Trong “môi trường” lãi suất thấp, ngân hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất?
Trong môi trường lãi suất thấp, Techcombank được đánh giá là ngân hàng hưởng lợi nhiều nhất.
Hình ảnh tại Ngân hàng Techcombank. Ảnh: Quý Hòa.
Theo đánh giá của Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư SSI Research, hoạt động kinh doanh trái phiếu của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã TCB) được hưởng lợi chính từ môi trường lãi suất thấp, vì nhiều doanh nghiệp lớn tiếp tục phát hành trái phiếu trong vòng 2-3 năm tới. Trong khi đó, Techcombank đã hoàn thành việc thiết lập hệ thống để phân phối cho khách hàng bán lẻ.
Theo Bảng xếp hạng thị phần môi giới trái phiếu quý III/2020 do Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM công bố, Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) tiếp tục dẫn đầu với thị phần với 63,97%.
Quý III/2020, thu nhập từ phí của Techcombank được thúc đẩy từ kinh doanh trái phiếu. Thu nhập phí ròng của Techcombank đạt 1.200 tỉ đồng, tăng 80,2% so với cùng kỳ trong quý III/2020. Điều này được thúc đẩy bởi mức tăng trưởng mạnh mẽ của thu nhập phí từ dịch vụ thanh toán ngân hàng truyền thống ( 24,2% so với cùng kỳ), cũng như phát hành trái phiếu ( 202% so với cùng kỳ), phân phối trái phiếu ( 312% so với cùng kỳ), và quản lý quỹ ( 31% so với cùng kỳ).
Quý III/2020, Techcombank đã phân phối 23.100 tỉ đồng trái phiếu do khách hàng doanh nghiệp bán buôn phát hành cho các nhà đầu tư đại chúng, nâng tổng số lên 56.400 tỉ đồng tính từ đầu năm ( 43% so với cùng kỳ). Số lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành qua Techcombank trong quý III/2020 đạt 17.100 tỉ đồng ( 235% so với cùng kỳ).
Tại thời điểm cuối quý III/2020, Techcom Capital đang quản lý Quỹ trái phiếu Techcom (TCBF) với tổng giá trị là 18.400 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 91% thị phần quỹ trái phiếu. Vai trò của các công ty con bao gồm Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương và Techcom Capital ngày càng tăng. Các công ty con này là những đơn vị chủ chốt mang lại 54,3% tổng thu nhập phí và 18,9% tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất trong 9 tháng đầu năm 2020, so với mức lần lượt là 45,3% và 15,2% trong năm 2019.
Video đang HOT
Với môi trường lãi suất thấp tiếp tục duy trì, SSI Research cho rằng rằng hoạt động kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của Techcombank sẽ phát triển mạnh do nhiều doanh nghiệp lớn có nhu cầu phát hành nợ. Hơn nữa theo SSI Research, Techcombank đã vượt xa các công ty cùng ngành với hệ thống phân phối các sản phẩm đầu tư hiệu quả đối với khách hàng cá nhân.
Về kết quả kinh doanh, quý III/2020 Techcombank đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Cụ thể, tổng kết quý III Techcombank thu về hơn 5.147 tỉ đồng thu nhập lãi thuần và hơn 3.180 tỉ đồng lãi sau thuế, tăng trưởng lần lượt 38,2% và 23% so với cùng kỳ 2019.
Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào 'hời' nhất?
Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mà các ngân hàng đua nhau giảm lãi suất huy động trong thời gian gần đây.
Lãi suất tiếp tục lao dốc
Ngay trong đầu tháng 12, ba ông lớn của ngành ngân hàng là BIDV, Agribank, VietinBank đồng loạt giảm lãi suất tiết kiệm tại nhiều kỳ hạn.
Theo đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) vừa áp dụng biểu lãi suất huy động mới nhất theo hướng giảm tiếp ở các kỳ hạn. Mức giảm từ 0,1 - 0,2 điểm % so với biểu lãi suất trong tháng 11.
Xu hướng giảm lãi suất huy động tiếp tục được các ngân hàng thực hiện
Cụ thể, lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 - 2 tháng giảm về 3,1%/năm; kỳ hạn 3 - 5 tháng còn 3,4%/năm; kỳ hạn từ 6 - 11 tháng 4%/năm. Hiện mức lãi suất gửi cao nhất tại Vietinbank chỉ còn 5,6%/năm cho các kỳ hạn dài từ 12 - 36 tháng, thay vì mức 5,8%/năm như trước đó.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng điều chỉnh lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn theo hướng giảm. Mức giảm cao nhất ở lần điều chỉnh này là 0,2 điểm % so với biểu lãi suất trước. Theo đó, lãi suất tiền gửi từ 1 - 2 tháng còn 3,1%/năm; kỳ hạn từ 6 - 9 tháng còn 4%/năm và mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng này cũng chỉ còn 5,6%/năm cho khách gửi từ 12 - 36 tháng.
