Trong lúc châu Âu ‘ngủ say’, Putin biến Matxcơva thành trung tâm chính trị thế giới
Matxcơva một lần nữa trở thành trung tâm của chính trị thế giới nhờ vào việc người đứng đầu Điện Kremlin chấp nhận rủi ro và đảm bảo cho Nga vị thế của một cường quốc thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trở thành người chiến thắng về địa chính trị – theo chuyên gia Mathias Bruggmann của tờ Handelsblatt. Theo ông, lãnh đạo Điện Kremlin đã mạo hiểm và bảo đảm quyền lực trong nước, đồng thời khẳng định vị thế của Nga trên trường thế giới trong chính sách đối ngoại.
Ngày nay, thủ đô Nga một lần nữa trở thành trung tâm của nền chính trị thế giới – ông Bruggmann viết. Những lời của cựu Tổng thống Mỹ Barack Onama, người từng gọi Nga – quốc gia rộng lớn – chỉ là một cường quốc khu vực, và coi thường Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã bị lãng quên từ lâu. Người đứng đầu Điện Kremlin “ một cách cực kỳ thông minh” đã mở đường đưa đất nước mình tiến đến vị thế của một cường quốc thế giới.
Trong lúc châu Âu ‘ngủ say’, Putin biến Matxcơva thành trung tâm chính trị thế giới. (Ảnh: Reuters)
Ông Putin đã tận dụng rất tốt yếu tố NATO chưa sẵn sàng kiềm chế nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad bằng cách thiết lập khu vực cấm bay qua Syria. Cùng với Iran, Nga đã giúp ông Assad giữ được quyền lực. Sau khi Crưm được sáp nhập về với “ đất mẹ“, Nga đã trở thành “ nhân tố quyền lực” thực sự trong khu vực.
Tại Libya, Điện Kremlin đang giữ tất cả các “ thẻ bài“, theo chuyên gia, với sự trợ giúp của “ hàng nghìn binh sĩ Nga, sự chia rẽ ở châu Âu và sự thiếu quyết đoán của Mỹ“. Trước khi lực lượng không quân Nga xuất hiện tại Syria vào cuối mùa hè năm 2015, Nga trên thực tế không hề có mặt tại Trung Đông – tác giả lưu ý.
Video đang HOT
Do sự tan rã của Liên Xô, sự suy thoái kinh tế mạnh mẽ và việc đóng cửa các căn cứ quân sự cũ ở nhiều quốc gia, quyền lực của Matxcơva đã bị suy giảm nhanh chóng, và đôi lúc siêu cường lại hóa thành “ người lùn” địa chính trị. Tuy nhiên, ông Putin đã chấp nhận rủi ro lớn, và ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro, người đó sẽ giành chiến thắng – tờ Handelsblatt viết. Các hoạt động quân sự của Matxcơva giữa thời điểm kinh tế khó khăn có thể không làm hài lòng nhiều người trên toàn bộ lãnh thổ Nga từ Kamchatka đến Kaliningrad.
Tuy nhiên đến giờ, ông Putin, người vừa bảo đảm quyền lực của mình trong những năm tới với sự giúp đỡ của việc “ cải tổ” đất nước, vẫn đang đứng trên cao – ấn phẩm tiếp tục. Trò chơi của ông ở Libya và Syria sẽ được đền đáp bằng dầu và nguồn vốn phương Tây để khôi phục các quốc gia Trung Đông. Bây giờ, khi Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn cố gắng mang lại hòa bình cho các điểm nóng xung đột quân sự quan trọng nhất, bà đang tới Matxcơva, và sẽ sớm phải ghé qua Ankara thường xuyên hơn vì mục tiêu này – tác giả bài viết tin tưởng.
Theo ý kiến của chuyên gia, những người thay thế các đế chế Sa hoàng và đế chế Ottoman hiểu được tầm quan trọng của địa chính trị – không giống như châu Âu. Châu Âu không còn lao vào chiến tranh, giống như một người mộng du, như vào năm 1914, nhưng lại “ leo lên một toa giường nằm để hướng đến thứ không mấy giá trị về địa chính trị“.
