“Trong tương lai, trường ĐH tốt sẽ như một doanh nghiệp”
Mùa lễ hội cuối năm là thời điểm lý tưởng để sinh viên nhiều nước tìm kiếm công việc làm thêm. Sinh viên ở Phần Lan cũng luôn tất bật với công việc trong những kỳ nghỉ, hoặc thậm chí quanh năm, vì vừa học vừa làm được nhà trường đặc biệt khuyến khích trong những năm gần đây. Họ đã được dạy và rèn luyện các kỹ năng hướng nghiệp từ trường phổ thông.
Chuẩn bị cho công việc từ khi học phổ thông
Trong cuốn sách mới xuất bản tháng 9/2018 mang tên “Phenomenal learning from Finland” tạm dịch là “ Hiện tượng học tập từ Phần Lan”, giáo sư tâm lý học Kirsti Lonka từ trường ĐH Helsinki nhấn mạnh rằng các trường học phổ thông ở Phần Lan đang ngày càng chú trọng dạy các kỹ năng hướng nghiệp, chuẩn bị cho công việc tương lai của học sinh.
“Một trường học hiện đại nên khuyến khích học sinh có thái độ tích cực với công việc từ sớm và hỗ trợ trang bị cho họ những năng lực cần thiết cho công việc đó’,’ bà viết. “Chúng tôi quyết định đưa vào giảng dạy các kỹ năng làm việc hay khởi nghiệp trong chương trình học phổ thông mới bởi vì trong tương lai con người sẽ phải giải quyết các vấn đề phức tạp hơn hiện nay khi tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và robot đảm nhiệm phần lớn các công việc truyền thống. Công việc của chúng ta lúc đó sẽ chủ yếu là phân tích, xử lý và tương tác ngoài xã hội.
Gian trưng bày đồ lưu niệm do SV làm tại ĐH Helsinki
Theo giáo sư Lonka, trong tương lai con người sẽ chủ yếu tự khởi nghiệp hoặc làm công việc tự do. Có nhiều dự đoán rằng phần lớn các công việc sẽ được tạo ra bởi các công ty startup nhỏ chứ không phải các công ty lớn. Do vậy, học sinh ngày nay cần phải được trang bị phát triển các kỹ năng thích ứng, sáng tạo, sẵn sàng với công việc, và nắm được những thực tế của việc khởi nghiệp.
Các em học sinh lớp 6 tại Phần Lan thậm chí còn có cơ hội học khởi nghiệp thông qua một chương trình học mới mang tên ‘Me & MyCity”, tạm dịch là “Tôi & Thành phố của tôi”. Chương trình này bao gồm các bài học tại trường và chuyến đi thực hành tới môi trường làm việc. Đó là một thành phố thu nhỏ nơi học sinh sẽ trực tiếp tham gia làm việc tại các công ty, hoặc đóng vai làm người dân, người tiêu dùng trong xã hội thu nhỏ đó.
Chương trình học này đã giành được nhiều giải thưởng sáng tạo và đã được giới thiệu sang một số nước khác.
“Trường đại học tốt hoạt động không hoàn toàn như một trường đại học”
Tại Phần Lan, sinh viên nước ngoài được phép làm thêm không quá 25 tiếng mỗi tuần, còn sinh viên đến từ các nước EU có thể làm thêm bao nhiêu tùy thích, miễn là nó không ảnh hưởng đến việc học tập
Các trường ĐH thường có các dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm thêm cho sinh viên. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể có cơ hội tìm việc tại các hội chợ việc làm do nhà trường phối hợp với các đơn vị tuyển dụng tổ chức. Ngoài ra các trường cũng tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn kỹ năng xin việc cho sinh viên.
Rất nhiều sinh viên Phần Lan làm thêm ngoài giờ, buổi tối hoặc cuối tuần. Kỳ nghỉ hè hoặc kỳ nghỉ cuối năm cũng là thời gian lý tưởng để bắt đầu công việc.
Video đang HOT
Ông Teemu Kokko, chủ tịch Trường Đại học Khoa học ứng dụng Haaga-Helia cho biết 87% SV trường này đang đi làm thêm hơn 20 giờ mỗi tuần
Trong bài phát biểu tại ngày hội giáo dục Dare To Learn 2018 hồi tháng 9, ông Teemu Kokko, chủ tịch Trường Đại học Khoa học ứng dụng Haaga-Helia, một trong những trường đại học lớn nhất tại Phần Lan chia sẻ rằng 87% sinh viên tại trường này đang làm thêm hơn 20 tiếng mỗi tuần. Họ là lực lượng lao động tích cực, năng động và đang góp phần mang lại bộ mặt mới cho các công ty trong vùng.