Một "ông lớn" ngân hàng khác cũng tham gia vào làn sóng hạ lãi suất tiền gửi đợt này là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Khách gửi tiết kiệm kỳ hạn 6-11 tháng được hưởng lãi suất 4%/năm; kỳ hạn từ 12-24 tháng lãi suất 5,6%/năm..., giảm 0,2 điểm % so với biểu lãi suất trước đó.
Vietcombank - ngân hàng còn lại trong nhóm "Big 4" vẫn giữ nguyên mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn một năm ở 5,8%, nhưng giảm 0,2 điểm % với kỳ hạn dài 24 tháng và 36 tháng xuống lần lượt 5,7% và 5,4%. Hiện nay, mức lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy của Vietcombank theo niêm yết là 5,8% với kỳ hạn 12 tháng.
Trước đó vào giữa tháng 11, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 4,5%/năm; lãi suất cho vay bằng USD phổ biến ở mức 3,0 - 4,5%/năm cho ngắn hạn và từ 4,2 - 6%/năm cho trung, dài hạn.
Nhìn chung hiện lãi suất cho vay đang ở mức thấp chưa từng có và đã giảm 2,5 điểm phần trăm so với thời điểm năm 2016.
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào đang cao nhất?
Theo thống kê, trên thị trường hiện nay, lãi suất huy động cao nhất đang được công bố là 8,4%/năm tại Eximbank với các khoản tiền gửi có giá trị trên 500 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng hoặc 24 tháng và 7,2% với kỳ hạn 12 tháng.
Sau Eximbank, Ngân hàng Phương Đông (OCB) có lãi suất cho khoản tiền gửi từ kỳ hạn 13 tháng với giá trị trên 500 tỷ đồng là 8,2%/năm. Với Maritime Bank (MSB), lãi suất với kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng cho khoản tiền gửi trên 200 tỷ đồng là 8,0%, trong khi dưới 200 tỷ là 6,4%/năm.
Một số ngân hàng khác có lãi suất tiền gửi cao đáng chú ý khác như LienVietPostBank - 7,9%/năm, Ngân hàng Bản Việt - 7,5%/năm, Ngân hàng Á châu (ACB) - 7,4%/năm, Ngân hàng Quốc dân (NCB) - 7,3%/năm, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) - 7,3%/năm...
Người dân rút tiền tại ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp?
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết tiền gửi huy động của các ngân hàng thương mại vẫn tăng, nên việc rút ra vẫn ít hơn so với người gửi vào trong những tháng gần đây
Đây là câu hỏi được đặt ra với đại diện Ngân hàng Nhà nước trong phiên Họp báo Chính phủ hôm 2/12 vừa qua.
Trả lời câu hỏi này, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, do lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm, người gửi tiền đã rút tiền ra mua trái phiếu doanh nghiệp. Về phía Ngân hàng Nhà nước cũng đã biết việc này và việc rút tiền của người gửi tiền ra đầu tư cái gì là do quyền của người gửi tiền. Cùng đó, việc đầu tư mua trái phiếu bao nhiêu cũng là do các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, hiện nay việc tăng trưởng tiền gửi 10 tháng của năm vẫn là 10,65%, tăng nhanh hơn cả chỉ số tín dụng của nền kinh tế.
"Những tháng gần đây, tiền gửi huy động của các ngân hàng thương mại vẫn tăng, nên việc rút ra vẫn ít hơn so với người gửi vào.
Còn việc nhà đầu tư là người dân rút tiền ra để cho vào trái phiếu doanh nghiệp, Nghị định cũng như các văn bản hướng dẫn đều theo tinh thần là hạn chế nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu riêng lẻ, làm sao để việc mua trái phiếu đó đảm bảo an toàn cho cả doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu của mình", ông Tú cho biết.
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay? Gửi tiền tại ngân hàng nào để hưởng lãi suất cao nhất trong bối cảnh các ngân hàng dư tiền và liên tục giảm lãi suất huy động? Gửi tiền tại ngân hàng nào để hưởng lãi suất cao nhất trong bối cảnh các ngân hàng dư tiền và liên tục giảm lãi suất huy động? Ảnh minh họa Trong bối cảnh hệ...