Trồng loại cây gì ở Hà Nội?
Những năm 1925-1935 , Hà Nội là 1 trong 3 thành phố đẹp nhất châu Á cùng với Tokyo và Thượng Hải và được xây dựng theo những bản vẽ thiết kế do những nhà quy hoạch đô thị tài hoa bậc nhất đến từ nước Pháp.
Cần có quy hoạch cây xanh cụ thể để đảm bảo mỹ quan đô thị cho Thủ đô Hà Nội
Đi tìm loại cây phù hợp
Từ năm 1884, Hà Nội đã có những bản thiết kế đường phố đầu tiên do các kỹ sư công chính lập ra để từng bước thay đổi diện mạo của kinh thành hoang phế phương Đông đã bị lãng quên. Cây đầu tiên được trồng theo chỉ dẫn tại Hà Nội là phượng vĩ trên phố Tràng Tiền – Hàng Khay. Tuy vậy loại cây này có nhiều muỗi và ve sầu kêu đinh tai vào mùa hè đã sớm bị thay thế. Để tìm kiếm các loại cây, hoa trồng trong đô thị thích hợp hơn, năm 1988, người Pháp lập “Jardin d’essal” (Vườn thí nghiệm thực vật) rộng 33ha, người Việt vẫn gọi là vườn Bách Thảo.
Năm 1897, Hà Nội có văn bản xóa bỏ nhà lá quanh các phố quanh hồ Gươm, phải xây nhà gạch thẳng hàng, có rãnh thoát nước… Năm 1902, thành phố treo biển tên phố, đánh số nhà. Năm 1903, thành phố quy định cây xanh chỉ trồng trên các phố có vỉa hè rộng hơn 3 mét trở lên và phải tuân theo tiêu chí: có bóng mát, bảo đảm mỹ quan, không có nhựa và khí độc hại, không đổ trước các trận bão vừa phải… Phạt tiền người nào phá hoại cây trên phố và phải trồng lại đúng giống cây đó. Ban đầu, trồng thử xà cừ ở Bách thảo và chỗ đất trống chung quanh. Xà cừ có ưu điểm lớn nhanh, bóng mát rộng… Tuy vậy, các nhà thực vật phát hiện ra giống cây này có nhược điểm là không chịu được ở khu vực đất trũng, rễ cây ăn ngang gây nguy hiểm cho các nhà mặt phố, đồng thời rễ nông, dễ đổ khi mưa bão lớn. Trong khi các giống bản địa: sấu, sao, muồng, cơm nguội, sưa… lại có ưu điểm là rễ cọc, tán gọn, thân thẳng, chống chọi được với gió.
Thành phố cho trồng mỗi phố một loài để tạo kiến trúc phong cảnh. Ở các phố phía nam hồ Gươm và các phố lớn quận Ba Đình, hay các phố Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, đầu phố Bà Triệu, cuối phố Đinh Tiên Hoàng… chỉ trồng sấu, Lý Thường Kiệt trồng cơm nguội, nửa trên phố Lò Đúc trồng cây sao đen… Ngày đó, cây hoa sữa được trồng nhiều nhưng nếu ngửi thường xuyên thì là cực hình và thu hút nhiều muỗi, sâu bọ.
Tính đến năm 1954, Hà Nội có 1.512 cây sấu chiếm tới 60% trong tổng số cây xanh ở 4 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa. Song có một điều khó hiểu là cây xà cừ có nhiều nhược điểm lại được trồng khá phổ biến sau 1954. Cuối thời bao cấp, lấy lý do giống cơm nguội hay bị sâu bên trong thân gây nguy hiểm nên họ đã chặt gần hết để thay vào đó là phượng.
