Trọng tài V-League được trang bị bộ đàm đắt tiền
Bắt đầu từ vòng 21 V-League cuối tuần này, các trọng tài V-League sẽ được sử dụng các thiết bị bộ đàm đắt tiền.
Việc liên lạc giữa các trọng tài trong trận đấu sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Ảnh: TTVH.
Giữ đúng lời hứa, bầu Đức đã chi trả toàn bộ kinh phí để mua các thiết bị bộ đàm từ Mỹ. Toàn bộ số bộ đàm này đã về Việt Nam và được VPF bàn giao cho Ban trọng tài. Trước đó, các trọng tài cũng đã được làm quen với bộ đàm nhưng với số lượng rất ít (4 cặp), được mua do mối quan hệ cá nhân của Ủy viên ban trọng tài, ông Bùi Như Đức.
Mỗi bộ thiết bị này có giá lên tới gần 100 triệu đồng nhưng theo phản ánh của các trọng tài, họ vẫn chưa thự sự thỏa mãn bởi hiệu quả chưa cao, lại khó sử dụng. Tuy nhiên lần này, bầu Đức đã “bật đèn xanh” phải mua loại hiện đại nhất để hỗ trợ cho các trọng tài. Toàn bộ số tiền mua khoảng 14 thiết bị, sẽ được thanh toán đầy đủ, VPF không phải bỏ ra một xu.
Được sử dụng thiết bị hiện đại từ vòng 21 là một tin rất vui với giới trọng tài Việt Nam. 6 vòng đấu cuối được dự đoán sẽ rất quyết liệt bởi cuộc đua vô địch, trụ hạng. Đây cũng là các vòng đấu được dự báo sẽ có nhiều biểu hiện tiêu cực xảy ra. Bộ đàm nhằm giúp các trọng tài xử lý nhanh chóng và chính xác hơn các tình huống diễn ra trong trận đấu. Chưa hết, với chức năng ghi âm, bộ đàm còn đóng vai trò thu thập bằng chứng đối với những phát ngôn của các trọng tài cũng như cầu thủ trên sân. Đây chính là cơ sở để ban kỷ luật có thể dễ dàng xử án sau mỗi vòng đấu.
Được trang bị hơi muộn nhưng có còn hơn không. Các trọng tài đang ngày càng được hỗ trợ tốt nhất về các phương tiện kỹ thuật. Vấn đề còn lại, họ cần phải thể hiện được chuyên môn, bản lĩnh, kinh nghiệm của mình nếu không dù bỏ ra hàng tỷ đồng để mua sắm bộ đàm, cũng không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sợ đường xấu, hãy chơi Jeep cổ
Với khoảng 300 triệu đồng, bạn sẽ có thể sở hữu một chiếc xe độc đáo, tính năng offroad tuyệt vời và luôn là trung tâm của mọi sự chú ý.
Du nhập vào Việt Nam từ những năm 40 của thế kỷ trước theo các sĩ quan Pháp, sau này là các anh lính Mỹ. Vì thế, ngoài tên gọi truyền thống, Jeep còn được người ta gọi thêm tên quốc gia đằng sau như: Jeep Pháp, Jeep Mỹ, Jeep Liên Xô, Jeep Công Binh... Tên gọi thì nhiều, nhưng Jeep chỉ có 2 loại đó là Jeep A1 và Jeep A2, A1 là những chiếc xe đời đầu mà số lượng hiện nay ở Việt Nam chưa đến chục chiếc. Chủ yếu người chơi hiện nay đều chơi Jeep A2.
Video đang HOT
Jeep với ngoại hình hết sức đặc trưng
Sau những cuộc chiến tranh, trở lại với thời bình, Jeep trở thành một thú chơi của dân chơi xe cổ. Jeep với ngoại hình không "thể lẫn vào đâu được" luôn là điểm nhấn giữa phố phường. Đâu đó hình ảnh chàng trai phong trần mặc áo lính, đi bốt đen, đeo kính Ray-ban lái xe Jeep vẫn là tâm điểm trên đường phố. Chiếc xe Jeep A2 chúng tôi đang thử nghiệm ở đây là một chiếc xe hiếm hoi còn giữ được nguyên máy móc và hầu hết "đồ chơi" trên xe. Jeep là chiếc xe "ở trần", nói như vậy bởi vì Jeep không có cửa, không có kính (ngoài kính lái có thể gập xuống được), tất cả mọi chi tiết xe đều phơi bày.
Không phải nói nhiều về vẻ ngoài "hầm hố" của Jeep, thêm vào đó là những phụ kiện rất "ngầu" trên xe. 2 bên hông xe: 1 bên là xẻng, 1 bên là chiếc rìu dài, 2 công cụ hỗ trợ cho Jeep có thể vượt qua những địa hình xấu nhất. Xe còn được trang bị 2 chiếc điện thoại bộ đàm, 1 chiếc ngay bên ghế phụ và 1 bộ điện thoại bộ đàm ở cốp sau, cạnh lốp sơ-cua. Tuy không còn giá trị sử dụng, nhưng đó cũng là một điểm nhấn ấn tượng trên xe. Bên cạnh đó, xe còn có bình xăng phụ, bình cứu hỏa, dây an toàn tương tự như dây an toàn sử dụng trên máy bay...
