Trong tình yêu nếu không thể thật sự tha thứ thì đừng tha thứ
Hạnh phúc gia đình luôn là điều đáng trân trọng, mọi sai lầm có thể tha thứ, thế nhưng không phải ai cũng biết cách tha thứ.
Bởi trước khi nói lời tha thứ, người ta đã cố tình làm tổn thương nhau. Và rồi sự tha thứ sau những tổn thương cuối cùng chỉ là sự “ban phát”.
Người đàn ông ngoại tình vì cảm thấy thiếu thốn, hoặc thừa thãi trong gia đình, thấy mình bị vợ bỏ rơi, coi thường, và xa cách. Một khi chồng dính líu đến “bệnh” ngoại tình thì tha thứ luôn là một việc làm khó nhưng rất cần thiết để cứu vãn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, tha thứ như thế nào để giữ được hạnh phúc mới là điều quan trọng.
Có một anh chồng kể rằng, vợ anh đòi li dị vì biết chuyện anh từng phản bội vợ, anh xin vợ tha thứ và được vợ anh chấp nhận. Thế nhưng ngày nào vợ anh cũng đay nghiến lại chuyện anh ngoại tình và trong bất kể vấn đề gì không hài lòng với nhau, vợ anh cũng cho rằng, anh được ở lại trong căn nhà này, cùng vợ cùng con là may mắn lắm rồi. “Hạnh phúc” mà anh có hiện tại là do vợ anh “cho”. Nhưng bản thân anh lại không thấy như vậy, anh luôn cảm thấy như mình đang nhận sự “bố thí” lòng vị tha của vợ.
Ảnh minh họa
Cuối cùng, mặc dù rất thương con nhưng anh quyết định chia tay với vợ. Anh lập gia đình với người tình mà trước đây anh “cặp bồ” và trong suốt hai mươi năm chung sống với vợ 2, cô chưa bao giờ nhắc với anh về vợ cũ. Anh thấy mình được trân trọng và sống hạnh phúc, ít hối tiếc về quá khứ.
Có nhiều cặp vợ chồng, dù đã chấp nhận tha thứ nhưng mỗi khi có xung đột, họ lại gợi chuyện, làm cho “kẻ phạm tội” luôn phải ý thức về tội lỗi và mức độ “xấu xa” của mình. Như thế, cuộc sống gia đình sẽ thêm ngột ngạt và không thoát được nguy cơ đổ vỡ thứ hai.
Đành rằng, nguyên nhân ban đầu xuất phát từ người chồng. Chắc chắn rằng thật khó trách người phụ nữ bởi một khi là người trong cuộc, là người vợ không ai mong muốn hay chuẩn bị cho mình một tâm lý rằng một ngày đẹp trời nào đó chồng mình sẽ có “bồ”. Chính việc không chuẩn bị tâm lý cho mình nên các bà vợ luôn bị “sốc” khi phát hiện ra sự thật. Một cú sốc mạnh khiến họ bị tổn thương về tâm lý nặng nề mà không dễ gì thoát ra được. Chính cú sốc này khiến họ không đủ tính táo để hành động. Họ càng yêu chồng thì càng cay đắng và cay nghiệt hơn với chồng kể cả khi họ quyết định tha thứ hay không.
Video đang HOT
Đôi khi cũng có người muốn chia tay với người chồng bội bạc và cố gắng gây nên vết thương lớn nhất với chồng cho “công bằng”, nhưng sau đó vì còn tình cảm, vì con cái, họ quyết định tha thứ. Thế nhưng trước khi tha thứ, họ đã có những hành động làm tổn thương người kia. Những điều này tưởng như “người phạm lỗi” phải chấp nhận nhưng vô tình nó đã gây một ấn tượng cực kỳ xấu trong lòng họ, để đến mức chính bản thân họ cũng không cần sự tha thứ nữa. Ai cũng có lòng tự trọng, kể cả những người đã lầm lạc.
Hôn nhân là một ràng buộc không chỉ bởi tờ hôn thú, vì thế người ta không thể dễ dàng ly hôn như vứt đi một món đồ hỏng một cách nhanh chóng và đơn giản. Bởi vậy, đừng vội làm tổn thương nhau để thỏa mãn sự hằn học của bản thân mình. Tha thứ hay không tha thứ, phụ thuộc vào mức độ “phạm tội” của người kia, nhưng nếu đã làm tổn thương nhau thực sự thì mọi sự tha thứ đều không cần thiết nữa.
Nếu không thể thật sự tha thứ, thì đừng tha thứ, còn hơn là hàng ngày nuôi dưỡng sự bất đồng, một điều không hề tốt cho một mối quan hệ. Học kỹ năng của sự tha thứ là một quá trình thiết yếu để hàn gắn nỗi đau và hàn gắn mối quan hệ sau rạn vỡ.
Lấy chồng hơn 30 tuổi, anh đối xử với tôi chẳng khác osin
Chia tay chồng đầu, tôi vội vã đến với người đàn ông hơn mình 30 tuổi. Những tưởng tôi sẽ có mái ấm thực sự, nào ngờ một lần nữa tôi rơi vào bế tắc.
Tôi lấy chồng đầu năm 17 tuổi, khi chưa học hết lớp 12. Năm đó, vì 'nếm trái cấm', tôi nhỡ mang thai với cậu bạn lớp trưởng.