“Chúng tôi rất khuyến khích sinh viên làm thêm và thường có các buổi chia sẻ làm thế nào để SV kết hợp giữa học và làm một cách hiệu quả,” ông nói. “Sinh viên học tập được rất nhiều từ nơi làm việc. Và chúng tôi nhận định trong tương lai một trường ĐH tốt sẽ không giống như một trường ĐH hiện tại mà sẽ như một doanh nghiệp”.
Ông Kokko cũng nhắc đến câu nói gần đây của Bộ trưởng Giáo dục Phần Lan Sanni Grahn-Laasonen rằng đất nước này hiện đang cần đào tạo lại hơn 1 triệu lao động (chiếm 1/3 lực lượng lao động) do họ không theo kịp đòi hỏi của thị trường lao động. Và do vậy thử thách lớn nhất cho các trường ĐH hiện tại là làm sao trang bị cho sinh viên theo kịp tốc độ phát triển của xã hội.
“Giúp sinh viên có cơ hội tham gia vào lực lượng lao động sớm sẽ tạo cơ hội cho họ phát triển toàn bộ khả năng của mình”, ông nhấn mạnh. “Tại trường Haaga-Helia chúng tôi cố gắng tạo ra sự linh động trong chương trình giảng dạy để sinh viên có thể thu xếp cho công việc và cuộc sống hàng ngày”.
Chia sẻ với PV Dân trí, bà Laura Teinil, Trưởng bộ phận Dịch vụ hướng nghiệp tại trường Đại học Helsinki cho biết việc thực hành nghề thường được đưa vào chương trình đào tạo của sinh viên.
“Sinh viên có thể được gửi đến các doanh nghiệp tìm hiểu, thực hành ngành nghề mình đang theo học hoặc tham gia vào các dự án của doanh nghiệp”, bà nói. “Bộ phận Dịch vụ hướng nghiệp chúng tôi còn trợ giúp sinh viên tìm việc làm bằng cách tư vấn, cung cấp thông tin tuyển dụng và giới thiệu sinh viên đến các nhà tuyển dụng”.
Tại trường ĐH Helsinki còn thành lập một hội doanh nghiệp mang tên Helsinki Think với ý tưởng đưa những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn ngay tại trường. Nơi đây đã là bệ phóng giúp cho rất nhiều sinh viên chia sẻ ý tưởng và khởi nghiệp thành công.
Phong Lan
Theo Dân trí
Đề xuất đưa giáo dục gia đình vào dự thảo Luật Giáo dục
Theo một số chuyên gia, trên thế giới, phương pháp tự học tại nhà (home schooling) có quy chế cụ thể. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có quy chế này. Việc dạy học tại nhà phải được đưa ra tại Luật Giáo dục và được công nhận.
Người mẹ tốt, hơn cô giáo tát
Ngày 11/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Tại hội thảo, ngoài việc đề xuất chỉnh sửa một số chi tiết trong Dự thảo Luật Giáo dục, nhiều vấn đề cấp thiết của giáo dục cũng được đặt ra.
TS Lê Thị Lan Anh - Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục Trí tuệ Việt Nam chia sẻ, Dự thảo Luật Giáo dục có điều 41 về nội dung giáo dục thường xuyên được thực hiện trong các chương trình, gồm vừa học vừa làm, học từ xa, tự học, tự học có hướng dẫn...
Nhiều vấn đề nóng của giáo dục được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo. (Ảnh: Đ.T).
Tuy nhiên, phần cấp phép và hoạt động chưa thấy rõ hình thức giáo dục được thế giới, đặc biệt là châu Âu, Mỹ, công nhận, đó là giáo dục tại nhà (home schooling). Với hình thức này, bố mẹ có thể dạy con dựa vào chương trình chung trên Internet do Bộ GD&ĐT hoặc tỉnh quy định.
"Một người mẹ tốt hơn cô giáo tát. Nếu có kỹ năng và nghiệp vụ, mẹ có thể dạy và hiểu con hơn người thầy tát con 231 cái. Việc dạy học tại nhà phải được đưa ra tại Luật Giáo dục và được công nhận", TS Lan Anh nêu quan điểm.
