Trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam tại Đông Á “chỉ sau Trung Quốc”
Việt Nam có thể sẽ duy trì sản lượng khai thác dầu thô ở mức khoảng 340.000 thùng/ngày trong một vài năm tới. Theo hãng tin tài chính Bloomberg, đây là thông tin mà ông Lê Ngọc Sơn, Trưởng ban Khai thác dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) đưa ra trong một buổi hội thảo mới đây tại Tp.HCM.
Khoảng 40% sản lượng dầu thô của Việt Nam hiện nay đến từ các mỏ được vận hành bởi liên doanh Vietsopetro.
Hãng tin này trích dẫn số liệu của hãng dầu lửa BP cho biết, năm ngoái, sản lượng dầu thô của Việt Nam đạt 348.000 thùng/ngày, tăng 10% so với năm 2011 và là mức cao nhất kể từ năm 2006.
Cũng theo số liệu từ BP, tại khu vực Đông Á, Việt Nam là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ cao thứ nhì, ở mức 4,4 tỷ thùng, chỉ sau Trung Quốc.
Tại buổi hội thảo nói trên, ông Lê Ngọc Sơn cho hay, khoảng 40% sản lượng dầu thô của Việt Nam hiện nay đến từ các mỏ được vận hành bởi liên doanh Vietsopetro. Đây là liên doanh giữa Petro Vietnam và công ty OAO Zarubezhneft của Nga. Liên doanh này hiện đang khai thác mỏ dầu lâu năm nhất của Việt Nam là mỏ Bạch Hổ đi vào hoạt động năm 1986.
“Duy trì sản lượng ở một mức ổn định, đó là sứ mệnh chính, mục tiêu chính của chúng tôi”, ông Sơn nói. “Trước hết, chúng tôi cần đưa các mỏ dầu mới vào hoạt động để tạo ra sản lượng mới. Thứ hai, chúng tôi cần tìm cách để thúc đẩy nhân tố phục hồi bằng cách khoan thêm các giếng, cố gắng tìm ra dầu mới từ mỏ cũ”.
Hồi tháng 10, Soco, công ty có trụ sở ở London hiện đang vận hành mỏ Tê Giác Trắng, cho biết, thăm dò một giếng khoan ở mỏ này phát hiện mức sản lượng 27.600 thùng tương đương dầu mỗi ngày. Trong 10 tháng đầu năm nay, sản lượng của mỏ Tê Giác Trắng đạt mức trung bình 45.132 thùng/ngày.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố gửi các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán London, Giám đốc điều hành (CEO) của Soco, ông Ed Story, miêu tả giếng trên là “một trong những giếng nhiều dầu nhất từng được thử nghiệm ở Việt Nam”. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào tháng 8, ông Story nói rằng, giếng này gia tăng khả năng mỏ Tê Giác Trắng có thể có trữ lượng lên tới 1 tỷ thùng dầu.
Sản lượng dầu của Việt Nam đến từ các mỏ trên biển Đông. Theo tài liệu tại buổi hội thảo nói trên, những mỏ dầu được phát hiện gần đây của Việt Nam có xu hướng nhỏ hơn và nằm ở những khu vực có các điều kiện địa chất, địa lý phức tạp và ở những vùng nước xa xôi, khó tiếp cận hơn.
“Tôi không nghĩ là một ai đó thực sự biết việc khoan tìm dầu ở những vùng nước sâu hơn sẽ tìm ra dầu hoặc khí hay không”, ông David Thompson, Phó chủ tịch cấp cao của công ty nghiên cứu và tư vấn Wood Mackenzie ở Singapore, đánh giá.
“Đối với Việt Nam, khoan tìm dầu ở các vùng nước sâu sẽ là một vấn đề thu hút sự chú ý trong tương lai. Nếu họ muốn tăng sản lượng, họ sẽ cần phải hoạt động tích cực hơn, thăm dò nhiều hơn ở các vùng nước sâu”, ông Thompson nói.
Theo VnEconomy
Biển Đông: Philippines quyết không lùi
Trong một nỗ lực thể hiện quyết tâm không lùi bước trước Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, giới chức Philippines mới đây cho biết, họ đang thảo luận về khả năng gỡ bỏ các khối bê tông được cho là của Trung Quốc thả xuống bãi cạn Scarborough. Đây là thông tin vừa được một quan chức quân sự cấp cao của Philippines tiết lộ hồi cuối tuần trước.
Hải quân Philippines tăng cường năng lực tuần tra ở Biển Đông bằng việc mua sắm thêm tàu chiến, vũ khí mới.
Tư lệnh Hải quân Philippines - Phó Đô đốc Jose Luis Alano cho hay, giới chức nước này đang thảo luận về những biện pháp nhằm dỡ bỏ những khối bê tông mà họ vừa phát hiện ở bãi cạn Scarborough trong tháng này. Tuy nhiên, ông Alano từ chối cho biết chi tiết kế hoạch của Manila.
"Đến thời điểm này, chúng tôi vẫn còn đang thảo luận về kế hoạch dỡ bỏ những khối bê tông đó. Về việc chúng tôi sẽ làm thế nào, tôi không muốn nói trước gì về quyết định của chúng tôi", Tư lệnh Hải quân Alano cho các phóng viên biết khi được hỏi về việc liệu Philippines có kế hoạch gì để dỡ bỏ những khối đá bê tông ở bãi cạn Scarborough hay không.
Ông Alano nhấn mạnh, Philippines chưa đánh mất bãi cạn Scarborough dù cho Trung Quốc có mang hàng chục khối bê tông đến đây để chuẩn bị tiến hành một dự án xây dựng ở khu vực tranh chấp này.
