Trồng thứ cây bò lan mang mặt ruộng, ra thứ trái như thỏi vàng, nông dân Bắc Giang bán đắt hàng
Địa phận thôn Dục Quang, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên ( tỉnh Bắc Giang) nằm ven QL37, là địa chỉ quen thuộc của khách mua buôn và khách đi đường mỗi khi mùa dưa bở đến.
Diện tích trồng dưa bở của thôn khoảng 2 ha.
Vào thời điểm này, bà con nông dân thôn Dục Quang đang tập trung thu hoạch dưa bở. Mỗi ha dưa bở cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng.
Trồng dưa bở lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với cấy lúa
Dưa bở là một loại trái cây vừa ngon, vừa mát lại rất bổ dưỡng, dễ ăn. Ngoài ra, dưa bở lại còn có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có thể sử dụng để chữa bệnh, giúp đẹp da lại có thể giải nhiệt vào mùa hè.
Hiện, đang là thời điểm dưa bở chín rộ, người dân trong thôn tấp nập thu hoạch dưa đem bán.
Nông dân thôn Dục Quang, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang thu hoạch dưa bở.
Bà Nguyễn Thị Sòn là hộ trồng dưa ở thôn Dục Quang, thị trấn Bích Động nhận thấy hiệu quả kinh tế trồng dưa bở lợi nhuận gấp hai, ba lần trồng lúa và các cây rau màu khác nên gia đình chuyển đổi 2 sào đất chân vàn cao.
Trồng dưa bở vốn đầu tư thấp, không phải làm giàn và có lợi thế chủ động về giống không phải mua, tuyển lựa những quả mẫu mã đẹp, thơm ngon của vụ trước bổ lấy hạt phơi khô, bảo quản cẩn thận là vụ sau có thể sử dụng trồng.
Trước đây người dân trong thôn chủ yếu cấy lúa năng suất thấp, do vậy những năm gần đây đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấy cây trồng, đưa những cây rau màu có giá trị kinh tế cao vào trồng, trong đó có cây dưa bở.
Anh Nguyễn Văn Linh, cán bộ khuyến nông thị trấn Bích Động cho biết, lúc đầu trong thôn chỉ có vài ba hộ trồng dưa bở, sau đó thấy dưa cho năng suất cao, phù hợp với đồng đất của địa phương, thị trường tiêu thụ thuận lợi nên mọi người trong thôn trồng theo.
Hiện nay, thôn Dục Quang có khoảng 40 hộ trồng dưa bở, diện tích trồng dưa khoảng 2 ha. Thời tiết năm nay mưa ít thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển, dưa ít bị bệnh, quả không bị thối.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Tân cùng thôn nói, mỗi sào dưa có thể thu hoạch từ 0,7- 1 tấn quả. Đầu vụ, bà con bán buôn tại ruộng với giá từ 10-12 nghìn đồng/kg, vào thời điểm này khoảng 5-7 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, mỗi sào dưa bở cho thu lãi 8-10 triệu đồng, tương đương với khoảng 200 triệu đồng/ha.
Đặc biệt, dưa ở đây an toàn, không sử dụng chất bảo quản bởi khi dưa vào vụ thu hoạch, nếu hái không kịp sẽ tự chín vỡ bung ra ngoài ruộng.
Theo nhiều hộ dân cho biết, trồng dưa bở không khó, chi phí sản xuất thấp hơn so với cấy lúa, đặc biệt sâu bệnh trên dưa bở rất ít, chú ý đến bệnh héo rũ, bệnh rỉ dịch nhựa trên cây…nông dân cần phun thuốc phòng bệnh trước khi dưa ra quả.
Theo kinh nghiệm của người dân, phân bón chủ yếu được sử dụng là phân chuồng, hạn chế bón phân lân, đạm cho cây vì quả dưa bở rất dễ bị nứt và thối.
Cần quy hoạch vùng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Thực tế trồng dưa bở đã giúp bà con thôn Dục Quang, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên có thu nhập ổn định. Khi trò chuyện với bà con trên cánh đồng dưa, tất cả đều có chung một nhận định, xét về hiệu quả kinh tế trồng dưa bở lợi nhuận gấp hai, ba lần so với trồng lúa và cây rau màu.
