Trong năm nay phải giải quyết dứt điểm những tồn tại trong việc xét tuyển giáo viên diện hợp đồng lâu năm tại Hà Nội
Đây là một trong những nội dung mà Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 của ngành GDĐT Hà Nội, được Sở GDĐT Hà Nội tổ chức sáng 12/8.
Trong năm học 2018-2019, ngành GDĐT Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, thành lập mới 77 trường học với 38 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 15 trường THCS, 7 trường THPT.
Trong công tác dạy và học, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, giữ vững chất lượng giáo dục đại trà và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được nâng cao về chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn. Tăng cường hội nhập quốc tế trong GDĐT; nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động hợp tác quốc tế trong các cơ sở giáo dục; Tổ chức thành công kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng năm 2019.
Công tác giáo dục kỹ năng sống, phòng chống bạo lực học đường; Công tác thi và tuyển sinh đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, toàn Thành phố có hơn 1 triệu trẻ em mầm non và tiểu học (87,7%) tham gia chương trình Sữa học đường nhằm Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.
Các đơn vị nhận cờ thi đua xuất sắc
Trong năm học 2019-2020, ngành GDĐT Thủ đô đặt ra 8 nhiệm vụ chủ yếu cho năm học, đồng thời đưa ra 8 giải pháp thực hiện 8 nhiệm vụ này. Trong đó, Hà Nội tiếp tục thực hiện các giải pháp đổi mới chương trình giáo dục, công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục. Tiếp tục rà soát sắp xếp mạng lưới trường lớp, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Video đang HOT
Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và tăng nguồn lực đầu tư. Đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông từ THCS; Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Cùng đó, tập trung nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDĐT. Và chú trọng nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đánh giá cao những kết quả mà ngành Giáo dục Thủ đô đã đạt được trong năm học vừa qua, đồng thời nhấn mạnh một số công việc cần triển khai từ bây giờ.
Trong triển khai đổi mới chương trình dạy và học có trách nhiệm lớn của UBND các tỉnh/thành phố, căn cứ vào thực tế chọn chương trình giảng dạy, sách giáo khoa cho học sinh học. Vì vậy, lãnh đạo Sở GDĐT, Phòng GDĐT, Ban Giám hiệu của hệ thống các trường trong toàn Thành phố sớm thành lập hội đồng do Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng để có thể nghiên cứu, đánh giá, tham mưu, đề xuất cho thành ủy, UNBD Thành phố để triển khai chương trình. Cuối cùng là để đạt mục tiêu các “sản phẩm” đào tạo phải có sức khỏe, coi trọng vấn đề đạo đức, kiến thức và tri thức, đáp ứng cho đất nước và yêu cầu hội nhập.
Tiếp tục các chương trình hợp tác với các tổ chức giáo dục ở trong khu vực và thế giới để đưa giáo dục Thủ đô hội nhập, bằng các chương trình song bằng, song ngữ… và làm sao để tích hợp 2 chương trình lại, các nước đã làm thành công và chúng ta nên nghiên cứu để thực hiện.
Triển khai các chương trình theo tinh thần Nghị quyết của UBND Thành phố như chương trình Sữa học đường, các chương trình đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất… Lãnh đạo Sở GDĐT cần chỉ đạo lãnh đạo các Phòng GDĐT, cấp ủy, chính quyền các quận, huyện… sớm hoàn thành chương trình mở rộng, xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các trường, phòng học đạt chuẩn quốc gia, cao hơn chuẩn quốc gia tạo ra môi trường, điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho các em học tập.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng chỉ đạo lãnh đạo Sở GDĐT phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ, lãnh đạo các quận, huyện, trong năm nay phải giải quyết dứt điểm những tồn tại trong việc xét tuyển các giáo viên diện hợp đồng nhiều năm; qua rà soát, hiện còn tồn đọng gần 3.000 trường hợp trong gần 20 năm nay, tới đây phải giải quyết dứt điểm.
Xây dựng một hệ thống giáo dục Thủ đô không để mất cân bằng, giữa nội thành với ngoại thành; giữa các trường chất lượng cao với các trường thường… để tạo ra một hệ thống các trường tương đương, dần dần giảm được trái tuyến… Với một cơ chế ở Thủ đô, khuyến khích lãnh đạo Sở GDĐT và lãnh đạo một số trường chất lượng cao mạnh dạn đề xuất cơ chế thực hiện.
Ông Nguyễn Đức Chung cũng bày tỏ, trong năm học mới này, thầy và trò tất cả các trường trên địa bàn Thủ đô nhìn thẳng vào những tồn tại, những gì còn gây ra bức xúc như bạo lực học đường, bức xúc trong dư luận; chúng ta cũng cần phải lấy chính những bài học từ những gì đã xảy ra trong hệ thống giáo dục của các tỉnh thành khác để từ đó rút ra bài học cho mình, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô.
Khánh Vân
Theo toquoc
Hà Nội sẽ công bố danh tính trường quốc tế và trường có yếu tố nước ngoài
Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ công bố danh tính các trường quốc tế và trường có yếu tố nước ngoài để toàn thể nhân dân, cha mẹ học sinh biết được và có cơ sở chọn lựa.
Chia sẻ bên lề hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 diễn ra sáng nay 12/8, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, theo thống kê đến thời điểm này Hà Nội mới chỉ có 11 trường quốc tế. Các trường còn lại chỉ có yếu tố nước ngoài chứ không gọi là trường quốc tế.
Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng
Ông Quang cũng cho rằng, tên gọi về trường học phải đúng quy định. Điều này đã được cụ thể hoá trong Nghị định 86/2018/NĐ-CP về việc đặt tên trường. "Trong quyết định thành lập trường của chúng tôi không có chữ "quốc tế" mà cứ đưa thêm từ này vào, "mạo danh" để thu hút học sinh là sai. Chúng tôi sẽ yêu cầu các đơn vị này bỏ các từ mạo danh để tránh gây hiểu nhầm cho cha mẹ học sinh", ông Quang nói.
Sau khi rà soát, trường nào vi phạm sẽ xử lý theo đúng quy định.
Theo ông Quang, việc luật hoá tên gọi các trường là cần thiết và cần có cả chế tài xử phạt. Song, khó khăn hiện nay là chúng ta chưa có định nghĩa đầy đủ về trường quốc tế, đồng thời chưa có chế tài xử lý những đơn vị vi phạm. Do đó, hiện nay địa phương vẫn phải tự vận dụng các điều kiện để xử lý.
Ông Quang cũng cho biết, vụ việc xảy ra tại Trường Gateway là sự việc đau lòng, lần đầu xảy ra trên địa bàn thành phố. Qua sự việc này, Sở GD-ĐT yêu cầu các phòng GD-ĐT, các đơn vị trường học cần rà soát, chấn chỉnh ngay công tác đảm bảo an toàn cho học sinh, nhất là đối với các trường mầm non, tiểu học, kiên quyết không để xảy ra các vụ việc tương tự trên địa bàn.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Học sinh sẽ hạnh phúc nhất khi được học ở gần nhà, gần bố mẹ Chúng ta cứ nghĩ đưa tất cả học sinh đến ở bán trú tại trường là tốt nhưng thực tế các em có thể gặp nhiều vất vả, khó khăn trong cuộc sống. Chia sẻ trên được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đưa ra tại Hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với...