vừa khẩu vị.
Bát bún ốc nóng hổi, đậm vị chua cay rất hấp dẫn
Bước 5: Cho bún vào bát, cho hành, tía tô, ốc, ớt chưng, mắm tôm, đậu phụ, giò tai rồi chan nước dùng rồi thưởng thức.
Chúc các bạn thành công khi nấu bún ốc!
Sắc màu đẹp lạ với bí kíp ngâm hành tím vào nước đá khiến bún, phở... ăn một lần nhớ mãi Các món bún, miến, phở, hủ tiếu... kể cả một số món cuốn thực khách sớm bị chinh phục bởi bí kíp ngâm hành tím vào nước đá lạnh cho ra món đặc sản mới, phòng ngừa cúm và tăng thêm độ ngon hấp dẫn, chống ngán rất hiệu quả. Nhiều người sớm bị chinh phục bởi món hành tím ngâm dấm, nhưng...