Tuy nhiên, một trở ngại đối với bà con là diện tích cánh đồng trồng dưa còn hẹp, chưa được quy hoạch thành vùng tập trung và trồng dưa bở mới chỉ dừng lại ở số hộ cá nhân.
Ngoài ra, việc phòng trừ sâu, bệnh gây hại dưa hầu hết bà con chưa có kinh nghiệm và chưa được tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc. Vì vậy có những năm năng suất dưa giảm một nửa so với thực tế do bị thối.
Để khuyến khích mở rộng diện tích cây dưa bở, nâng cao năng suất thiết nghĩ cần sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật để hộ nông dân áp dụng vào thực tế địa phương.
Nuôi tôm trong ruộng lúa, bán lúa trúng giá, bán tôm cũng đắt hàng, nông dân Bạc Liêu lãi nhiều hơn
Những năm trước, nông dân vùng sản xuất tôm - lúa của tỉnh Bạc Liêu thường phải chịu cảnh "trúng mùa, rớt giá", hoặc "được giá, mất mùa".
Nhưng năm nay, niềm vui như nhân đôi khi người nông dân vừa trúng mùa vừa được giá.
Tại hầu hết các vùng sản xuất tôm - lúa, năng suất thu hoạch trung bình đạt hơn 800kg/1.000m, nhiều diện tích thu hoạch đến 1.000kg/1.000m.
Mô hình tôm - lúa mang lại hiệu quả cao và bền vững. Ảnh: Tuấn Kiệt - TTXVN.
Với giá lúa bao tiêu 8.000 đồng/kg, trừ đi chi phí, mỗi công nông dân thu lãi từ 5-6 triệu đồng. Có thể nói, trong điều kiện bị tác động không nhỏ của dich bệnh COVD-19, thì thắng lợi của vụ lúa trên đất tôm cũng xem như bù đắp, để nông dân đón cái tết Nhâm Dần đủ đầy, tươm tất.
Trên cánh đồng tôm - lúa xã Phong Thạnh Đông, thị xã Giá Rai những ngày này rộn rã niềm vui. Tiếng máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa, tiếng gọi nhau í ới của nông dân làm cho bức tranh quê thêm bừng sáng, sinh động hơn.
Cầm trên tay những bông lúa trĩu hạt, ông Hà Văn Tánh, ấp 15, xã Phong Thạnh Đông vô cùng phấn khởi cho biết, đầu vụ sản xuất gia đình cũng khá lo lắng khi giá phân bón, thuốc trừ sâu tăng cao, nhưng nhờ giá lúa tăng cao nên gia đình vẫn có lợi nhuận.
Niềm vui trúng mùa được giá của người nông dân nơi đây hoàn toàn không phụ thuộc vào yếu tố may mắn. Đó rõ ràng là nhờ chính sách và định hướng đúng đắn của chính quyền các cấp trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng miền, thổ nhưỡng, phát huy được giá trị của đất.
Giống như tại thị xã Giá Rai, để có được hiệu quả như thế, ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai cho biết, vụ lúa trên đất tôm năm nay, thị xã Giá Rai gieo sạ trên 3.000ha. Hiện tại, nông dân thu hoạch được hơn 70% diện tích.
Nông dân thu hoạch lúa trên đất tôm - lúa. Ảnh: Tuấn Kiệt - TTXVN.
Để khuyến khích người dân sản xuất lúa trên đất tôm, thị xã Giá Rai đã hỗ trợ 50% chi phí lúa giống cho khoảng 2.000 ha. Trên 80% diện tích sản xuất lúa trên đất tôm ở đây, nông dân sử dụng giống lúa ST24 và ST25, do đó bán được giá khá cao, nông dân thu được lợi nhuận tốt.
Với hiệu quả đạt được ở vụ lúa trên đất tôm năm nay, thị xã Giá Rai đặt mục tiêu mở rộng thêm diện tích ở vụ mùa năm sau. Hiện, thị xã đã chuẩn bị nguồn kinh phí 3 tỷ đồng để hỗ trợ lúa giống cho nông dân.
Ở địa phương khác, nông dân cũng đang thu hoạch lúa trong niềm vui kép là huyện Phước Long. Năm nay, nông dân ở đây xuống giống hơn 13.000ha; trong đó, nhiều nhất là giống lúa ST 24, ST 25.
