Trưa nay ăn gì: bánh canh vịt đậm đà hương vị miền Tây “ăn là nghiền”
Bánh canh là món ăn dân dã, mang hương vị thơm ngon và được biến tấu đa dạng tùy theo mỗi vùng miền. Ngoài bánh canh cua, bánh canh cá lóc, bánh canh giò heo… đã quá quen thuộc, món bánh canh vịt mới lạ cũng khiến nhiều người mê mẩn.
Nhờ hình thức bắt mắt và hương vị đặc biệt, bánh canh vịt là món ăn dễ gây nghiện đối với bất kỳ ai. Bánh canh vịt bắt nguồn từ miền Tây sông nước nên chứa đựng sự ngọt ngào và bịnh dị của văn hóa ẩm thực nơi đây. Món ăn nổi bật nhờ nước dùng có màu vàng ươm bắt mắt từ mỡ vịt cùng thịt vịt béo thơm, thấm vị đậm đà cũng như sợi bánh canh mềm dai, ăn hoài không ngán.
Lựa chọn và sơ chế vịt là bước quan trọng, quyết định phần lớn đến chất lượng của món ăn. Nếu vịt không được làm sạch và sơ chế đúng cách, sẽ dễ để lại mùi hôi khó chịu cho người thưởng thức. Trong đó, mùi nồng thơm củ nén ướp với thịt vịt sẽ tạo nên món ăn thơm ngon. Ngoài ra, nên chọn mua vịt xiêm vì phần thịt ngon, dai đạt chuẩn, ít mỡ, giúp món ăn trở nên hoàn hảo cả về hình thức lẫn mùi vị.
Sử dụng sợi bánh canh bột xắt được làm theo cách thủ công để nấu bánh canh vịt là lý tưởng nhất. Tuy nhiên, nếu không có thời gian, có thể thay thế bằng bột gạo và bột năng chế biến sẵn. Đầu tiên, chọn loại gạo ngon đem đi ngâm, xay thành bột rồi dùng một chiếc khăn sạch để tách riêng nước với bột. Tiếp đến, nhồi bột mạnh tay đến lúc thu được khối bột dẻo và mịn. Chia bột ra từng khối nhỏ, dùng chai thủy tinh cán mỏng sao cho bột dính lên thân chai thì dùng dao cắt thành từng sợi, thả trực tiếp vào nồi nước dùng đang sôi.
Video đang HOT
Đặc biệt, một chút nước cốt dừa trộn với bột sẽ làm tăng độ béo và thơm của bánh canh. Vì thế, phần nước của bánh canh vịt thường có độ sền sệt, beo béo, tạo cảm giác mới lạ so với các loại bánh canh thông thường.
Phần nước dùng của món ăn này rất đơn giản, không có yêu cầu phức tạp, ai cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên, nuốn có nồi nước lèo vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng, xương ống là nguyên liệu không thể thiếu. Phi thơm hành rồi cho thịt vịt đã tẩm ướp vào xào đến khi săn lại, giúp thịt tươm mỡ và thấm vị. Sau đó, cho nước hầm xương ống cùng củ cải trắng, nấm rơm vô rồi ninh thịt vịt đến khi mềm, nêm nếm gia vị cho vừa miệng là xong phần nước dùng.
Khi hoàn thành, tô bánh canh vịt tỏa khói nghi ngút, phảng phất hương thơm, gọi mời hấp dẫn. Bên cạnh đó, để món ăn lôi cuốn và dậy mùi hơn, nên thêm chút tiêu, chút hành ngò và ít hành phi thơm vàng. Bánh canh vịt phải ăn với nước mắm gừng mới đúng kiểu. Vị giác của mọi người sẽ hoàn toàn bị chinh phục bởi những miếng thịt vịt chấm cùng nước mắm gừng đậm đà, ăn kèm với bánh canh bột xắt và các loại nấm, rau củ thanh mát.
Nếu gia đình có 2 người có thể mua nửa con vịt với giá bán 170.000 đồng (khoảng 1,4kg); bánh canh bột gạo giá 30.000 đồng/kg, các nguyên liệu khác cũng tìm mua dễ dàng trên các ứng dụng đi chợ hộ.