Trước đó, một số chuyên gia dẫn điều 18 của Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học và quy định tại khoản 3, điều 11, Luật Giáo dục, cho rằng việc phụ huynh không cho con đến trường là không phù hợp luật.
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, trên thế giới, phương pháp tự học mà không đến trường có quy chế cụ thể. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có quy định về việc này.
TS Lê Thị Lan Anh - Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục Trí tuệ Việt Nam. (Ảnh: Đ.T).
GS.TS Nguyễn Đình Hương, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, hiện giáo dục đang chệch theo hướng hàn lâm, phục vụ thi cử, ít các trường "đa cấp" từ mầm non đếp cấp THPT. Nếu có các hệ thống trường này, sẽ không có tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên bởi cấp THPT của trường đó có thể xuống cấp dưới để dạy.
Cũng theo chuyên gia này, cần quan tâm hơn đến giáo dục mầm non. Giáo viên dạy mầm non phải có trình độ, kể cả ngoại ngữ. Nhiều nước khác, giáo dục mầm non có trình độ thạc sỹ và phải có chế độ lương bổng thỏa đáng cho giáo viên. Việc tăng tiền lương sẽ tạo động lực cho giáo viên tâm huyết, gắn bó với nghề, từng bước khắc phục tình trạng tuyển sinh ngành sư phạm có điểm thấp nhất trong nhiều năm qua nhưng vẫn không thu hút được người học.
PGS.TS Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông.
"Tôi sợ hãi với vụ việc 231 cái tát"
Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông cho hay: "Chúng ta tổ chức hội thảo trong bối cảnh vừa qua, trong giáo dục xảy ra nhiều vụ bạo lực. Sự việc khiến cho tôi và cả xã hội bàng hoàng, đau xót".
Ông dẫn sự việc cô giáo cho học sinh tát 231 cái ở Quảng Bình, cô giáo cho học sinh tát nhau để phạt ở Trường tiểu học Quang Trung- Hà Nội, cô giáo đánh học sinh bầm tím mông ở Long An...
"Tôi nghĩ, đấy không còn là bệnh thành tích mà là bệnh dối trá trong giáo dục. Đặc biệt vụ 231 cái tát khiến tôi sợ hãi. Chúng ta đang tạo ra một lớp học sinh hoàn toàn "người máy hóa", hoàn toàn chấp hành một cách thụ động, chỉ nghe lời cho dù biết là sai trái.
Giá như có một em không tát, giá như chỉ một vài bạn nỡ xuống tay tát thôi. Ở đây chúng ta không bàn xem mấy tát là đủ mà hành động tát đó đã hoàn toàn sai. Giá như có một cá nhân nào đó biết phản kháng, có lẽ xã hội đã tốt đẹp hơn", PGS Dụ nói.
GS.TS Nguyễn Ngọc Phú - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam. (Ảnh: Đ.T)
Nên tách bạch thi cử
Chia sẻ tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam - quan tâm điều 28, mục tiêu của giáo dục phổ thông: "Đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vòa cuộc sống lao động".
Theo GS Phú, điều này cần ghi rõ các trường THCS phải định hướng nghề nghiệp tốt cho học sinh vào những năm cuối cấp. Ví dụ ở Pháp, học kỳ 2 của năm lớp 9, giáo viên phải đánh giá và cho học sinh phương án nên đi theo hướng nào, sau đó thảo luận với phụ huynh để chốt. Học sinh có thể học nghề hay vào đại học, hoặc theo hướng nghiên cứu, kỹ thuật?
GS Phú cho rằng, ngành giáo dục Việt Nam phải làm tốt điều này để học sinh phân tán nhiều hướng khác nhau chứ không nên "túm tụm" chen chân trên một chiếc cầu cùng vào đại học.
Về vấn đề này, PGS Bùi Thiện Dụ cũng đưa quan điểm, nên chấm dứt việc thi một trong hai hay trong một, nên tách riêng ra chỉ có một kỳ thi phổ thông. Sau đó, việc thi đại học nên để các trường tự chủ.
Mỹ Hà (ghi)
Theo Dân trí
Các đại học địa phương tại Hàn Quốc "khát" sinh viên nước ngoài Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, số liệu thống kê năm 2018 về tuyển sinh đại học trong nước đã ghi nhận mức thấp nhất kể từ năm 2010, chỉ có 311.125 tân sinh viên đại học trong năm nay. Tổng số sinh viên hiện đang theo học tại các trường đại học cũng ghi nhận con số thấp nhất trong 8 năm....