Video đang HOT
Tăng cường quản lý, bảo vệ cây xanh
Năm 1995, diện tích Hà Nội 921,8 km2, gồm 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Tổng số có hơn 200.000 cây xanh thuộc 46 giống loài. Một số loại cây được Công ty lựa chọn trồng trên đường phố là: trẹo, sưa, sữa, phượng, sao đen, lát hoa, bằng lăng tím, long não, sấu, tếch, nhội, me… và vẫn là xà cừ. So với tiêu chuẩn cây xanh đô thị thì hai tiêu chuẩn tán cây có khả năng quang hợp cao và thẩm mỹ thì các loại cây này chưa đạt. So với 1954, sau hơn 40 năm, diện tích nội thành Hà Nội tăng gấp 3,5 lần, dân số tăng gần gấp 5 lần, số cây xanh tăng hơn 13 lần …
Từ trước 1990, mỗi năm Hà Nội trồng được 3.000- 4.000 cây, nhưng từ sau năm 1991 tổng số cây xanh trồng tăng mỗi năm gấp 5-7 lần. Cùng thời gian này diện tích nhà ở dân tự xây lên đến cả triệu mét vuông, bằng tổng số diện tích nhà ở do nhà nước xây dựng trong suốt 10 năm trước đó. Tuy phát triển nhanh như vậy, diện tích cây xanh mới đạt 2,3m2/ người. So với tiêu chuẩn đô thị cùng loại là 4-5m2 / người thì mới đạt một nửa.
Thống kê năm 2008, cây xanh đường phố Hà Nội có 44.225 cây, có nhiều loại cây tự phát không theo quy hoạch, các loài cây gỗ nhỏ, rễ nông, dễ gãy đổ khi gặp mưa gió, cây có quả gây mất vệ sinh môi trường, có nhiều sâu róm, cong xấu, chiều cao thấp che khuất tầm nhìn gây mất mỹ quan đô thị và an toàn giao thông. Các cây này cần được thay thế bằng các loài cây đảm bảo chất lượng, theo quy hoạch. Muốn có quy hoạch cây xanh thì cần có hồ sơ hiện trạng, thành phố từng đầu tư hàng tỷ đồng để đánh mã số: 44.225 cây và xây dựng phần mềm quản lý hệ thống cây xanh đô thị, tăng cường quản lý, bảo vệ và chăm sóc cây xanh.
Xem ra rất nhiều việc quanh chuyện trồng cây để Hà Nội xanh hơn vẫn ở phía trước, nhưng nếu muốn có thay đổi căn bản thì phải có những phương pháp thực hiện mới mẻ. Điều đáng nói là những bài học mới lại có thể thấy trong những kinh nghiệm cũ đã từng thực hiện ở Hà Nội cách nay hơn 60 năm.
Huy Ánh – Mỹ Dung
Theo ANTD
Khai tử phải có lộ trình
Với những cây xăng không đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, không có cách khắc phục, cải tạo thì phải di dời, không cho hoạt động. Tuy nhiên, việc này cũng phải cân nhắc, tính toán một cách kỹ lưỡng.
Với những cây xăng không đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, không có cách khắc phục, cải tạo thì phải di dời, không cho hoạt động.
"Đồng ý với việc di dời các cây xăng ra ngoài khu vực nội thành, nhưng phải có lộ trình và tính toán, bởi sẽ gây khó cho người dân vì hiện nay các cây xăng trong khu vực nội thành Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu của người dân". Ông Trần Đắc Xuân - Giám đốc Công ty Xăng dầu khu vực 1 đã khẳng định như vậy trước đề xuất của Sở Công thương Hà Nội về "đóng cửa" một loạt cây xăng tại Hà Nội.
Ông có đồng ý với đề xuất của Sở Công thương Hà Nội về việc di dời, chấm dứt hoạt động của 12 cây xăng trên địa bàn, chủ yếu trong khu vực nội thành?
Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất này của Sở Công thương. Bởi hiện nay, có những cây xăng nằm ở vị trí không thuận lợi về giao thông, gần khu dân cư, hoặc thậm chí chưa đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định. Với những cây xăng không đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, không có cách khắc phục, cải tạo thì phải di dời, không cho hoạt động. Tuy nhiên, việc này cũng phải cân nhắc, tính toán một cách kỹ lưỡng.