Mẹ tôi khóc ngất. Bà là giáo viên tiểu học, gia đình gia giáo, việc tôi nghỉ học giữa chừng, lấy chồng như cái tát vào mặt bà.
Gia đình nhà trai miễn cưỡng mang trầu cau đến dạm hỏi. Đám cưới, ăn hỏi diễn ra trong vòng một ngày. Hai bên không muốn làm rình rang, sợ người ta dị nghị cô dâu với cái bụng lùm lùm.
Sau đám cưới, chồng tôi chuyển sang trường khác, tiếp tục học hành, thi đại học. Tôi quanh quẩn ở nhà, ngày 2 bữa cơm.
Con trai ra đời cũng là ngày chồng tôi nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Tình cảm học trò vốn chưa trải qua sóng gió nên khi xa cách, tôi và chồng cũng lạnh nhạt dần.
Anh học dưới Hà Nội, ít khi về thăm hay ngó ngàng đến vợ con. Năm thứ 3, tôi phát hiện anh yêu cô sinh viên cùng trường. Hai người phát sinh quan hệ nam nữ, ăn ở với nhau. Tôi vô tình mò được zalo của chồng, mọi chuyện mới vỡ lở.
Chồng không chối cũng chẳng xin tôi tha thứ. Anh nói cô ấy mới là người anh yêu thật lòng.
Tương lai chồng tôi nghĩ đến chỉ có cô ấy, không có sự hiện diện của mẹ con tôi trong cuộc đời. Tình cảm nguội lạnh, tôi đưa con rời đi, để lại lá đơn ly hôn. Thủ tục tòa án diễn ra chóng vánh.
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi ở tuổi 17 thoảng qua như cơn gió. Mẹ nhận nuôi cháu, tạo điều kiện cho tôi học tiếp.
Những tưởng cú ngã đầu đời sẽ khiến tôi tỉnh ra, sống lý trí hơn. Nào ngờ, học xong trung cấp dược, tôi vướng vào lưới tình của ông chủ tiệm thuốc tây giàu có, hơn mình 30 tuổi.
Thời gian đầu anh quan tâm, chăm sóc mẹ con tôi hết mực. Con tôi cảm sốt nhẹ anh cũng bắt đưa vào viện cấp cứu. Bất chấp sự phản đối của gia đình, tôi vội vàng lên xe hoa lần 2.
Mong chờ mãi tôi mới có bầu, đến lúc siêu âm, biết giới tính là con gái, anh bỗng thay đổi thái độ, cư xử với tôi không khác người giúp việc, đêm đến phục vụ chủ cả nhu cầu chăn gối.
Con trai riêng của tôi đang tuổi vui chơi, đùa nghịch, cả ngày anh quát nạt, cáu bẳn, cấm cháu chạy nhảy. Thằng bé từ đứa năng động, trở nên khép mình, trầm cảm.
Tôi phản ứng trước những hành xử của anh, anh vung tay tát tới tấp vào mặt vợ vì dám ý kiến. Anh đi nhậu nhẹt, hát hò với bạn bè xuyên đêm, bất chấp vợ bầu bí.
Hôm nào tôi nhắc nhở chồng đưa mình đi khám, anh mặt nặng mày nhẹ, bảo: 'Tôi bận, người ta chửa đẻ, đi lại ầm ầm, cô động một tí là nhõng nhẽo. Mệt quá thì đi phá cho tôi'.
Ngày mới cưới, mỗi tháng anh đưa tôi 10 triệu chi tiêu, cơm nước, giờ anh chỉ đưa mỗi ngày 50 nghìn đi chợ. Tiền học của con, tôi phải lén lút xin bố, sợ mẹ biết chuyện, lại làm um lên.
Bế tắc, tôi đòi chia tay, chồng cười khinh khỉnh nhìn tôi mỉa mai: 'Loại đàn bà lỡ dở như cô, không nghề nghiệp, không tiền bạc, may lấy được tôi là phúc 70 đời. Giờ không biết hưởng còn kêu ca, than vãn. Tôi ra ngoài lấy đâu chẳng được gái tân'.
Có lần, anh rủ bạn bè đến nhà uống rượu. Mặc dù lúi húi dưới bếp, vẫn nghe rõ mồn một anh thao thao bất tuyệt với bạn rằng tôi là loại đàn bà vứt đi, không biết đẻ, làm osin phục vụ còn chưa xứng...
Hai hàng nước mắt tôi cứ thế ứa ra. Trước mặt bố mẹ tôi anh luôn tỏ ra là người tử tế nhưng khi chỉ có vợ chồng, anh đối xử với tôi vô cùng thậm tệ.
Chẳng lẽ, người đã từng ly hôn, có con riêng như tôi không đáng được hưởng hạnh phúc hay sao?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Yêu 7 năm có lỗi chẳng thèm làm lành, qua 10 ngày tôi suýt ngất nghe em báo tin mừng Ai ngờ thấy tôi nhưng Liên không hề tươi cười đón tiếp, ánh mắt nhìn tôi cũng rất lạnh nhạt và xa cách, không giống thái độ của người bạn gái đi làm lành với bạn trai. Tôi và Liên yêu nhau 7 năm rồi, từ khi còn học năm thứ tư đại học. Hai đứa bằng tuổi nhau, hiện tại đã 28...