Mỹ và Trung Quốc đang phải giải quyết các vấn đề thương mại, trong khi giữa Mỹ và Nga là các vấn đề địa chính trị. Còn châu Âu lại chỉ đang cung ứng cho những nạn nhân của khủng hoảng và chiến tranh. “ Đã đến lúc thức dậy!” – chuyên gia của Handelsblatt kêu gọi người châu Âu.
VĂN ĐỨC (Nguồn: Handelsblatt)
Theo vtc.vn
Tổng thống Putin: Vai trò dẫn đầu của phương Tây sắp kết thúc, cơ chế như G-7 vô nghĩa nếu thiếu Trung Quốc, Ấn Độ
Tổng thống Putin khẳng định vai trò dẫn đầu của phương Tây sắp kết thúc và các nhóm quốc tế không còn nhiều ý nghĩa nếu thiếu đi Trung Quốc và Ấn Độ.
"Tôi nghĩ mọi người đều rõ ràng và Tổng thống Pháp Macron gần đây cũng nói trước công chúng rằng vai trò dẫn đầu của phương Tây đang kết thúc. Tôi không thể tưởng tượng một tổ chức quốc tế hoạt động hiệu quả mà không có Trung Quốc và Ấn Độ", ông Putin nói tại Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF) ở Vladivostok, Nga hôm 5/9.
Tuần trước, tại hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Pháp, Tổng thống Macron khẳng định thời kỳ thống trị của phương Tây sắp kết thúc do những thay đổi địa chính trị toàn cầu.
Tổng thống Vladimir Putin, Thủ tướng Narendra Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
"Chúng ta đang chứng kiến sự kết thúc của chủ nghĩa bá quyền phương Tây trên thế giới. Trung Quốc đã vươn lên và Nga đang đạt được những thành công lớn trong chiến lược của mình", ông Macron nói.
Nhà lãnh đạo Pháp cho rằng giờ là thời điểm suy nghĩ nghiêm túc về mối quan hệ với Nga bởi nếu không có Matxcơva, không thể xây dựng một cấu trúc an ninh mới ở châu Âu.
Cũng tại EEF, khi được hỏi về lời đề nghị tham gia hội nghị thượng đỉnh G-8 tiếp theo với tư cách khách mời được Tổng thống Trump đưa ra tại G-7 mới đây, ông Putin hỏi ngược lại rằng G-8 sẽ diễn ra ở đâu.
Khi nhận được đáp án ở Mỹ, vị Tổng thống Nga gợi ý các nhà lãnh đạo G-7 nên nhóm họp ở Nga, nơi hội nghị G-8 cuối cùng diễn ra trước khi Nga bị trục xuất khỏi nhóm này.
"Chúng tôi mở cửa và nếu các đối tác của chúng tôi tới đây, chúng tôi sẽ rất vui mừng", ông Putin quả quyết.
G-7 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Italia và Nhật Bản. Nga gia nhập vào cuối những năm 1990 tạo nên G-8, nhưng bị trục xuất năm 2014 sau khi sáp nhập Crưm.
Tầm quan trọng của G-7 trên trường thế giới đang bị đặt dấu hỏi vì thiếu vắng nền kinh tế thứ 2 thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, được dự đoán sẽ vươn lên ngôi thứ 3 thế giới trong tương lai gần.
(Nguồn: RT)
SONG HY
Theo VTC
Ông Putin khai trương chuyến tàu hỏa lần đầu tiên nối Nga với Crimea Tổng thống Vladimir Putin hôm 23/12 khai trương tuyến đường sắt nối liền hai thành phố lớn nhất của Nga đến Crimea. "Công sức, tài năng, quyết tâm và trí tuệ, các kỹ sư đã cho thấy rằng Nga có thể thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô thế giới như vậy. Đây là cây cầu dài nhất không...