Ông Lê Việt Thắng ở ấp Long Hậu, thị trấn Phước Long cho biết, năm nay là năm thứ hai gia đình chọn giống lúa thơm ST24 để canh tác.
Theo ông Thắng, nếu như những năm trước, giống lúa ST 24, ST 25 là cái tên mới mẻ, thì nay bà con nông dân đều nhận thấy giống lúa này rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nên lựa chọn canh tác.
Tại nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu, hiện, giá lúa tươi được thu mua tại ruộng dao động từ 6.500 - 8.200 đồng/kg. Cụ thể, giống lúa Một Bụi đỏ có giá từ 6.400- 6.700 đồng/kg, giống lúa thơm chất lượng cao ST24, ST25 có giá từ 8.000- 8.200 đồng/kg.
Riêng lúa trên diện tích làm theo tiêu chuẩn VietGAP, lúa hữu cơ được các doanh nghiệp bao tiêu thu mua với giá cao hơn. Do lúa trên nền đất tôm không tốn nhiều chi phí đầu tư như sản xuất lúa thâm canh nên sau khi trừ chi phí, bà con nông dân có lãi từ 4,5 -5 triệu đồng/1.000m.
Cùng với thu hoạch lúa, nông dân cũng thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Tuấn Kiệt - TTXVN.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, năng suất lúa năm nay đạt cao một phần là do thời tiết thuận lợi, mưa nhiều tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
Mặt khác, nông dân đã thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành nông nghiệp từ lựa chọn thời điểm xuống giống theo lịch thời vụ đến tuân thủ quy trình bón phân phun thuốc vi sinh, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện chú trọng đến việc đầu tư hệ thống thủy lợi, hướng dẫn, tập huấn cho người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lúa, đáp ứng nhu cầu thị trường hướng đến tạo thương hiệu "lúa thơm, tôm sạch".
Cùng với thu hoạch lúa, nông dân vùng sản xuất tôm-lúa của tỉnh Bạc Liêu cũng đang thu hoạch tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa. Ở thời điểm hiện nay, tôm càng xanh loại 30 con/kg có giá từ 95.000-100.000 đồng/kg. Mặc dù, giá tôm càng xanh thương phẩm có thấp hơn mọi năm do ảnh hưởng dịch COVID -19, nhưng đầu ra vẫn đảm bảo.
Tỉnh Bạc Liêu hiện có gần 40.000 ha sản xuất theo mô hình tôm - lúa. Qua thống kê cho thấy, hiệu quả đem lại từ việc kết hợp giữa "cây lúa - con tôm" không chỉ giúp nông dân nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác mà còn tạo môi trường thuận lợi cho tôm nuôi phát triển tốt.
Bạc Liêu hiện đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình sản xuất này. Theo đó, định hướng của tỉnh đến năm 2025, mở rộng phát triển trên 43.000 ha.
Tỉnh sẽ tiếp tục tranh thủ nguồn vốn Trung ương và các nguồn hợp pháp khác đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng cho vùng lúa - tôm theo hướng khép kín các ô đê bao trong cánh đồng lớn ở từng khu vực để chủ động trong việc cấp, thoát và trữ nước mặn, ngọt một cách linh hoạt. Đồng thời, phát động lại phong trào làm thủy lợi - thủy nông nội đồng trong dân, để từng bước xã hội hóa công tác thủy lợi phục vụ sản xuất.
Bên cạnh đó, để nâng giá trị lúa gạo trong mô hình tôm-lúa hơn nữa, Bạc Liêu đã, đang xây dựng, phát triển mô hình sản xuất tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A.
Theo đó, định hướng sản xuất tôm - lúa theo hướng sạch, an toàn, đạt chất lượng và chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, ASC và có lộ trình xây dựng thương hiệu tôm sạch, gạo an toàn theo hướng hữu cơ trong vùng sản xuất tôm - lúa, tiến tới xác lập chuẩn cho vùng canh tác nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.
Ngành mía đường ngày càng bị co hẹp Từ khi Việt Nam xoá bỏ quy định về hạn ngạch và giảm thuế nhập khẩu đường xuống mức thấp 5% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) từ ngày 1/1/2020, sản xuất, chế biến mía đường có sự tụt giảm sâu. Điều này cho thấy, ngành mía đường thiếu sự chuẩn bị kỹ càng trước khi mở cửa và đã...