"Cái mà Philippines đang làm là giải quyết cuộc tranh chấp thông qua tòa án quốc tế và đây là lúc cộng đồng quốc tế đang thảo luận về vấn đề. Chúng tôi có lý lẽ rất mạnh mẽ về việc này và mọi việc đang được Bộ Ngoại giao xúc tiến", Tư lệnh Hải quân Philippines cho biết.
Theo lời Phó Đô đốc Alano, khu vực bãi cạn Scarborough hiện đang được đặt trong tình trạng giám sát chặt chẽ kể từ sau khi lực lượng của Philippines phát hiện những khối bê tông được đem đến thả ở đây. "Tình hình đang được theo dõi chặt chẽ nhưng bây giờ nhiệm vụ đó đang được thực hiện bởi Hội đồng An ninh Quốc gia", ông Alano nói thêm.
Khi được hỏi liệu Philippines có bàn với đồng minh Mỹ về diễn biến mới nhất nói trên, ông Alano cho biết, vấn đề đã được đưa ra thảo luận giữa họ.
Trước đó, trong những ngày đầu tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc đem một loạt khối đá bê tông đến thả ở khu vực bãi cạn Scarborough đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước ở Biển Đông. Phía Philippines cho biết, trong các chuyến bay do thám, Hải quân nước này phát hiện, Trung Quốc đã đặt ít nhất 75 khối bê tông khá lớn nằm rải rác ở khu vực rộng khoảng 2 héc ta ở bãi cạn Scarborough. Mỗi khối bê tông ước lượng khoảng hơn 0,6x0,6m.
Manila tin rằng, sự xuất hiện của hàng loạt khối đá bê tông ở bãi cạn Scarborough báo hiệu việc Trung Quốc sắp tiến hành một dự án xây dựng ở đây. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cáo buộc, Trung Quốc đang có kế hoạch chiếm đóng một loạt bãi đá và bãi cạn ở Biển Đông để bành trướng lãnh thổ trước khi một bộ quy tắc ứng xử trong khu vực còn gọi là CoC chính thức có hiệu lực.
Ông Rosario cho biết, Philippines sẽ tiếp tục gửi văn bản phản đối qua con đường ngoại giao đến Trung Quốc.
Trong lúc này, Trung Quốc vẫn khăng khăng bác bỏ những cáo buộc của Philippines về việc họ đã thả những khối đá bê tông một cách bất hợp pháp xuống bãi cạn Scarborough. "Khu vực đó nằm trong các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc. Nó không nằm trong sự tranh chấp", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phát biểu như vậy.
Hiện tại, giới chức an ninh Philippines vẫn kín như bưng về kế hoạch sẽ làm gì để ngăn cản Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố đầy cứng rắn rằng, nước này sẽ không để tái diễn kịch bản như ở bãi Đá Vành Khăn trước đây.
Đá Vành Khăn là rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị tranh chấp bởi Trung Quốc, Philippines và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Hiện tại, Trung Quốc đã chiếm bãi Đá Vành Khăn sau khi xây dựng các cơ sở hạ tầng ở đây. Bãi Đá Vành Khăn hiện giờ đang trở thành căn cứ hoạt động tích cực nhất và cũng là trung tâm chỉ huy của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.
Bãi cạn Scarborough là nơi chứng kiến cuộc chạm trán giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm ngoái. Sau vụ va chạm trên, hai nước Philippines và Trung Quốc rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Trong suốt thời gian hơn một năm qua, tàu Trung Quốc nhất quyết không chịu rút khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp nước này có thỏa thuận với Philippines về việc rút toàn bộ tàu thuyền hai bên ra khỏi khu vực sau cuộc đối đầu căng thẳng nói trên. Điều đáng nói là, Trung Quốc hiện giờ đang kiểm soát bãi cạn Scarborough. Tàu thuyền Trung Quốc đã phong tỏa nơi này bất chấp sự phản đối quyết liệt qua con đường ngoại giao của phía Manila.
Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Bãi cạn này thực chất chỉ là một bãi đá nhưng vị trí của nó chứa đựng ý nghĩa kinh tế và chính trị rất lớn. Nằm trên Biển Đông, bãi cạn Scarborough là một khu vực chiến lược cho các chiến dịch quân sự. Ngoài ra, các nhà khoa học còn dự đoán, nơi đây có thể chứa những nguồn trữ lượng dầu mỏ tiềm năng.
Những diễn biến trên diễn ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua vừa thông báo về các cuộc gặp giữa nước này với ASEAN vào dịp cuối tuần nhằm bàn về vấn đề Biển Đông. Trung Quốc trong những năm gần đây đang gây sóng gió trong khu vực khi lên tiếng đòi chủ quyền một cách thái quá đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên. Đây là điều không được chấp nhận bởi cả cộng đồng quốc tế lẫn các nước có lợi ích liên quan trực tiếp trong khu vực.
Theo_VnMedia
Philippines bị Trung Quốc tố "ngược" chuyện Biển Đông Trung Quốc hôm nay (5/9) đã tố ngược Philippines cố tình khuấy tung căng thẳng trong cuộc tranh chấp các bãi đá, bãi cạn ở Biển Đông, nói rằng Manila đang "gây rối không vì lý do gì ở vùng lãnh thổ thực chất thuộc Trung Quốc". Tàu chiến Trung Quốc hiện diện ở bãi cạn Scarborough. Tranh chấp Biển Đông leo thang...