Bên hông xe là rìu và xẻng, 2 công cụ hữu hiệu dành cho những chuyển đi Offroad
Hệ thống hiển thị tốc độ, nguyên liệu, nhiệt độ được chia làm 5 mặt đồng hồ nhỏ. Hiển thị bằng kim đơn giản, tuy nhiên khi đi tốc độ cao, cả 5 kim đều rung mạnh, khó xác định chính xác kim đang ở vị trí nào. Đồng hồ công tơ mét hiển thị theo đơn vị Miles. Chiếc xe có "chìa khóa" khá lạ, hình dáng giống như một chiếc móc sắt. Thực chất đây chỉ là thanh nối công tắc cầu chì. Nút đề của xe nằm ở ván sàn. Có thể khởi động bằng cách nhấn chân trực tiếp vào nút khởi động, hoặc tinh tế hơn đó là ấn sát chân côn vào ván, chân côn tiếp xúc với nút khởi động đề nổ máy. Xe rung mạnh khi khởi động.
Nút khởi động của Jeep nằm sát ván sàn
Cài số để vào số một khá khó khăn, vì khoảng cách của hộp số rộng, khó vào, gây khó khăn cho cả những người đã quen đi xe số sàn. Tuy nhiên, đi Jeep số 1 hầu như không thể đi được, vì xe liên tục giật cục. Số 2 Jeep thể hiện tốt hơn với gia tốc lớn và đỡ giật cục. Kính lái xe thẳng, vuông góc với ca pô cũng là một điểm khó làm quen với người lái, nó khiến tốc độ xe khá thật, giảm tốc ít hơn, vì vậy người lái xe sẽ thấy không an toàn. Tay lái 3 chấu của Jeep trông mỏng manh nhưng thực sự rất nặng, không trợ lực, mỗi lần vào cua, Jeep cho người lái cảm giác toát mồ hôi khi cứ vần tay lái hết cua rồi vần tay lái quay lại vị trí ban đầu rất vất vả.
Vô-lang 3 chấu của Jeep trông mỏng manh nhưng thực sự rất nặng
Quãng đường từ Hà Nội đến Quảng Ninh với quãng đường 170 km của đoàn thử nghiệm Jeep trải qua đủ mọi cảm xúc của thời tiết. Đường từ Hà Nội đến thành phố Hải Dương trời dìu dịu mát khiến tâm trạng của đoàn người rời thủ đô như bay bổng. Xe không điều hòa, không cửa kính, nhưng gió trời mới là thứ khiến người ta cảm thấy sảng khoái. Trời đột ngột mưa to trên quãng đường từ Sao Đỏ đến thị xã Uông Bí, quãng đường 50km như được kéo dài ra gấp đôi. 2 người ngồi sau đành chịu ướt, xếp balô quần áo và túi đồ điện tử vào giữa để tránh mưa. Ưu tiên vẫn số một vẫn là không thể để ướt thiết bị điện tử. Bản thân lái xe cũng bị ướt một phần. Dù sao chúng tôi vẫn thấy may mắn vì đã căng bạt cho xe trước khi đi, không thì cũng đúng là không biết phải trú vào đâu. Mưa tạnh ráo, cũng chính là khi chúng tôi đi qua đoạn đường xấu nhất: Uông Bí - Hạ Long. Quãng đường này dành cho Jeep thử độ lún giảm xóc. Cứ thử đi Jeep với tốc độ 40km/h vào ổ trâu, bạn sẽ biết cảm giác bay là như thế nào. Người ngồi ghế phụ và hàng ghế sau đều bám chặt vào khung xe và dây nắm tay trên Jeep để đảm bảo không bị bay ra khỏi xe. Khói dầu xe tải, bụi bẩn từ mặt đường bốc lên cay xè mắt những người ngồi trong khoang lái. Gió bụi trong chuyến đi làm cả đoàn đều mệt nhoài. Sau khi hoàn thành quãng đường 170km với Jeep, chỉ có một kết luận, chiếc xe không dành để đi xa. Chiếc xe từng được một số dân chơi phong danh hiệu mỹ miều : "Vua địa hình" hiện nay có lẽ hợp nhất với công việc diễu phố mà thôi.
"Vua địa hình" hiện nay có lẽ hợp nhất với công việc diễu phố mà thôi
Jeep hiện nay khá đa dạng về giá. Từ 200 triệu đến 400 triệu đều có thể mua được Jeep. Như chiếc xe chúng tôi đang sử dụng trong bài viết có giá 300 triệu đồng. Jeep cũng có những hội chơi, tiêu biểu như hội Jeep Hà Nội, Jeep Đà Nẵng và Jeep Sài Gòn. Các hội chơi Jeep này đều có những hoạt động offline, offroad thường xuyên và cả những buổi từ thiện quy mô nhỏ. Jeep khó đi, khó chiều hay hỏng vặt và cần nhiều thời gian để làm quen. Thuần hóa một chàng trai ngỗ ngược nhiều lúc cũng đem lại sự tự hào cho bản thân. Đi Jeep để chứng tỏ một đẳng cấp với số tiền không quá lớn cho một chiếc ô tô. Bạn có muốn thử không?
Video vận hành xe Jeep:
Một số hình ảnh chi tiết Jeep A2 Mỹ:
"Chìa khóa" của Jeep
"Khoang lái mở" của chiếc xe
Dây an toàn của Jeep tương tự như dây an toàn trên máy bay
Jeep có ghế sau hẹp, chỉ đủ chỗ cho 2 người ngồi
Theo autopro
Bầu Đức chi 1,3 tỷ mua bộ đàm cho trọng tài Mong muốn giúp trọng tài có được sự liên lạc tốt trong trận đấu, bầu Đức quyết định tự bỏ tiền túi ra để trang bị bộ đàm cho giới cầm còi. Kể từ vòng 16 giải V-League và hạng Nhất cuối tuần này, các trọng tài sẽ được trang bị bộ đàm có tổng trị giá 1,3 tỷ đồng từ tay của...