Nếu đã mất an toàn, ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì còn phải tính toán gì nữa, thưa ông?
Sở dĩ phải tính toán vì hiện mật độ cửa hàng xăng dầu trong nội thành vốn đã rất thưa. Có lẽ chẳng đâu như Việt Nam khi mua xăng phải xếp hàng. Chưa kể, thời gian qua, khi thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng, cây xăng thường phải chịu thiệt, nhường cho các dự án khác, chứ không có chuyện dự án nhường cây xăng.
Một năm qua, các dự án mở đường, làm nhà cao tầng đã "lấy mất" 18 cây xăng. Nếu thực hiện việc dừng hoạt động một số cây xăng, chủ yếu trong khu vực các quận nội thành thì một số khu vực sẽ quá tải, ví dụ như cây xăng ở địa chỉ số 9 Trần Hưng Đạo.
Hoặc như khu vực quận Hoàn Kiếm hiện có 4 cây xăng, tất cả đều quá tải, nếu thực hiện như đề xuất của Sở Công thương, quận này sẽ mất đi thêm 1 cây xăng thì mức độ quá tải sẽ càng lớn. Có khi chỉ đến 15h chiều hàng ngày là hết xăng. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Do đó, việc "khai tử" cần cân nhắc, có lộ trình.
Vậy theo ông thì nên làm thế nào?
Hiện nay, 70% nhu cầu sử dụng xăng dầu là tại khu vực nội thành, trong khi các cửa hàng xăng dầu trong khu vực này chỉ chiếm 1/5 tổng số cây xăng trên toàn địa bàn thành phố. Người dân phải xếp hàng, chen chúc nhau mới mua được. Trong khi đó, ở khu vực các huyện ngoại thành, có những nơi, cây xăng dày đặc nhưng có người mua đâu.
Theo tôi, cần rà soát lại theo hướng tạo điều kiện cho những cây xăng khắc phục vi phạm để hoạt động tiếp, sau đó sẽ "khai tử" dần. Bởi nếu dừng ngay, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong vấn đề giải quyết vốn đầu tư, hợp đồng mua hàng, việc làm của người lao động... Trong khi, người dân có nhu cầu phải đi xa hơn, hoặc doanh nghiệp sản xuất phải mua xăng tích trữ giống như thời bao cấp. Đó là chưa kể đến tình huống sẽ "mọc" lên nhiều cây xăng bán thủ công thì càng nguy hiểm hơn.
Nhưng biết đâu, đề xuất của Sở Công thương lần này sẽ tạo điều kiện để quy hoạch mạng lưới cây xăng hợp lý hơn, an toàn hơn?
Để xây dựng một cây xăng trung bình phải mất 4 - 5 năm. Thậm chí, kể cả có trong quy hoạch thì quy hoạch đó cũng rất chung chung hoặc chỉ mang tính định hướng về khu vực chứ không cụ thể. Có khi tìm đến nơi thì mới biết vị trí đó lại thuộc đất dự án khác, chứ làm gì có đất "sạch" để xây dựng cây xăng.
Ngoài ra cũng cần tính đến tương lai, người dùng xe ô tô sẽ nhiều lên, những cửa hàng nhỏ, không đảm bảo hoạt động, ATGT... thì phải di chuyển, dừng hoạt động hoặc chỉ cung cấp xăng cho người đi xe máy và điều này cũng phải tính toán trong quy hoạch.
Cảm ơn ông!
Theo Giao Thông Vận Tải
Thu hồi "đất treo" xây trường học Theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Vũ Hồng Khanh vừa ra quyết định thu hồi gần 12.633 m2 đất thuộc 2 dự án bất động sản chậm triển khai để ưu tiên đầu tư xây dựng trường học, nhà văn hóa. Nhiều trường học nội thành phải tận dụng...