Cà na chấm muối ớt ở miền tây mùa nước nổi
Những trái cà na da căng bóng lưỡng, ngấm đường ngọt thanh, giòn và dai dần sật trong từng thớ thịt, chấm thêm chút muối ớt cay cay, nghĩ đến cũng đã dễ khiến thực khách phải tê đầu lưỡi.
Cà na muối chua ngọt hiện nay là món ăn đường phố dân dã quen thuộc của nhiều bạn học sinh. Ảnh: Phương Uyên
Những ngày này, nếu có dịp về miền Tây nhất là vùng Châu Đốc và dạo quanh các khu chợ, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều trái cà na được bày bán ở nơi đây. Cà na trước đây là loại cây hoang dại, ít ai trồng vì có giá trị kinh tế không cao. Hiện nay loại trái cây này lại trở thành mặt hàng được giới trẻ ưa chuộng.
Hàng năm, vào khoảng tháng bảy, tháng tám âm lịch, khi mùa nước nổi về, ngoài bông điên điển nở vàng cũng là vào mùa thu hoạch cà na. Cà na cho trái giống như trái muỗm ở ngoài Bắc, có hình thuôn tròn, dài cỡ 2 lóng tay. Trái này khi sống vỏ có màu xanh đậm, vị chát; còn trái chín có màu vàng nhạt, vị chua.
Nhiều người hảo chua thường bẻ trực tiếp trái chín xuống là chấm ngay vào chén muối ớt cay xè. Còn một số cách chế biến thông dụng hơn và làm cho trái có vị đậm đà và bớt chua hơn đó là muối và làm mứt.
Chế biến món cà na muối tưởng như rất dễ dàng, nhưng thực tế cũng cần có những bí quyết riêng để món ăn vừa miệng, khi ăn hạt và cơm cà na phải tách rời nhau. Cà na mua ở chợ lựa trái già, chín vàng, không bị dập về rửa sạch, cắt đầu, đuôi trái một ít cho bắt mắt. Dùng dao nhọn rạch 4 đường theo chiều dọc thân trái, ngâm vào nước muối thật mặn, xả nước lạnh nhiều lần cho bớt vị chua sau đó vắt ráo. Cho cà na vào nồi nước sôi trụng khoảng 10 phút và thử bằng cách cầm trái vuốt nhẹ khi cơm và hạt tách ra dễ dàng là được. Đổ cà na ra xả nước lạnh, vắt ráo và xếp vào keo. Cho nước đường nấu để nguội vào ngập xăm xắp với cà na, để khoảng một ngày khi cà na ngấm đường là dùng được. Nếu muốn để lâu hơn, thì cho vào ngăn lạnh.
Riêng món mứt cà na thì hơi dụng công một chút. Sau khi đã làm sạch cà na, ngâm muối, xả nước lạnh và trụng qua nước sôi thì vớt cà na ra, để ráo và cho vào thau trộn đều với đường cát với một tỉ lệ nhất định cho ngấm. Sau đó, đổ cà na vào nồi sên với ngọn lửa liu riu cho đường ngấm dần vào cà na, và khi cà na chuyển thành màu nâu, đường rút vào sền sệt là đã có thể thưởng thức được.
Những trái cà na khi làm mứt trông căng tròn, bóng mẩy rất bắt mắt. Khi ăn vị chua thanh của trái sẽ hòa lẫn vị ngọt nhẹ của đường lan tỏa khắp giác quan tạo cảm giác làm cho người ăn cứ mải mê thưởng thức hoài không biết chán.
Thưởng thức hương vị xưa cùng lẩu cù lao Ở miền Tây Nam Bộ ngày xưa, mỗi khi nhà có đám tiệc, giỗ chạp... thì chắc chắn có cù lao trên bàn tiệc. Ngày nay, cù lao vẫn được giữ ở một số nơi với tên gọi là lẩu cù lao. Trong đó cũng có nhiều cách biến tấu khác nhau tùy theo mỗi địa phương. Với mong muốn gìn giữ những...